Một số bài văn mẫu - Ôn thi Tốt nghiệp THCS - Môn Ngữ văn

*Câu 2: Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.

1) Mở bài:

C1: - Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Thơ thường viết về đề tài quê hương, đất nước, con người.

- “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi nhà thơ vừa tròn 16 tuổi đang là sinh viên học nước ngoài ngành luật.

- “ Bếp lửa” gợi lại ký ức tuổi thơ trong thời gian khó, đói nghèo, chiến tranh, loạn lạc. Qua hình tượng bếp lửa, nhà thơ muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo, tình thương bao la của người bà và lòng kính yêu biết ơn bà.

C2: Viết về chủ đề gia đình đặc biệt là tình cảm bà cháu từ xưa tới nay có rất nhiều tác phẩm thành công. Nhưng ấn tượng & độc đáo hơn cả chính là bài thơ “ Bếp lửa”

- H/ảnh bếp lửa gợi lại ký ức tuổi thơ & những kỷ niệm sâu sắc về tình bà cháu. Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn bà Bài thơ thấm đẫm tình cảm yêu thương cội nguồn dân tộc.

 

doc54 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số bài văn mẫu - Ôn thi Tốt nghiệp THCS - Môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước hết anh hiểu được ý nghĩa công việc, yêu nghề, say mê nghề nghiệp, thấy được tác dụng của công việc ấy là góp phần dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất, chiến đấu nên anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc...
- Anh co suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình: “Khi ta làn việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”
- Công việc của anh có liên quan đến công việc của bao nhiêu người khác...Vì vây anh đã từng nói “Công việc của cháu gian khổ thế ấy, chứ cât nó đi cháu buồn đến chết mất”...
- C/sống của anh không hề cô đơn, buồn tẻ vì anh còn một niềm vui khác nữa đó chính là niêm vui đọc sách. Với anh mỗi quyển sách là một người bạn, vì vậy đọc sách là có bạn để trò chuyện, tìm được niềm vui trong c/sống...
- Hơn nữa ở anh ta còn bắt gặp được một nét đẹp trong ý thức chủ động sắp xếp công việc của mình một cách khoa học và nề nếp...Ngoài những giờ “ốp” anh còn trồng hoa...những luồng hoa rực rở đủ màu sắc ...nuôi gà, đọc sách và tự học tiếng anh...
* Sự cởi mở, chân thành, chu đáo, quan tâm tới mọi người và rất khiêm tốn:
- Mỗi khi gặp đàn khách ở dưới xuôi, anh đều nhiệt tình, vui vẻ pha trà mời khách...trò chuyện cởi mở...
- Tặng cô gài bó hoa...
- Tặng vợ bác láI xe “gói củ tam thất cháu vừa đào thấy”
- Tặng ông hoạ sĩ làn trứng để ông ăn trứng dọc đường
- Anh còn cảm thấy những công việc và những đóng góp của mình nhỏ bé, vì vậy khi ông hoạ sĩ muốn vẽ bức chân dung anh thì anh đã từ chối: “Không, không bác đừng vẽ cháuĐể cháu giới thiệu cho bác những người đáng cho bác vẽ hơn”
- Vẻ đẹp phẩm chất, cách sống và suy nghĩ của anh thanh niên đáng để cho chúng ta học tập và noi theo Đó là vẻ đẹp tiêu biểu cho con người mới-con người CNXH
c) Một số nhân vật khác.
* Ông hoạ sĩ: là một người yêu nghề, sắn sàng hoãn cuộc chia tay cùng anh em ở cơ quan để đi thực tế một lấn cuối. Vẽ một bức tranh có ý nghĩa cho c/đời nghệ sĩ của mình...
- Khi gặp anh thanh niên ông đã phát hiện ra một điều: “Chao ôi...bắt gặp một con người như anh ta là cả một cơ hội hạn hữu cho sáng tác của mình”. Đó là 1 điều mà ông đã mơ ước bấy lâu nay...
* Cô kĩ sư trẻ: bât ngờ gặp anh thanh niên, được tận mắt chưng minh đã khiến cô bàng hoàng cả người. Điều đó giúp cô tự tin hơn khi cô bước vào đời và cô chợt nhận ra rằng c/sống này thật tốt đẹp, c/đời này vẫn còn bao nhiêu người tốt, hãy sống sao cho có ý nghĩa với công việc...
* Bác lái xe: rất vui tính và yêu nghề, đã từng rong ruổi mấy chục năm trên tuyến đường Hà Nội- Lào Cai, bác hiểu con người và cảnh vật nơi đây hơn ai hết, bác là chiếc cầu nối giữa anh thanh niên và người dưới xuôi...
* Anh kĩ sư bản đồ sét: đã 11 năm chưa từng rời xa cơ quan, suốt ngày đêm miệt mài nghiên cứu để tìm ra một chiếc bản đồ sét chính xác nhất phục vụ cho sản xuất và chiến đấu.
* Ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa: đã tự tay thụ phấn cho háng vạn su hào, tìm tòi nghiên cứu ra những giống cây có năng suất cao để phục vụ nhân dân... Tất cả những con người ấy lặng lẽ cống hiến hết sức mình, đều là người vô danh.
3) Kết bài.
- Câu chuyện thật giản dị và đầy chất thơ, sáng long lanh tình người, tình yêu c/sống...
Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
1) Mở bài:
C1: - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ...Thơ của ông thường viết về đề tài người lính và chiến tranh nhưng lại thấm đẫm tình yêu thương giữa con người với con người...
- “Khúc hát ru...” là một bài thơ thành công nhất khi viết về h/ảnh người mẹ, người phụ nữ VNam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ sáng tác năm 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miến Tây Thừa Thiên Huế Bài thơ mượn âm hưởng ngọt ngào, sâu lắng, tha thiết của làn điệu ru con để ca ngợi tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước của người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ được phổ nhạc thành một ca khúc được nhiều người ưa thích.
C2: “Viết về chủ đề tình mẫu tử, tình mẹ yêu con từ xưa đến nay có rất nhiều tác phẩm thành công để lại ấn tượng cho người đọc...nhưng ca ngợi tình mẹ yêu con gắn liền với tình yêu đất nước thì có lẽ “Khúc hát ru...” là bài thơ được nhiều người ưa thích hơn cả bởi bài thơ đã mượn làn điệu ru con tha thiết ngọt ngào của người mẹ để ca ngợi tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước...
2) Thân bài:
* Bài thơ gồm có 2 lời ru: đó là lời ru của nhà thơ và của người mẹ được đan xen vào nhau và được chia làm 3 khúc ru...được sáng tác theo làn điệu dân ca, điệu ru con của người dân Tà ôi trên vùng núi Bình Trị Thiên...
- Với cách láy đi láy lại tạo âm hưởng dìu dặt, tha thiết, trìu mến. Cả 2 lời ru đều hướng tới đối tượng chính là em Cu Tai.
- Lời ru của nhà thơ bao giờ cũng được mở đầu bằng điệp khúc :
 Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
- Còn lời ru của người mẹ được cất lên bằng giai điệu ngọt ngào tha thiết “ngủ ngoan a-kay ơi/ngủ ngoan a-kay hỡi”.
- Dù giai điệu và lời ru ở mỗi đoạn thơ được lặp đi lặp lại giống nhau nhưng ý nghĩa của lời ru thì lại được phát triển và mở rộng dần theo không gian và công việc của người mẹ.
* Khúc ru thứ nhất:
- Người mẹ địu con giã gạo...
- Mở đầu bài thơ là lời ru của tác giả về hình ảnh người mẹ địu con giã gạo: 
 “ Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi...
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
- Giã gạo là công việc nặng nhọc, vất vả nhưng người mẹ Tà ôi ở đây lại vừa địu con vừa giã gạo, vừa hát ru con...
- Tiếng ru của người mẹ nghiêng theo nhịp chày giã gạo và giấc ngủ của em cu tai cũng nghiêng theo nhịp điệu lao động của người mẹ...
- Hình ảnh “ mồ hôi mẹ rơi” và “ má em nóng hổi” giúp ta cảm nhận được cái nhọc nhằn của người mẹ... Nhưng cũng chính những giọt mồ hôi ấy & h/ảnh “ vai, lưng, tim” được miêu tả cụ thể, sinh động đã giúp ta cảm nhận được tình yêu con tha thiết của người mẹ Tà ôi...
- Dù trong hoàn cảnh nào người mẹ cũng ở bên con, đứa con như san sẻ bớt nỗi nhọc nhằn của mẹ... Có con bên cạnh mẹ tự tin, dễ dàng vượt qua khó khăn, gian khổ trong c/sống.
- “Đôi vai” gầy của mẹ làm chiếc gối ru con ngủ & “tấm lưng” của mẹ là chiếc nôi nuôi con lớn khôn theo năm tháng.
- Trái tim của người mẹ mênh mông tình mẫu tử, lời ru của mẹ thật tha thiết ngọt ngào:
 “ Ngủ ngoan a- kay ơi... Mai sau con lớn vung chày lún sân”
- Mẹ thương a- kay bao nhiêu mẹ thương bộ đội bấy nhiêu. Tình thương con của mẹ gắn lion tình thương bộ đội. Đó cũng chính là tình cảm mẹ dành cho cuộc kháng chiến
- Ước mơ của người mẹ khiêm nhường, thật giản dị mong con khôn lớn, trưởng thành là người có sức phục vụ cho đất nước “ Mai sau con lớn vung chày lún sân”
* Khúc ru thứ hai:
- Người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi:
 “ Em ngủ ngoan em đừng rời lưng mẹ...
 Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi”
- Nhà thơ so sánh lưng núi & lưng mẹ. Đó là cách so sánh rất độc đáo & ấn tượng giữa cái dáng vẻ to cao song sững của trái núi với cái nhỏ bé hữu hạn giúp ta cảm nhận được sự vất vả, chịu đựng gian khổ, đức tính kiên nhẫn & sự hy sinh thầm lặng, vô bờ bến của người mẹ đối với con
 - Vậy sức mạnh nào đã giúp người mẹ vượt qua khó khăn vất vả đó:
 “ Mặt trời của bắp em nằm trên lưng”
- H/ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là h/ảnh tả thực, đó là mặt trời của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá...
- Còn h/ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai là h/ảnh ẩn dụ, đó chính là em cu tai ngủ trên lưng mẹ. Nừu mặt trời của thiên nhiên cần cho sự sống, sự quang hợp bao nhiêu thì đứa con cần cho người mẹ bấy nhiêu, bởi chính con là niềm tin, hy vọng, mục đích sống của người mẹ. Có con mẹ như được tiếp thêm sức mạnh, như vơi đi cái nhọc nhằn gian khổ trong c/sống... Đó là nguồn động viên, là sự cổ vũ lớn của người mẹ. 
- Lời ru của người mẹ lại cất lên tha thiết ngọt ngào:
 “ Ngủ ngoan a- kay ơI,
 Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”
- Mẹ thương a-kay bao nhiêu mẹ thương buôn làng bấy nhiêu... Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình làng nghĩa xóm, gắn liền với kháng chiến của dân tộc
- Vì thương làng đói “ Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”, tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước Người mẹ mong con lớn khôn có sức khoẻ trở thành người có ích xây dung quê hương: “ Mai sau con lớn phát 10 Ka-lưI”
* Khúc ru thứ ba: Người mẹ địu con đi chuyển lán đạp rừng.
 “ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đang đạp rừng
 Mẹ địu em đI để giành trận cuối”.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang bước vào thời kỳgay go, quyết liệt nhất. Nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, mọi lứa tuổi đều tham gia cuộc chiến cứu nước.
- Đồng bào Tà ôi gặp rất nhiều khó khăn gian khổ bởi “ Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối” nên cả gia đình mẹ cũng phải ra trận, “Anh trai”, “chị gái”, mẹ cùng em cu tai cũng ra chiến trường để giành trận cuối. Từ trên lưng mẹ, cu tai được vào chiến trường rồi cũng từ lưng mẹ cu tai được vao Trường Sơn...
- Đó chính là truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất... Là vẻ đẹp sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” đáng được ngợi ca, tôn vinh mãi...
- Người mẹ trực tiếp tham gia chiến đấu chống Mỹ cùngbộ tộc. Mẹ đi chuyển lán, đạp rừng nhưng lời ru con mẹ vẫn cất lên ngọt ngào tha thiết:
 “ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
 Mẹ thương a- kay mẹ thương đất nước
 Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
 Mai sau con lớn làm người tự do”
- Mẹ thương a-kay bao nhiêu mẹ thương đất nước bấy nhiêu... Tình yêu con của người mẹ hoà vào tình yêu đất nước. Lời ru con của người mẹ như 1 lời thề son sắt, như 1 ước nguyện muôn đời của dân tộc.
- Vì thương con mẹ mong con khôn lớn gặp được Bác Hồ; được làm người dân của một đất nước tự do, độc lập. Ước mơ đó của người mẹ cũng là ước mơ chung của biết bao người mẹ Việt Nam
3) Kết bài: 
- Bài thơ là 1 bức tượng đài về h/ảnh người mẹ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...
*Câu 2: Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
1) Mở bài:
C1: - Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Thơ thường viết về đề tài quê hương, đất nước, con người.
- “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi nhà thơ vừa tròn 16 tuổi đang là sinh viên học nước ngoài ngành luật.
- “ Bếp lửa” gợi lại ký ức tuổi thơ trong thời gian khó, đói nghèo, chiến tranh, loạn lạc. Qua hình tượng bếp lửa, nhà thơ muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo, tình thương bao la của người bà và lòng kính yêu biết ơn bà.
C2: Viết về chủ đề gia đình đặc biệt là tình cảm bà cháu từ xưa tới nay có rất nhiều tác phẩm thành công. Nhưng ấn tượng & độc đáo hơn cả chính là bài thơ “ Bếp lửa”
- H/ảnh bếp lửa gợi lại ký ức tuổi thơ & những kỷ niệm sâu sắc về tình bà cháu. Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn bà Bài thơ thấm đẫm tình cảm yêu thương cội nguồn dân tộc.
2) Thân bài: 
a) H/ảnh bếp lửa khơI dòng hồi tưởng về bà:
- Mở đầu bài thơ h/ảnh bếp lửa hiện lên thật ấn tượng:
 “ Một bếp lửa
 Cháu thương bà” 
- 2 câu thơ đầu có cấu trúc song hành kết hợp với hàng loạt từ ngữ gợi h/ảnh “chờn vờn”, “ấp ủ nồng đượm” đã gợi lên một bếp lử thật quen thuộc ấm áp lòng người. H/ảnh đó không thể thiếu được trong mỗi gia đình Việt Nam
- Bếp lửa được bà thắp lên từ trong “sương sớm", ánh lửa lung linh hắt lên tường nhà, liếp của gợi lên ấn tượng rất khó phai mờ trong ký ức tuổi thơ.
- Bếp lửa đó được bà thắp lên từ chính đôI bàn tay khéo léo, bằng tình cảm yêu thương “ ấp ủ nồng đượm” trong cả những năm tháng nhọc nhằn gian khổ “biết mấy nắng mưa”
- Vì vậy khi nhớ về bếp lửa nhà thơ lại cảm thấy nhớ thương bà da diết hơn bao giờ hết & kỷ niệm tuổi thơ cứ thế ùa về
b) Kỷ niệm tuổi thơ.
 “ Lên 4 tuổi
 Nghĩ lại còn cay”
- “ Lên 4 tuổi” đó là độ tuổi còn rất nhỏ lẽ ra phải nằm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ... Nhưng do hoàn cảnh bố mẹ đi công tác xa, người cháu đã phải ở với bà...
- 2 bà cháu sống bên nhau trong những năm tháng gian khổ, thiếu then, nhọc nhằn, “năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”. Đó cũng là gian khổ thiếu thốn chung của đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp...
- Bao nhiêu kỷ niệm xưa được nhớ lại nhưng có một kỷ niệm đã trở thành ấn tượng sâu đậm nhất, làm lay động tuổi thơ, đó chính là h/ảnh “mùi khói” từ một bếp lửa của nhà nghèo...
- Nhà thơ đã nhắc lại mùi khói hun nhèm mắt cháu gợi cảm giác xót xa, bâng khuâng nhưng đầy gian khổ...
- Cái vị cay xè của khói hun nơi bếp lửa đã ám ảnh tâm hồn của tác giả cho dù năm tháng có qua đi thì ký ức đó có trở thành 1 ấn tượng khó phai mờ, khó nguôi ngoai, mỗi khi nhớ lại sống mũi còn cay...
- Đoạn thơ nhấn mạnh dòng kỷ niệm xoáy sâu vào tiềm thức người đọc, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ & thấm đẫm tình người...
c) Kỷ niệm về người bà.
 “ Tám năm...
 Tu hú kêu...
 Khi tu hú...
 Bà... 
 Tiếng tu hú...”
- Thật hồn nhiên & trong sáng kỷ niệm về người bà cứ thế hiện về...
- Ngôn ngữ, h/ảnh thơ rõ dần giọng thơ thủ thỉ tâm tình như giọng kể trong truyện cổ tích, có thời gian, không gian sự việc & nhân vật cụ thể.
- “Tám năm” đó là một con số không lớn nhưng sao ngày tháng cứ kéo dài lặng lẽ. Cuộc sống gia đình quạnh hiu bởi bố mẹ công tác xa không về, chỉ có 2 bà cháu cặm cụi bên nhau, nhóm bếp lửa trong âm thanh của tiếng tu hú kêu...
- Nếu kỉ niệm tuổi thơ khi lên 4 tuổi là h/ảnh mùi khói thì giờ đây kỉ niệm về người bà kính yêu lại là âm thanh của tiếng chim tu hú kêu...
- Tiếng tu hú được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ có những lúc mơ hồ văng vẳng “ trên những cánh đồng xa”...Có những lúc lại gần gũi nghe sao mà “ tha thiết thế”...
- Âm thanh tiếng chim tu hú đã trở thành một mảnh tâm hồn của trẻ thơ bởi đó là âm thanh của đồng quê thật da diết, khắc khoải.
- Trong cảnh cô đơn chỉ có 2 bà cháu giữa đói nghèo & chiến tranh âm thanh tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để động viên, an ủi cháu trong những ngày gian khổ...
- Chính vì thế mà mỗi khi nhớ về bếp lửa, về bà là nhà thơ lại nhớ da diết về âm thanh của tiếng chim tu hú...
* Cuộc sống vất vả khó khăn bà đã thay thế vai trò của người mẹ:
 “ Mẹ cùng cha công tác ...
 Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
- Bên bếp lửa hồng, bà “bảo”, bà “dạy”, bà “chăm” từng li từng tí, tần tảo sớm hôm.Câu thơ giúp ta cảm nhận được một cách sâu sắc, tấm lòng nhân hậu, tình thương bao la, sự dạy bảo ân cần, chu đáo của bà đối với cháu
- Tuy phải sống xa cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng người cháu cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà
- Chính vì vậy điệp từ “bà, cháu” được lặp đi lặp lại nhiều lần đã giúp ta cảm nhận được tình bà cháu quấn quýt yêu thương Bà thật là chỗ dựa tinh thần cho cháu
- Nhớ về quê hương, nhớ về bếp lửa, nhà thơ lại nhớ và thương bà da diết
 “Tu hú ơi
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
- Tiếng tu hú kêu đã trở thành một người bạn tâm tình, h/ảnh thơ đầy ắp tính biểu cảm, đặc biệt là câu hỏi tu từ, hỏi đã bao hàm ý trả lời, hỏi chỉ là cái cớ để bộc bạch tâm trạng của mình. Âm thanh tu hú trỗi dậy những hoài niệm xưa giục giã, khắc khoải gợi nhớ những kỉ niệm về bà, đến tình cảm bà cháu thật sâu nặng. Đó chính là tình cảm biết ơn bà hơn bao giờ hết... 
d) Những phẩm chất cao quý của bà:
- Đứa cháu lớn dần lên theo năm tháng c/sống cũng khó khăn hơn song nghị lực của bà vẫn kiên cường, tấm lòng của bà vẫn bền vững.
 “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi...
 Cứ bảo nhà vẫn dược bình yên”
- C/sống chiến tranh đầy gian khổ, nhà cửa bị giặc đốt, xóm làng bị giặc tàn phá “cháy tàn cháy rụi”...được sự đỡ đần của bà con hàng xóm 2 bà cháu dựng lại túp lều tranh...trước tai hoạ và thử thách đó bà vẫn vững lòng. Đó là vẻ đẹp của tinh thần bất diệt, không gục ngã trước số phận, có bản lĩnh, có nghị lực, vì vậy bà luôn là chỗ dựa tinh thần của cháu...
- Trong h/cảnh khó khăn đó bà vẫn vững váng vượt khó khăn nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Dặn cháu viết thư chớ kể này kể nọ để bố mẹ yên lòng công tác...đó là lời nói dối đáng yêu trong h/cảnh khó khăn để làm yên lòng người khác, lại 1 lần nữa ta cảm nhận được phẩm chất tốt đẹp của người bà: đó là lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng vào sự nghiệp CMạng của dân tộc...
 “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen...
 Một ngọn lửa...”
- Hết sớm lại chiều ngày 2 lần bà nhóm bếp..
- Từ “lại” giúp ta cảm nhận được phẩm chất cao quý của người bà, đó chính là sự tần tảo, chăm chỉ, chịu thương chịu khó...
- Từ h/ảnh bếp lửa, nhà thơ nghĩ về h/ảnh “ngọn lửa”. Ngọn lửa đó được bà thắp lên niềm tin bắng ước mơ cho người cháu bé dại của mình...
- 2 câu thơ có cấu trúc song hành, giúp ta cảm nhận được nghị lực phi thường trong c/sống của bà. Dù khó khăn gian khổ bà luôn vượt qua.
e) Những suy nghĩ của người cháu về bà:
- Suy nghĩ cảm nhận của cháu về bà kính yêu cả c/đời bà lam lũ vất vả hi sinh vì con vì cháu; phép đảo trật tự từ đã giúp ta cảm nhận được điều đó. Trải qua những gian khổ của c/sống bà vẫn lo toan, chịu thương, chịu khó vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia đình...Chính điều đó đã làm cho người cháu vô cùng cảm phục bà:
 “Lận đận đời bà...
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
- Bà đã nhóm bếp trong suốt c/đời mình, không chỉ nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc mà còn nhóm bằng cả tấm lòng nhân hậu “ấp iu nồng đượm” của bà với con cháu:
 “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm...
 Nhóm cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Từ “nhóm” được lặp đi lặp lại nhiều lần đan kết những chi tiết rất thực, gần gũi, thân quen trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. Đó là vị ngọt bùi của khoai sắn, nồi xôi mới... Tất cả đều do đôi bàn tay của bà nhóm lên. Và đặc biệt bà còn nhóm cả ước mơ hoài bão cho cháu...
- ánh sáng của bếp lửa đã chiếu sáng bức chân dung của người bà kính yêu, bà vừa gần gũi, thân quen, vừa trở lên thật lớn lao, vĩ đại. Vì vậy cảm xúc về bà được thốt lên có chất ngợi ca, tôn vinh:
 “ Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
f) Lòng kính yêu biết ơn bà:
 “Giờ cháu đã đi xa
 Sớm mai bà nhóm bếp lên chưa”
- 4 câu thơ cuối thể hiện một cách dằm thắm lòng thương nhớ, lòng kính yêu biết ơn bà...
- Người cháu giớ đây đã lớn khôn, đã trưởng thành, đang công tác xa nhà, xa quê hươngC/đời mở ra trước mắt thật vui thật đẹp “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn không nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp gia đình và quê hương Không gian và thời gian có xa cách, dù c/đời có đổi thay thì tình thương bà vẫn tha thiết vững bền. Cảm xúc thơ ở cau cuối như trào dâng, đó chính là âm vang của tình bà cháu, cháu vẫn luôn nhớ về bà, biết ơn và thương nhớ bà
3) Kết bài:
- Bài thơ rất hay và độc đáo.
- Hay vì bài thơ viết về người bà kính yêu, tần tảo, chịu thương chịu khó, cả c/đời hi sinh vì con cháu.
- Độc đoá vì lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, hình tượng bếp lửa, ngọn lửa đan kết sâu chuỗi vào nhau đầy ấn tượng
- Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm được tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng thiết tha nhất
* Câu 2: H/ảnh “Anh bộ đội cụ Hồ” qua 2 bài thơ “Đồng chí”-Chính Hữu & “Tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật.
1) Mở bài:
- “Đồng chí” của Chính Hữu & “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là 2 trong số những bài thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thành công của 2 bài thơ này là đã khắc họa hết sức sinh động và chân thực h/ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong 2 cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc,
2) Thân bài:
a) H/ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”-Chính Hữu:
 Nét nổi bật ở bài thơ này là tình đồng chí của những con người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, là tình thương của những người tri âm tri kỉCác anh chỉ có một chút khác biệt (mỗi người một miền quê), còn có rất nhiều điểm chung, nhiều cái hoà đồng:
- Cùng chung cảnh ngộ: “quê hương anh /làng tôi nghèo”
- Cùng chiến đấu trên một chiến hào: “súng bên súng, đầu sát bên đầu”.
- Cùng để lại quê hương những tình cảm yêu thương, gắn bó: “giếng nước, gốc đa...lính”
- Cùng chùn chịu những khó khăn gian khổ nơi chiến trường: rét, áo rách, quần vá...
- Cùng mang ý chí & tâm hồn VNam: “Đầu súng trăng treo”.
b) H/ảnh anh bộ đội trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-P.T.Duật:
- Vẻ đẹp của anh bộ dội thời chống Mĩ lại được thể hiện ở thái độ, tư thế, t/cảm tâm hồn, khí phách mới mang tính thời đại của những con người không phải chờ giặc tới mà là tìm giặc để đánh
 “Ung dung ....nhìn thẳng”
- Thái độ bất chấp gia

File đính kèm:

  • docon_thi.doc
Giáo án liên quan