Một số bài viết thi HK1 môn Ngữ Văn 11

Cảnh cho chữ được tác giả gọi là ''một cảnh tượng xưa nay chưa từng có''. Mà đúng là chưa từng có thật. Bởi vì từ trước đến giờ, việc cho chữ, vốn là 1 hình thức của nghệ thuật viết thư pháp tao nhả và có phần đài các thường chỉ diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, thế nhưng ở đây nó lại được diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bần thỉu, hôi hám ''tường.gián''.

Không chỉ thế, người cho chữ lại là 1 người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng .Và với bút pháp tương phản bậc thầy NT đã làm bật lên sự đối lập về nhiều mặt. Trong bối cảnh chật hẹp của nhà tù vẫn có bó đuốc cháy đỏ rực thể hiện chí hướng cao cả của những con người, trong cái mùi hôi của không gian lại có mùi thơm của mực, đặc biệt là sâu trong trái tim của con người tưởng như là độc ác, tàn nhẫn đó lại là ''một tấm lòng trong thiên hạ''.

Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng”. Hình ảnh người tử tù trở nên lg lộng, uy nghi. Viên quản ngục và thầy thư lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì bỗng trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù. Điều đó cho thấy rằng: trong nhà tù tăm tối không phải những gì hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo, cái xấu đang thống trị mà chính là cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo nên cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách.

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài viết thi HK1 môn Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vướng xiềng xích mà lại là người tự do và đầy uy quyền nhất. Người đọc không chỉ thấy đây là cảnh tượng cho chữ mà là cảnh truyền ngôi thụ giáo. Đẹp hơn nữa, HC còn tguyết giáo cho VQN cải tà quy chánh . VQN cảm động vài người tù một vài, chắp tay nói một câu mà nước mắt rỉ vàokẽ miệng làm cho nghẹn ngào:”Kẻ mê mụi này xin bái lĩnh “ Đó là vẻ đẹp khí tiết của một nhân cách cao thượng và ở khả năng cảm hóa con người của HC.
 Nguyễn Tuân đã khắc họa nhân vật Huấn Cao thật tài tình , ở nhân vật này người đọc không chỉ thấy sự tài hoa của người nghệ sĩ mà còn là một con người có khí phách , khí tiết cao đẹp.Đó cũng là ước muốn của Nguyễn Tuân cũng như cái nhìn của ông : người nghệ sĩ không chỉ có tài mà còn phải có tâm có nhân cách đẹp.Vì vậy tác giả xây dựng nhân vật HC nhú tấm gương sáng để các thế hệ sau có cái nhìn về cái đẹp tài hoa và cái đẹp trong nhân cách, khí tiết và để lại cho người đọc một sự yêu mến , một sự ngưỡng mộ. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại ho nền văn học Việt Nam một tác phẩm đầy chất nhân văn .
ĐỀ 4
​
Cảnh cho chữ được tác giả gọi là ''một cảnh tượng xưa nay chưa từng có''. Mà đúng là chưa từng có thật. Bởi vì từ trước đến giờ, việc cho chữ, vốn là 1 hình thức của nghệ thuật viết thư pháp tao nhả và có phần đài các thường chỉ diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, thế nhưng ở đây nó lại được diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bần thỉu, hôi hám ''tường...gián''.
Không chỉ thế, người cho chữ lại là 1 người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng .Và với bút pháp tương phản bậc thầy NT đã làm bật lên sự đối lập về nhiều mặt. Trong bối cảnh chật hẹp của nhà tù vẫn có bó đuốc cháy đỏ rực thể hiện chí hướng cao cả của những con người, trong cái mùi hôi của không gian lại có mùi thơm của mực, đặc biệt là sâu trong trái tim của con người tưởng như là độc ác, tàn nhẫn đó lại là ''một tấm lòng trong thiên hạ''.
Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng”. Hình ảnh người tử tù trở nên lg lộng, uy nghi. Viên quản ngục và thầy thư lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì bỗng trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù. Điều đó cho thấy rằng: trong nhà tù tăm tối không phải những gì hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo, cái xấu đang thống trị mà chính là cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo nên cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách.
Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Chỉ sáng mai HC sẽ bị tử hình, nhưng chắc chắn rằng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ mãi còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với viên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái Đẹp gắn liền với cái Thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái Dũng. Hiện thân của cái Đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.
Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lg lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. ''Đó là âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ''. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quỵ lụy hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.
“Chữ người tử tù” không còn là “chữ” nữa, không chỉ là Mỹ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mỹ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí “duy mĩ” của Nguyễn Tuân
Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo trong việc tạo dựng hình tượng nhân vât chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân góc cạnh, sáng tạo và giàu tình cảm, cảm xúc dã mang người đọc đến với một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng- một khung cảnh cổ xưa.
ĐỀ 5
Hạnh phúc của một tang gia là tựa đề chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Ở chương này, Vũ Trọng Phụng miêu tả đám tang của cụ cố tổ, qua đó dựng lên một màn hài kịch với mâu thuẫn trào phúng, chân dung biếm hoạ có giá trị tố cáo sâu sắc. Làm nên giá trị của chương XV chính là nghệ thuật trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng
 Thuật ngữ nghệ thuật trào phúng Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn.
 Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích - Cuối chương XIV, theo lời nhờ vả của ông Phán, cháu rể cụ cố tổ, Xuân tóc đỏ đã chào ông Phán mọc sừng ! Lời chào đó đã khiến cụ cố tổ tức uất ức vì có cô cháu gái hư hỏng và lên cơn bệnh đến nỗi sắp chết. Xuân sợ hãi bỏ chạy như một thằng ăn cắp. Nhưng mọi người lại tưởng hắn là thầy thuốc chính hiệu vì giận nên đã quên hết lương tâm nghề nghiệp. Trong khi Xuân sợ hãi trốn tránh cả gia đình cụ cố tổ lại mang ơn Xuân vì làm cho cụ cố tổ chết. Cái chết của cụ đáp ứng sự chờ mong của mọi thành viên trong gia đình, vì từ đây họ có thể chia nhau cái gia tài kếch xù. Như vậy, một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình. Xuân càng trốn chạy sợ tội thì danh dự lại càng to thêm. Thật là đáng nực cười, đúng như tác giả viết, đó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt ban quần, v.v
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia gắn với đau khổ, mất mát nhưng ở đây lại diễn ra nghịch cảnh, mọi người trong đều hạnh phúc, mà niềm hạnh phúc ấy lại diễn ra muôn màu muôn vẻ :
+ Cụ cố Hồng vốn hiếu danh, thích được già để mọi người gọi là cố, sung sướng tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để được khen : Úi kìa, con giai nhơn đã già thế kia à !
+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành
+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài.
+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt
+ Cậu Tú tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh.
- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình. Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền. Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các huy chương và đủ kiểu râu ria. Gia đình, phố phường tưng bừng huyên náo như ngày hội. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma
- Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả. Đó là chưa kể đến việc lợi dụng đám tang để giải quyết việc hôn nhân cho cô Tuyết hòng xoa đi tiếng xấu hư hỏng một nửa của cô.
 Chi tiết trào phúng - Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc được nhiều chi tiết ấn tượng :
+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi người đi đưa ma không hề có ai quan tâm đến người chết. Người thì trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thì tận dụng cơ hội đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai nhau.
Nhà văn đã phải đau lòng mà bình luận : Đám ma to tát có thể làm cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Miêu tả hình thức đám tang với mọi nghi thức long trọng, tác giả làm nổi bật lên cái cần có mà lại không có của đám tang này là tình người.
+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực mình Mọi người điên lên. Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được hưởng Hạnh phúc của một tang gia
+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt Nếu coi đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một vai hề trình độ.
+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân. Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư
 Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại : Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác phẩm. Khi kể chuyện, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời. Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ, hoặc tác giả miêu tả : Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu!
 Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi. Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời.
 BÀI LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ 3
Song song với sự phát triển cùng với những thành tựu khoa học đưa con người bước sang một thiên niên kỉ mới thì vẫn còn đó những hạn chế về tình người. Con người dường như càng phát triển lại càng xa cách nhiều hơn, thiếu sự quan tâm nhiều hơn. Trong xã hội hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm, một trong những vấn đề ấy là tình hình học sinh ứng xử với nhau một cách thiếu văn hóa, nghèo nàn về tình cảm hay nói một cách khác là sự thui chột về nhân cách của những con người sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.
 Tình hình bạo lực học đường ngày nay vẫn thường xuyên xảy ra và đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm không phải chỉ của những người công tác trong ngành giáo dục, của cha mẹ học sinh mà còn là vấn đề của toàn xã hội.
 Bạo lực học đường có thể hiểu là tình trạng học sinh đánh nhau, cư xử với nhau một cách thiếu văn hóa, thiếu sự cảm thông
 Đất nước ta trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang rất cần những con người hết mình phục vụ cho sự phát triển đó. Thế hệ tương lai là những con người sẽ trực tiếp đưa đất nước đến bến bờ thắng lợi như lời Bác hằng nhắc nhở, sáng soi: Non sông Việt Nam có được vẻ vang, đất nước Việt Nam có đươc sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ công học tập của các cháu. Để làm được điều đó thì chỉ có con đường duy nhất là học tập và trau dồi cho mình những kiến thức vững vàng. Học tập đi liền với sự phát triển của xã hội.
 Tuy nhiên bên cạnh sự phát triến ấy thì vẫn còn những mặt tiêu cực: hiện tượng nghiện games, phim ảnh có nội dung xấu tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động không nhỏ của một bộ phận học sinh. Bạo lực học đường xảy ra do ý thức của một số học sinh còn yếu, suy nghĩ lệch lạc sai lầm.Nhiều học sinh có suy nghĩ muốn khẳng định mình, muốn mọi người phải chú ý, muốn làm “đàn anh đàn chị” để người khác nể phục nhưng không phải bằng con đường học tập, bằng trí tuệ mà thích thể hiện bằng những hành động tầm thường, vô bổ.
 Hành động sai lầm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gián tiếp ảnh hưởng đến người khác. Hành động ấy nếu nghiêm trọng có thể gây những thương tật đến người khác thậm chí là bản thân: tương lai bị đánh đổ, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Gia đình mà cụ thể là những người thân sẽ chịu sự tủi nhục, bẽ bàng thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Con nếu xét ở một góc độ khác tình trạng bạo lực học đường nói riêng và hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội nói chung sẽ làm cho xã hội chậm phát triển.
 Có một câu chuyện vui về một chú chó nhỏ: một ngày nọ chú đến một căn nhà có nhiều tấm gương, chú nhe răng và sủa lên đe dọa. Ngay lập tức có hàng trăm chú chó khác làm như vậy với chú. Chú chạy về nói vói chó mẹ. Chó mẹ bảo: con hãy cười, đừng làm dữ với bạn. Chú nghe lời mẹ. Và phần quà chú nhận được làm hàng trăm nụ cười và cái vẩy đuôi thân thiện. Cuộc sống cũng vậy: Bạn sẽ nhận được những gì mà bạn đã cho đi hay trao tặng cho ai đó.
 Gần đây những vụ việc học sinh có xu hướng bạo lực gia tăng: một nữ sinh ở Hà Nội bị đánh rồi bị quay phim gửi lên Internet hay một học sinh ở Đồng Nai bị hành hung đến tử vong chỉ vì lời nói qua lại trong học tập và gần đây nhất là học sinh Võ Thanh Thảo ở thành phố Hồ Chí Minh bị bạn đánh đến ngất xỉu vì bị cho là học giỏi mà “chảnh”!?.
 Những sự việc đó như đánh một hồi chuông cảnh báo với những học sinh còn mù quáng, sai lầm trong ứng xử và cũng là hồi chuông nhắc nhở về sự quan tâm của gia đình, xã hội.
 Hiện tượng đánh nhau là một hành vi xấu cần lên án và phê phán, ngăn chặn. Cuộc sống là cả một quá trình học tập và khẳng định mình. Khẳng định mình bằng tri thức và trí tuệ.
 Hãy hình dung một ngày nào đó khi bước đi trên đường mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt của sự thù hận. Hay ánh mắt không phải bằng ánh mắt của tình người mà lại là sự lo sợ, sự dè chừng, sự đe dọa. Hãy ươm mầm cho những lời nói hành động hòa nhã trong mỗi trái tim chúng ta. Đề mỗi ngày qua đi là một niềm hạnh phúc. Hãy học cách đối xử với nhau một cách chân thành, tôn trọng và quí mến nhau.
 Chỉ có lối sống chan hòa yêu thương mới trổ những bông hoa của tình người. Điều đó rất cần trong cuộc sống chúng ta hôm nay.
 ĐỀ 2
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang, Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hộtĐặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải

File đính kèm:

  • docMOT_SO_BAI_VIET_THI_HK1.doc