Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý

3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Chuyên Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng / năm sinh: 03/09/1974

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường mầm non An Sinh

Điện thoại: 0978.985.719

4. Đồng tác giả (không có)

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Chuyên.

Tên đơn vị: Trường mầm non An Sinh.

Địa chỉ: An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương.

Điện thoại: 03203.527.237

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (chưa có)

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

 Điều kiện về nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: mốc thời gian sáng kiến được áp dụng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Kết quả khảo sát giáo viên khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn
Thời gian
Tổng số G/V
G/V tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong sinh hoạt tổ
Tham gia phát biểu nhưng còn ít
Không tham gia phát biểu ý kiến.
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Tháng 9/2014
20
4
20
9
45
7
35
 Từ bảng kết quả trên cho ta thấy số giáo viên tích cực tham gia phát biểu ý kiến thảo luận trong công tác sinh hoạt tổ chuyên môn còn thấp. Số giáo viên ít tham gia và không tham gia phát biểu ý kiến trong công tác sinh hoạt tổ còn cao. Điều đó chứng tỏ giáo viên chưa hứng thú khi tham gia công tác sinh hoạt tổ chuyên môn dẫn đến chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn không mang lại hiệu quả cao.
*Bảng 2: Kết quả dự giờ của giáo viên 
Năm học
Tổng số dự giờ GV
Loại tốt
Loại khá
Đạt yêu cầu
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Tháng 9/ 2014
20
4
20
11
55
5
25
 Qua điều tra thực trạng có thể thấy rằng kết quả dự giờ của giáo viên xếp loại tốt đạt tỷ lệ còn thấp. Với vai trò của người cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn và thực trạng nêu trên, nếu không sớm khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của ngành giáo dục. Vì vậy, chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Từ đó tôi đã đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non”như sau:
4. Các biện pháp thực hiện.
4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn và bồi dưỡng cho Tổ trưởng chuyên môn.
4.1.1.Lựa chọn và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn
 Để buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ đạt chất lượng cao thì người tổ tr­ëng chuyên môn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất, lựa chọn và bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó theo từng năm học. Việc bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau:
 - Tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyªn m«n v÷ng vµng, có uy tín đối với đồng nghiệp. Có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ.
- Biết cách xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- BiÕt tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. 
ơơ
 Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, nhà trường còn căn cứ vào kết quả giảng dạy, các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện để làm cơ sở bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Từ năm học 2013-2014 trở về trước hầu hết các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều có thành tích tốt về công tác chuyên môn. Bên cạnh đó hàng năm nhà trường còn cử các tổ trưởng đi học chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Sở giáo dục tổ chức như: Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ, tập huấn chuyên môn cấp học mầm non... Qua các đợt tập huấn này tổ trưởng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích luỹ được nhiều phương pháp hay giúp nhà trường quản lí điều hành hoạt động chuyên môn của tổ hiệu quả hơn.
4.1.2 Bồi dưỡng cho Tổ trưởng tổ chuyên môn
 Tổ trưởng chuyên môn là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khoẻ tốt được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý như Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Vì vậy tôi luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ theo tuần, tháng, năm học. Bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình thời gian biểu của các thành viên trong tổ, kiểm tra việc làm đồ dùng đồ chơi, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ, tham gia kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên theo sự điều động của Ban giám hiệu nhà trường. Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỹ năng đánh giá giá viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bồi dưỡng những kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho từng tuần, từng tháng và cả năm học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, tổ chức một chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc, kiểm tra đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
 *Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình giáo dục mầm non, chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các hoạt động học, của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu.
4.2. Biện pháp2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cho tổ trưởng tổ chuyên môn:
 Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “Kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường trong năm học. Tuy nhiên để có tính thống nhất cao các tổ cần phải xây dựng kế hoạch theo những nội dung cụ thể như sau:
4.2.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch:
 Việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn phải dựa trên kế hoạch chung của nhà trường,và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của Phó hiệu trưởng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của tổ. Khi xây dựng kế hoạch tôi chỉ đạo các tổ cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên trong tổ, điều kiện về cơ sở vật chấtTrong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới vào trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế.
4.2.2.Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng và năm học. 
 Đây là phần nội dung trọng tâm của kế hoạch. Vì vậy các tổ chuyên môn cần phải căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch của tổ sao cho hợp lý và đảm bảo được các nội dung quan trọng như:
+ Kế hoạch cụ thể từng tuần, tháng sao cho phù hợp với các chủ đề của năm học.
+ Kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động học.
+ Kế hoạch chuyên đề, hội giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện.
+ Viết SKKN cũng như tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên trong tổ.
+ Kế hoạch tổ chức hội thi.
+ Đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu chuyên môn, các danh hiệu cá nhân và tập thể theo năm học. Đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên trong tổ.
+ Phần điều chỉnh, bổ sung giành để bổ sung hoặc thay đổi đột xuất (nếu có).
Sau khi tổ trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng phải được thông qua tổ chuyên môn. Sau đó đưa lên Ban giám hiệu, Ban giám hiệu căn cứ dựa trên kế hoạch của nhà trường, xem xét, kiểm tra kế hoạch của từng tổ chuyên môn, góp ý, bổ sung để tổ chuyên môn hoàn thiện kế hoạch và đi vào tổ chức thực hiện. Hàng tháng tổ trưởng triển khai kế hoạch cụ thể từng tháng tại phiên họp thường kì của tổ. ( Ảnh 1 )
4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn
 Đây là nội dung quan trọng, vì nếu đổi mới được nội dung sinh hoạt mang đậm màu sắc chuyên môn sẽ tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. Đặc biệt là họp mang tính hình thức. Tôi đã chỉ đạo các tổ sinh hoạt đủ số lượng 2 lần/1 tháng và chỉ rõ cho các tổ lắm được việc sinh hoạt chuyên môn của tổ không chỉ là việc tập hợp các thành viên trong tổ lại để cùng nghe tổ trưởng triển khai nội dung mà sinh hoạt chuyên môn của tổ nên coi trọng bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên, giành nhiều thời gian cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm cho giờ dạy. Có thể sinh hoạt chuyên môn chỉ là một nội dung nhỏ cần được khắc phục. Qua việc nắm bắt chất lượng sinh hoạt chuyên môn của từng tổ tôi đã chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn với những nội dung như sau:
 4.3.1 Lựa chọn nội dung chuyên môn cần thảo luận. ( Ảnh 2)
 Nội dung sinh hoạt chuyên môn chủ yếu là thống nhất nội dung chương trình của chủ đề, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, những vấn đề còn vướng mắc trong khi soạn bài, thống nhất làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, các tình huống sư phạm trong khi tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi hay công tác chủ nhiệm lớp, công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
 Mỗi tháng tôi chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn 2 lần: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn lần thứ nhất tổ trưởng phải đưa ra một nội dung cần thảo luận cho buổi sinh hoạt chuyên môn lần thứ hai cụ thể các bước sinh hoạt có thể phác hoạ như sau: 
*Các bước sinh hoạt chuyên môn lần thứ nhất trong tháng: 
- Bước 1: Đánh giá công tác cũ của tổ.
+ Ưu điểm: Đánh giá ngắn gọn những kết quả đạt được.
+ Hạn chế: Nêu những mặt còn hạn chế cần khắc phục.
-Bước 2: Chọn nội dung cần thảo luận cho cuộc họp lần sau:
+ Nếu nội dung thảo luận về bài giảng khó thì cần: Chọn đề tài bải giảng, phân công giáo viên có năng lực soạn giáo án, phân công một giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, các giáo viên còn lại chuẩn bị các ý kiến cho bài giảng, sau đó lên kế hoạch tổ chức dạy thực hành trong tổ.
+ Nếu nội dung thảo luận về sự đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ thì cần: Chọn đề tài bài giảng, mỗi giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi đưa ra một hình thức tổ chức đổi mới khác nhau để lần sau cùng thảo luận.
+ Nếu nội dung thảo luận về một vướng mắc gì đó trong chuyên môn thì cần nói rõ nội dung vướng mắc trong phần nào. Từ đó mỗi giáo viên sẽ nghiên cứu cách giải quyết cho phù hợp để lần sau họp thảo luận và đi đến thống nhất.
+ Nếu nội dung họp thảo luận về các chuyên đề thì cần: nghiên cứu nội dung chuyên đề, cách thức thực hiện, cách tích hợp lồng ghép chuyên đề trong các hoạt động khác, lựa chọn đề tài dạy, phân công người báo cáo lý thuyết và người dạy thực hành để các giáo viên trong tổ cùng nhau dự giờ.
- Bước 3: Thống nhất và kết luận.
*Các bước tổ chức sinh hoạt chuyên môn lần thứ hai trong tháng.
- Bước 1: Thảo luận chuyên môn ( Thảo luận nội dung đã nêu ở cuộc họp lần thứ nhất). Tổ chức buổi sinh hoạt theo nội dung đã chuẩn bị. 
+ Căn cứ sự phân công chuẩn bị thảo luận ở lần họp thứ nhất cả tổ sẽ thảo luận bàn bạc theo nội dung đó.
+ Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, sâu sắc hay hời hợt sẽ quyết đinh chất lượng giảng dạy cao hay thấp. Cần phát huy tinh thần hợp tác chia sẻ kinh nghiệm ở mỗi giáo viên, phát triển năng lực của tất cả giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn. Đây là khâu khó và phức tạp cần có tinh thần hợp tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt là vai trò năng lực của người tổ trưởng tổ chuyên môn trong buổi sinh hoạt.
+ Sau khi thảo luận người chủ trì cuộc họp phải giải trình các ý kiến và thống nhất thực hiện.
- Bước 2: Triển khai công việc mới của tổ.
- Bước 3: Thông báo nội dung thảo luận chuyên môn cho cuộc họp lần sau:
+ Chuẩn bị đề tài cần thảo luận
+ Phân công công việc chuẩn bị cho buổi thảo luận.
- Bước 4: Thống nhất và kết luận.
 Để tạo được nề nếp sinh hoạt của các tổ một cách tự giác và trở thành thói quen, những buổi sinh hoạt đầu năm của các tổ, Ban giám hiệu nhà trường phải hướng dẫn, cùng tham dự sinh hoạt với giáo viên trong tổ để giúp giáo viên làm quen với cách thức đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn của tổ. Với quy trình tổ chức sinh hoạt tổ như trên qua áp dụng thực tế tại đơn vị tôi thấy rằng nó có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi giáo viên.Tạo ra động lực bắt buộc mỗi giáo viên phải tự giác tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn cụ thể của khối lớp mình phụ trách, qua sinh hoạt tổ mỗi giáo viên phải trình bày ý kiến của mình nên rèn được kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước đông người. Nội dung sinh hoạt thực sự có tác dụng thiết thực trong công tác chuyên môn của mỗi giáo viên.
4.3.2 Chỉ đạo đæi míi néi dung sinh ho¹t b»ng h×nh thøc tổ chức dự giờ giáo viên trong tæ. 
      Đây cũng là bước không kém phần quan trọng, vì khi dự giờ người dạy, chúng ta mới giúp giáo viên biết được mình cần phải chuyển tải những kiến thức cần thiết cho yêu cầu của bài dạy như thế nào là đủ với thời gian của từng hoạt động, những trò chơi nào củng cố kiến thức vừa học là phù hợp với đối tượng trẻ để đảm bảo tính vừa sức, vừa đảm bảo nguyên tắc động - tĩnh khi tổ chức các trò chơi. ( Ảnh 3)
     Ngoài ra, còn giúp giáo viên biết cách sử dụng đồ dùng như: cất, lấy, các thao tác của giáo viên về ánh mắt, cử chỉ, hiệu lệnh, biết thể hiện ngữ điệu lời nói để lôi cuốn trẻ tập trung chú ý.
 Đến phiên họp theo định kỳ tổ trưởng cho giáo viên lựa chọn một số bài dạy hay và khó, sau đó giao cho cả tổ soạn một giáo án chung. Có thể mỗi người soạn một phần hoặc riêng một bài. Sau đó mang ra tổ để thảo luận thống nhất thành một giáo án chung cho cả tổ. Tổ cử 1 đến 2 giáo viên dạy mẫu để cả tổ đi dự. Khi chọn giáo viên dạy thực hành, tùy vào từng lĩnh vực mà sẽ chọn giáo viên có khả năng tổ chức.
     Ví dụ:  Khi tổ chức dạy hoạt động Làm quen với toán, chọn giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt như: Biết phân phối thời gian cho từng hoạt động trong tiết dạy, hướng dẫn trẻ thực hành tốt các kỹ năng cơ bản. Xếp, cất đồ dùng theo đúng qui trình, biết kỹ năng tách, gộp, xếp xen kẽ, các thao tác đo. Bao quát lớp tốt, chuyển tiếp nhẹ nhàng, biết ước lượng kiến thức cần cung cấp, nhấn mạnh kỹ năng mới, chú ý đến các hoạt động cá nhân, biết tổ chức theo nhóm.
     Đối với hoạt động khám phá khoa học về hiện tượng thiên nhiên, Quê hương đất nước, chọn giáo viên trẻ, năng động phù hợp với các hoạt động khám phá. Những môn năng khiếu như tạo hình, phân công giáo viên khéo tay, riêng môn âm nhạc chọn giáo viên có năng khiếu thể hiện tốt tác phong âm nhạc nhưng có lúc tôi cũng tạo bước đột phá chọn giáo viên chỉ ở mức độ khá nhưng biết lắng nghe giai điệu bài hát mà thể hiện cảm xúc của mình qua ánh mắt, nụ cười, biết cách làm cho tiết học sinh động thu hút trẻ tập trung nghe cô hát. ( Ảnh 4) 
 Bên cạnh đó, tôi gợi ý giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong tiết dạy phù hợp với đề tài, phù hợp chủ đề và chỉ cần chuẩn bị một số lượng vừa đủ để có thể khai thác, sử dụng suốt trong các hoạt động ở tiết dạy. Nhưng để biết cách khai thác triệt để tác dụng đồ dùng, đồ chơi và để trẻ không nhàm chán thì khi chuyển từ hoạt động 1 sang hoạt động 2 giáo viên đưa ra thêm 1 hoặc 2 nhóm đối tượng khác hoặc thêm đồ dùng, đồ chơi cùng chủng loại nhưng có màu sắc đẹp để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
 Sau những giờ dạy mẫu đa số giáo viên đều rất hưởng ứng và tỏ ra hứng thú, say sưa góp ý và rút kinh nghiệm. Giáo án đã soạn chung để dạy “mẫu” được xem như là “chuẩn” để giáo viên trong tổ tham khảo và chuẩn bị giảng dạy cho tiết học đó các năm sau. Nếu có điều chỉnh bổ sung thì họp bàn để cùng thống nhất.
 4.3.3 Chỉ đạo các tổ đổi mới nội dung sinh hoat chuyên môn thông qua các buổi chuyên đề.
 Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác giảng dạy của giáo viên. Chuyên đề phải có báo cáo lý thuyết bằng văn bản, được dạy minh hoạ tuỳ theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng dự kiến ngay từ đầu năm học, phân công người có năng lực, năng khiếu về lĩnh vực nào thì dạy chuyên đề về lĩnh vực đó. Năm học 2014 - 2015, trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học của đơn vị, tôi đã hướng dẫn các tổ chuyên môn lựa chọn các nội dung phù hợp, cần thiết đối với tổ ở từng giai đoạn để triển khai, định hướng các tổ xây dựng các chuyên đề sinh hoạt như sau: 
Ví dụ: - Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
 - Chuyên đề giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong trường mầm non.
 - Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường.
 *Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
 Bước 1: Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt chuyên đề gồm có báo cáo lý thuyết và giáo án dạy minh hoạ. Phân công người báo cáo lý thuyết và người dạy thực hành.
 Bước 2: Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản trước các thành viên trong tổ. ( Ảnh 5)
Bước 3: Tổ chức dự giờ dạy minh họa: Khi giáo viên dạy chuyên đề tôi chỉ đạo các tổ nên đề giáo viên dạy một cách tự nhiên không nên lựa chọn trẻ. Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên trong tổ được tham dự chuyên đề.
 Bước 4: Rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa. Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy.
 Thông qua các buổi chuyên đề giúp cho các giáo viên trong tổ khi dự giờ đồng nghiệp giaó viên được học tập về chuyên môn nghiệp vụ, rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình lên lớp. Đánh giá được năng lực giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của nhóm lớp tại thời điểm tổ chức chuyên đề đồng thời cũng là căn cứ để tổ chuyên môn điều chỉnh kịp thời khả năng giảng dạy của giáo viên.
4.3.4. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng.
 Mỗi tháng tôi tham gia sinh hoạt cùng với mỗi tổ chuyên môn một lần để nắm bắt được tình hình hoạt động chuyên môn của từng tổ, đồng thời lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của chị em giáo viên để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với từng tổ. ( Ảnh 6)
 Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là một thành viên chứ không phải cán bộ quản lý đến giám sát buổi sinh hoạt của các tổ để tạo bầu không khí bình đẳng dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt. Không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, luôn lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trong tổ với thái độ trân trọng. Trong quá trình dự sinh hoạt tôi ghi chép các nội dung chính, hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc. Từ những thông tin thu thập sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, tôi chỉ đạo góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn yếu, phát huy điểm mạnh, năng lực sở trường của giáo viên để có thể nghiên cứu sâu hơn.
 Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng của nhà trường, tôi đều đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, đánh giá thi đua giữa các tổ để cuối năm học có khen thưởng cho các tổ chuyên môn làm tốt nhiệm vụ, khen thưởng cho nhóm giáo viên làm chuyên đề có giá trị. Những việc làm đó có tác dụng điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tổ chuyên môn và việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ có chất lượng, có hiệu quả thiết thực.
 4.4 Biện pháp 4: Kiểm tra công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn
          Tăng cường công tác kiểm tra là một hoạt động cần thiết trong viêc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. Đồng thời kiểm tra thường xuyên giúp Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên. Tôi đã tiến hành kiểm tra những nội dung cơ bản như sau:
           - Kiểm tra kế hoạch: Kế hoạch sinh hoạt tổ, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, kiểm tra hồ sơ tổ, đặc biệt là biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các tổ có sinh hoạt đủ số lượng 2 lần/1 tháng không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên môn không hay là triển khai các công việc mang tính hình thức qua loa.
          - Tiến hành kiểm tra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ để nắm bắt được chất lượng chăm sóc giáo dục của đội ngũ giáo viên, từ đó có biện pháp để yêu cầu tổ chuyên môn cần chấn chỉnh kịp thời.
 5. Kết quả đạt được
 Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Một số biện pháp chỉ đạo
đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn” nói trên dù còn gặp nhiều khó khăn song tôi cũng đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận cụ thể như:
 Về tinh thần thái độ của tổ trưởng và giáo viên
 Vai trò của t

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_cong_tac_sinh_hoat_to_chuye.doc