Một số bài Toán ôn tập

Bài toán 2 : Không cần làm tính, kiểm tra kết quả của phép tính sau đây đúng hay sai?

a, 1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744

b, 1872 + 786 + 3748 + 3718 = 10115.

c, 5674 x 163 = 610783

 Giải :

a, Kết quả trên là sai vì tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ.

b, Kết quả trên là sai vì tổng của các số chẵn là 1 số chẵn.

c, Kết quả trên là sai vì tích của 1số chẵn với bất kỳ 1 số nào cũng là một số chẵn.

Bài 3 : Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 24 024

 Giải :

 Ta thấy trong 4 số tự nhiên liên tiếp thì không có thừa số nào có chữ số tận cùng là 0; 5 vì như thế tích sẽ tận cùng là chữ số 0 (trái với bài toán)

Do đó 4 số phải tìm chỉ có thể có chữ số tận cùng liên tiếp là 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9

 Ta có :

 24 024 > 10 000 = 10 x 10 x 10 x 10

 24 024 < 160 000 = 20 x 20 x 20 x 20

Nên tích của 4 số đó là :

 11 x 12 x 13 x 14 hoặc

 16 x 17 x 18 x 19

Có : 11 x 12 x 13 x 14 = 24 024

 16 x 17 x 18 x 19 = 93 024.

Vậy 4 số phải tìm là : 11, 12, 13, 14.

Bài 4 : Có thể tìm được 2 số tự nhiên sao cho hiệu của chúng nhân với 18 được 1989 không?

 

doc86 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số bài Toán ôn tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bài ra ta có
	ab = 5 x (a + b)
	10 x a + b = 5 x a + 5 x b
	10 x a – 5 x a = 5 x b – b
	(10 – 5) x a = (5 – 1) x b
	5 x a = 4 x b
	Từ đây suy ra b chia hết cho 5. Vậy b bằng 0 hoặc 5.
	 + Nếu b = 0 thì a = 0 (loại)
	 + Nếu b = 5 thì 5 x a = 20, vậy a = 4.
	Số phải tìm là 45.
Cách 2 :
	Theo bài ra ta có
	ab = 5 x ( a + b)
	Vì 5 x (a + b) có tận cùng bằng 0 hoăc 5 nên b bằng 0 hoặc 5.
	 + Nếu b = 0 thay vào ta có :
	a5 = 5 x (a + 5)
	10 x a + 5 = 5 x a + 25
Tính ra ta được a = 4.
Thử lại : 45 : (4 + 5) = 5 . Vậy số phải tìm là 45.
Bài 2 	: Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng số chia cho hiệu các chữ số của nó được thương là 28 và dư 1
	Giải :
	Gọi số phải tìm là ab và hiệu các chữ số của nó bằng c.
	Theo bài ra ta có :
	ab = c x 28 + 1, vậy c bằng 1, 2 hoặc 3.
	+ Nếu c = 1 thì ab = 29.
Thử lại : 9 – 2 = 7 ¹1 (loại)
	+ Nếu c = 2 thì ab = 57. 
Thử lại : 7 – 5 = 2 ; 57 : 2 = 28 (dư 1)
	+ Nếu c= 3 thì ab = 58.
Thử lại : 8 – 5 = 3 ; 85 : 3 = 28 (dư 1)
Vậy số phải tìm là 85 và 57.
Bài 3 	 : Tìm một số tự nhiên có 3 chữ số, biết rằng số đó gấp 5 lần tích các chữ số của nó.
	Giải :
Cách 1 :	Gọi số phải tìm là abc. Theo bài ra ta có
	abc = 5 x a x b x c.
	Vì a x 5 x b x c chia hết cho 5 nên abc chia hết cho 5. Vậy c = 0 hoặc 5, nhưng c không thể bằng 0, vậy c = 5. Số phải tìm có dạng ab5. Thay vào ta có.
	100 x a + 10 x b + 5 = 25 x a x b.
	20 x a + 2 x b +1 = 5 x a x b.
	Vì a x 5 x b chia hết cho 5 nên 2 x b + 1 chia hết cho 5. Vậy 2 x b có tận cùng bằng 4 hoặc 9, nhưng 2 x b là số chẵn nên b = 2 hoặc 7.
	- Trường hợp b = 2 ta có a25 = 5 x a x 2. Vế trái là số lẻ mà vế phải là số chẵn. Vậy trường hợp b = 2 bị loại.
	- Trường hợp b = 7 ta có 20 x a + 15 = 35 x a. Tính ra ta được a = 1.
Thử lại :
	175 = 5 x 7 x 5.
Vậy số phải tìm là 175.
Cách 2 :
	Tương tự cach 1 ta có :
	ab5 = 25 x a x b
	Vậy ab5 chia hết cho 25, suy ra b = 2 hoặc 7. Mặt khác, ab5 là số lẻ cho nêna, b phải là số lẻ suy ra b = 7. Tiếp theo tương tự cách 1 ta tìm được a = 1. Số phải tìm là 175.
Loại 4 : So sánh tổng hoặc điền dấu
Bài 1 : Cho A = abc + ab + 1997
	 B = 1ab9 + 9ac + 9b
	So sánh A và B
	Giải :
	Ta thấy : B = 1009 + ab0 + 900 + ac + 90 + b
	 = 1999 + ab0 + a0 + c + b
	 = 1999 + abc + ab
	. . .Þ a > B
Bài 2	: So sánh tổng A và B.
	A = abc +de + 1992
	B = 19bc + d1 + a9e
	Giải :
	Ta thấy : B = 1900 + bc + d0 + 1 + a00 + e + 90
	 = abc + de + 1991
	Từ đó ta suy ra A > B.
bài 3	: Điền dấu
	1a26 + 4b4 +5bc  abc + 1997
	abc + m000  m0bc + a00
	x5 + 5x  xx +56
2.2. Dạng 2 : Kĩ thuật tính và quan hệ giữa các phép tính.
Bài 1 : Tổng của hai số gấp đôi số thứ nhất. Tìm thương của 2 số đó.
	Giải :
	Ta có : STN + ST2 = Tổng. Mà tổng gấp đôi STN nên STN = ST2 suy ra thương của 2 số đó bằng 1.
Bài 2 : Một phép chia có thương là 6 và số dư là 3, tổng của số bị chia, số chia và số dư bằng 195. Tìm số bị chia và số chia.
	Giải :
	Gọi số bị chia là A, số chia là B
	Ta có : A : B = 6 (dư 3) hay A = B x 6 + 3
	Và : A + B + 3 = 195
	Þ A + B = 1995 – 3 = 1992.	 3 
	A :	|	|	|	|	|	| | | |
 192
	B :	|	|
	B = (1992 – 3) : (6 + 1) = 27
	A = 27 x 6 + 3 = 165.
Bài 3 : Hiệu của 2 số là 33, lấy số lớn chia cho số nhỏ được thương là 3 và số dư là 3. Tìm 2 số đó.
	Giải :	 3
	Số lớn :	|	|	|	| |
	33
	Số bé :	|	|
	Số bé là : 
	(33 – 3) : 2 = 15
	Số lớn là :
	33 + 15 = 48
	Đáp số : SL 48 ; SB 15. 
	* Bài tập về nhà :
Bài 1 : Tìm 1 số có 2 chữ số, biết rằng khi viết thêm số 21 vào bên trái số đó ta được 1 số lớn gấp 31 lần số phải tìm.
Bài 2 : Tìm 1 số có 3 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được số lớn gấp 26 lần số phải tìm.
Bài 3 : Tìm 1số có 2 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ta được số lớn hơn số phải tìm 230 đơn vị.
Bài 4 : Cho số có 3 chữ số, nếu ta xoá chữ số hàng trăm thì số đó giảm đi 5 lần. Tìm số đó.
Bài 5 : tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng số đó lớn gấp ba lần tích các chữ số của nó .
Bài 6 : Cho A = abcde + abc + 2001
	 B = ab56e + 1cd8 + a9c + 7b5
	So sánh A và B
Bài 7 : Cho hai số, nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ ta được thương là 7 và số dư lớn nhất có thể có được là 48. Tìm hai số đó.
Bài 8	: Tìm số có hai chữ số biết tổng các chữ số của số đó bằng số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số, còn chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 3 đơn vị
2.3. Dạng 3 : Thành lập số và tính tổng.
Bài 1 : Cho 4 chữ số 0, 3, 8 và 9.
a, Viết được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ 4 chữ số đã cho.
b, Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số đã cho.
c, Tìm số lẻ lớn nhất, số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số đã cho.
Giải :
	Chọn 3 làm chữ số hàng nghìn, ta có các số :
8 – 9 : 3089
0
9 – 8 : 3098 
 0 – 9 : 3809 
3 8
	 9 – 0 : 3890
 0 – 8 : 3908	
 9
	8 – 0 : 3980
	Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy : Từ 4 chữ số đã cho ta viết được 6 số có chứ số hàng nghìn bằng 3 thoả mãn điều kiện của đề bài.
	Chữ số 0 không thể đứng ở vị trí hàng nghìn. Vậy só các số thoả mãn điều kiện của đề bài là:
	6 x 3 = 18 (số)
Cách 2 :
	Lần lượt chọn các chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị như sau :
	- có 3 cách chọn chữ số hàng nghìn của số thoả mãn điều kiện đề bài (vì số 0 không thể đứng ở vị trí hàng nghìn).
	- Có 3 cách chọn chữ số hàng trăm (đó là 3 chữ số còn lại khác chữ số hàng nghìn)
	- Có 2 cách chọn chữ số hàng chục (đó là 2 chữ số còn lại khác chữ số hàng nghìn và hàng trăm).
	- Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (đó là chữ số còn lại khác hàng nghìn, hàng trăm và hàng chục).
	Vậy các số viết được là :
	3 x 3 x 2 x 1 = 18 (số)
b, Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số đã cho phải có chữ số hàng nghìn là chữ số lớn nhất (Trong 4 chữ số đã cho). Vậy chữ số hàng nghìn của số phải tìm bằng 9.
Chữ số hàng trăm phải là chữ số lớn nhất trong 3 chữ số còn lại. Vậy chữ số hàng trăm bằng 8.
	Chữ số hàng chục là chữ số lớn trong 2 chữ số còn lại. Vậy chữ số hàng chục là 3.
	Số phải tìm là 9830.
	Tương tự phần trên ta nhận được số bé nhất thoả mãn điều kiện của đề bài là 3089.
c, Số lẻ lớn nhất thoả mãn điều kiện của đề bài phải có chữ số hàng nghìn là số lớn nhất trong 4 chữ số đã cho. Vậy chữ số hàng nghìn của số phải tìm bằng 9.
	Số phải tìm có chữ số hàng nghìn bằng 9 và là số lẻ nên chữ số hàng đơn vị phải bằng 3.
	Chữ số hàng trăm phải là chữ số lớn nhất trong hai chữ số còn lại, nên chữ số hàng trăm phải bằng 8.
	Vậy số phải tìm là 9830.
	Tương tự số chẵn nhỏ nhất là 3098.
Bài 2 : Viết liên tiếp 15 số lẻ đầu tien để được một số tự nhiên. Hãy xoá đi 15 chữ số của số tự nhiên vừa nhận được mà vẫn giữ nguyên thứ tự các chữ số còn lại đẻe được :
	a, Số lớn nhất.
	b, Số nhỏ nhất.
Viết các số đó.
	Giải : 
	Viết 15 số lẻ đầu tiên liên tiếp ta được số tự nhiên :
	1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
	Để sau khi xoá 15 chữ số ta nhận được số lớn nhất thì chữ số giữ lại đầu tiên kể từ bên trái phải là chữ số 9. Vậy trước hết ta xoá 4 chữ số đầu tiên của dãy 1, 3, 5, 7. Số còn lại là :
	9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
	Ta phải xoá tiếp 15 – 4 = 11 chữ số còn lại để được số lớn nhất. Để sau khi xoá nhận được số lớn nhất thì chữ số thứ hai kể từ bên trái phải là chữ số 9. Vậy tiếp theo ta phải xoá tiếp những chữ số viết giữa hai chữ số 9 trong dãy, đó là 11 13 15 17 1. Số còn lại là :
	992 123 252 729.
	Ta phải xoá tiếp 11 – 9 = 2 chữ số từ số còn lại để được số lớn nhất. Chữ số thứ ba còn lại kể từ bên trái phải là 2, vậy để được số lớn nhất sau khi xoá 2 chữ số ta phải xoá số 12 hoặc 21. Vậy số lớn nhất phải là
	9 923 252 729.
	b, Lập luận tương tự câu a. số phải tìm là 1 111 111 122 
Bài 3 : Cho 3 chữ số 2, 3 và 5. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Hỏi :
	a, Lập được mấy số như thế
	b, Mỗi chữ số đứng ở mỗi hàng mấy lần?
	c, Tính tổng các số.
	Giải :
a, Ta lập được 6 số sau
	235	325	523
	253	352	532
b, Mỗi chữ số đứng ở mỗi hàng 2 lần.
c, Tổng các số đó là :
	(2 + 3 + 5) x 2 x 100 + (2 + 3 + 5) x 2 x 10 + (2 + 3 + 5) x 1
	= 10 x 2 x (100 + 10 + 1)
	= 10 x 2 x 111
	= 2220
Bài 4 : Cho 4 chữ số 1, 2, 3, 4. Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số mà ở mỗi số có đủ 4 chữ số đẫ cho. Tính tổng các số đó.
	Giải :
	Chọn chữ số 1 ở hàng nghìn ta lập được 6 số sau :
	1234	1324	1423
	1243	1342	1432
	Ta thấy mỗi chữ số đứng ở mỗi hàng 6 lần. Vậy tổng các số lập được :
(1 + 2 + 3 + 4) x 1000 x 6 + (1 + 2 + 3 + 4) x 100 x 6 + (1 + 2 + 3 + 4) x 10 x 6 + (1 + 2 + 3 + 4) x 1 x 6
	= 10 x 6 x (1000 + 100 + 10 + 1)
	= 60 x 1111
	= 66660.
Bài 5 : Cho 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 5. Hãy lập tất cả các số có 5 chữ số mà ở mỗi số có đủ 5 chữ số đã cho. Tính tổng
	Giải :
	Chọn chữ số 1 ở hàng chục nghìn ta lập được 24 số 
	Tương tự nên ta lập được
	24 x 5 = 120 (số)
	Tổng là :
(1 + 2 + 3 + 4 + 5) x 10000 x 24 + (1 + 2 + 3 + 4 + 5) x 1000 x 24 + (1 + 2 + + 3 + 4 + 5) x 100 x 24 + (1 + 2 + 3 + 4 + 5) x 10 x 24 + (1 + 2 + 3 + 4 + 5) x x 1 x 24 
	= (1 + 2 + 3 + 4 + 5) x 24 x 11111
	= 15 x 24 x 11111
	= 3999960
Bài 6 : Cho 3 chữ số 3, 3, 4. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho mà mỗi chữ số trên chỉ viết 1 lần. Tính tổng các số đó.
	Giải :
	Ta lập được 3 số 334, 343, 433
	Tổng các số :
	(3 + 3 + 4) x 100 x 1 + (3 + 3 + 4) x 10 + (3 + 3 + 4) x 1
	= 10 x (10 + 10 + 1)
	= 10 x 111
	= 1110.
Bài 7 : Cho 4 chữ số : 2, 2, 5, 1. 
	Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số mà mỗi số có đủ 4 chữ số đã cho. Tính tổng
	Giải :
 - Chọn chữ số 1 ở hàng nghìn ta lập được các số :
	1225	1522
	1252
	- Chọn chữ số 5 ở hàng nghìn ta cũng lập được 3 số.
	- Chọn chữ số 2 ở hàng nghìn ta lập được 6 số 
	2152	2251	2512
	2125	2215	2521
Vậy ta lập được 12 số.
	Tổng là :
(1 + 2 + 2 + 5) x 1000 x 3 + (1 + 2 + 2 + 5) x 100 x 3 + (1+ 2 + 2 + 5) x 1 x 3
	= (1 + 2 + 2 + 5) x 3 x 1111
	= 10 x 3 x 1111
	= 33330
Bài 8 : Cho 3 chữ số 0, 3, 7. Hãy lập tất cảc các số có 3 chữ số sao cho mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số vừa lập
	Giải :
	Ta lập được 4 số
703
730
Tổng 
	(3 + 7) x 100 x 2 + (3 + 7) x 10 + (3 + 7) x 1
	= 10 x 100 x 2 + 10 x 10 + 10 x 1
	= 20 x 100 + 100 + 10
	= 2110.
	* Bài tập về nhà :
Bài 1 : Cho 4 chữ số : 0, 2, 3, 5. Hãy lập tất cả các số mà mỗi số có đủ 4 chữ số đã cho. Tính tổng.
Bài 2 : Cho 4 chữ số : 1, 3, 3, 4. Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số mà mỗi số có đủ 4 chữ số đã cho. Tính tổng.
Bài 3 : Cho 5 chữ số : 0, 1, 3, 2, 4. Hãy lập tất cả các số có 5 chữ số mà mỗi số có đủ 5 chữ số đã cho. Tính tổng.
Bài 4 : Cho 5 chữ số 0, 1, 2, 3, 4.
a, Có thể viết đượcbao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ 5 chữ số đã cho? Trong các số viết được có bao nhiêu số chẵn?
b, Tìm số chẵn lớn nhất, số lẻ nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 5 chữ số đã cho
Bài 5 : Có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau, biết rằng :
a, Các chữ số của chúng đều là những số lẻ?
b, Các chữ số của chúng đều là những số chẵn?
Bài 6 :
a, Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số được viết tữ 3 chữ số khác nhau.
b, Tìm số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số được viết từ 3 chữ số khác nhau.
Bài 7 : Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 15 để được 1 số tự nhiên. Hãy xoá đi 10 chữ số vừa nhận được mà vẫn giữ nguyên thứ tự của các chữ số còn lại để được :
	a, Số lớn nhất;
	b, Số nhỏ nhất;
	Viết các số đó.
Bài 8 : Viết liên tiếp 10 số chẵn khác 0 đầu tiên để được một số tự nhiên. Hãy xoá đi 10 chữ số của số vừa nhận được mà vẫn giữ nguyên thứ tự của các chữ số còn lại để được :
	a, Số chẵn lớn nhất;
	b, Số lẻ nhỏ nhất.
II DÃY SỐ
Dạng 1 . Quy luật viết dãy số.
	* Kiến thức cần lưu ý (cách giải) :
	Trước hết ta cần xác định quy luật của dãy số.
	Những quy luật thường gặp là :
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với 1 số tự nhiên d ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với 1 số tự nhiên q khác 0 ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy ;
	+ số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự ;
	v . . . v
Loại 1: Dãy số cách đều
Bài 1 : Viết tiếp 3 số :
	a, 5, 10, 15, ...
	b, 3, 7, 11, ...
	Giải :
a, Vì : 10 – 5 = 5
	 15 – 10 = 5
	Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là :
	15 + 5 = 20
	20 + 5 = 25
	25 + 5 = 30
	Dãy số mới là :
	5, 10, 15, 20, 25, 30.
b, 	7 – 3 = 4
	11 – 7 = 4
Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là :
	11 + 4 = 15
	15 + 4 = 19
	19 + 4 = 23
	Dãy số mới là :
	3, 7, 11, 15, 19, 23.
	Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau
Loại 2 : Dãy số khác
Bài 1 : Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau :
a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...
b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...
c, 0, 3, 7, 12, ...
d, 1, 2, 6, 24, ...
	Giải
a, Ta nhận xét :
	4 = 1 + 3
	7 = 3 + 4
	11 = 4 + 7
	18 = 7 + 11
	...
	Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau :
	1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...
b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó. 
	Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau. 
	0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...
c, ta nhận xét :
	Số hạng thứ hai là :
	3 = 0 + 1 + 2
	Số hạng thứ ba là :
	7 = 3 + 1 + 3
	Số hạng thứ tư là :
	12 = 7 + 1 + 4
	Từ đó rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy .
	Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau.
	0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...
d, Ta nhận xét :
	Số hạng thứ hai là
	2 = 1 x 2
	Số hạng thứ ba là 
	6 = 2 x 3
	số hạng thứ tư là
	24 = 6 x 4
	. . .
	Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.
	Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau :
	1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...
Bài 2 : Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau :
	a, . . ., 17, 19, 21
	b, . . . , 64, 81, 100
Biết rằng mỗi dãy có 10 số hạng.
	Giải :
a, Ta nhận xét :
	Số hạng thứ mười là
	21 = 2 x 10 + 1
	Số hạng thứ chín là :
	19 = 2 x 9 + 1
	Số hạng thứ tám là :
	17 = 2 x 8 + 1
	. . .
	Từ đó suy ra quy luật của dãy số trên là : Mỗi số hạng của dãy bằng 2 x thứ tự của số hạng trong dãy rồi cộng với 1.
	Vậy số hạng đầu tiên của dãy là
	2 x 1 + 1 = 3
b, Tương tự như trên ta rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân số thứ tự của số hạng đó.
	Vậy số hạng đầu tiên của dãy là :
	1 x 1 = 1
Bài 3 : Lúc 7 giờ sáng, Một người xuất phát từ A, đi xe đạp về B. Đến 11 giờ trưa người đó dừng lại nghỉ ăn trưa một tiếng, sau đó lại đi tiếp và 3 giờ chiều thì về đến B. Do ngược gió, cho nen tốc độ của người đó sau mỗi giờ lại giảm đi 2 km. Tìm tốc độ của người đó khi xuất phát, biết rằng tốc đọ đi trong tiếng cuối quãng đường là 10 km/ giờ.
	Giải :
	Thời gian người đó đi trên đường là :
	(11 – 7) + (15 – 12) = 7 (giờ)
	Ta nhận xét :
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 7 là :
	10 (km/giờ) = 10 + 2 x 0
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 6 là :
	12 (km/giờ) = 10 + 2 x 1
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 5 là :
	14 (km/giờ) = 10 + 2 x 2
	. . .
	Từ đó rút ra tốc độ người đó lúc xuất phát (trong tiếng thứ nhất) là :
	10 + 2 x 6 = 22 (km/giờ)
Bài 4 :Điền các số thích hợp vào ô trống, sao cho tổng các số ở 3 ô liên tiếp đều bằng 1996 :
496
996
Giải :
	Ta đánh số các ô theo thứ tự như sau
496
996
 ô1 ô2 ô3 ô4 ô5 ô6 ô7 ô8 ô9 ô10 
	Theo điều kiện của đầu bài ta có :
	496 + ô7 + ô 8 = 1996
	ô7 + ô8 + ô9 = 1996
	Vậy ô9 = 496. Từ đó ta tính được
	ô8 = ô5 = ô2 = 1996 – (496 + 996) = 504;
	ô7 = ô4 = ô1 = 996 và ô3 = ô6 = 496
	Điền vào ta được dãy số :
996
504
496
996
504
496
996
504
496
996
Dạng 2 : Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không
Cách giải :
	- Xác định quy luật của dãy.
	- Kiểm tra số a có thoả mãn quy luật đó hay không.
Bài tập : Em hãy cho biết :
a, Các số 50 và 133 có thuộc dãy 90, 95, 100, ... hay không?
b, Số 1996 thuộc dãy 3, 6, 8, 11, ... hay không?
c, Số nào trong các số 666, 1000, 9999 thuộc dãy 3, 6, 12, 24, ... ?
	Giải thích tại sao?
	Giải : 
a, Cả 2 số 50 và 133 đều không thuộc dãy đã cho vì
	- Các số hạng của dãy đã cho đều lớn hơn 50 ;
	- Các số hạng của dãy đã cho đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5.
b, Số 1996 không thuộc dãy đã cho, Vì mọi số hạng của dãy khi chia cho đều dư 2 mà 1996 : 3 thì dư 1.
c, Cả 3 số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy 3, 6, 12, 24, ... , vì
	- Mỗi sốhạng của dãy (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho nên các số hạng (kể từ số hạng thứ 3) có số hạng đứng liền trước là số chẵn mà 666 : 2 = 333 là số lẻ.
	- Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3 
	- Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ.
	* Bài tập về nhà 
Bài 1 : Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau :
	a, 100 ; 93 ; 85 ; 76 ; ...
	b, 10 ; 13 ; 18 ; 26 ; ...
	c, 0 ; 1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 12 ; ...
	d, 0 ; 1 ; 4 ; 9 ; 18 ; ...
	e, 5 ; 6 ; 8 ; 10 ; ...
	f, 1 ; 6 ; 54 ; 648 ; ...
	g, 1 ; 3 ; 3 ; 9 ; 27 ; ...
	h, 1 ; 1 ; 3 ; 5 ; 17 ; ...
Bài 2 : Điền thêm 7 số hạng vào tổng sau sao cho mỗi số hạng trong tổng đều lớn hơn số hạng đứng trước nó :
	49 + ... ... = 420.
	Giải thích cách tìm.
Bài 3 : Tìm hai số hạng đầu của các dãy sau :
	a, . . . , 39, 42, 45 ;
	b, . . . , 4, 2, 0 ;
	c, . . . , 23, 25, 27, 29 ;
Biết rằng mỗi dãy có 15 số hạng.
Bài 4 : 
a, Điền các số thích hợp vào các ô trống, sao cho tích các số của 3 ô liên tiếp đều bằng 2000
50
2
b, Cho 9 số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Hãy điền mỗi số vào 1 ô tròn sao cho tổng của 3 số ở 3 ô thẳng hàng nhau đều chia hết cho 5. Hãy giải thích cách làm.
	O
	O	O
	 	O	O	O
	O	O
 O
 O
	O O
	O	O O
c, Hãy điền số vào các ô tròn sao cho tổng của 3 ô liên tiếp đều bằng nhau. Giải thích cách làm.?
Dạng 3 : Tìm số số hạng của dãy số .
	* Lưu ý :
ở dạng này thường sử dụng phương pháp giải toán khoảng cách (trồng cây).Ta có công thức sau:
	Số số hạng của dãy = Số khoảng cách + 1
	- Nếu quy luật của dãy là : số đứng sau bằng số hạng liền trước cộng với số không đổi thì : 
	Số các số hạng của dãy = (Số cuối – số đầu) : K/c + 1
	*Bài tập vận dụng :
Bài 1: Viết các số lẻ liên tiếp từ 211. Số cuối cùng là 971. Hỏi viết được bao nhiêu số ?
	Giải:
Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị 
Số cuối hơn số đầu số đơn vị là :
	971 – 211 = 760 (đơn vị)
760 đơn vị có số khoảng cách là :
	760 : 2 = 380 (K/ c)
Dãy số trên có số số hạng là :
	380 +1 = 381 (số)
	Đáp số :381 số hạng
Bài 2: Cho dãy số 11, 14, 17, ... , 68.
a, Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng ?
b, Nếu ta tiếp tục kéo dài các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1 996 là số mấy ?
	Giải :
 a,Ta có : 14 – 11 = 3 
	 17 – 14 = 3
Vậy quy luật của dãy là : mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3 .
Số các số hạng của dãy là :
	( 68 – 11 ) : 3 + 1 = 20 (số hạng)	
 b, Ta nhận xét :
Số hạng thứ hai : 14 = 11 + 3 = 11 + (2 – 1) x 3
Số hạng thứ ba : 17 = 11 + 6 = 11 + (3 – 1) x 3
Số hạng thứ tư : 20 = 11 + 9 = 11 + (4 – 1) x 3
Vậy số hạng thứ 1 996 là : 11 + (1 996 – 1) x 3 = 5 996
	Đáp số : 20 số hạng ; 5 996
Bài 3: Trong các số có ba chữ số, có bao nhiêu số chia hết cho 4 ?
	Giải :
Ta có nhận xét :số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 4là 100 và số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy các số có ba chữ số chia hết cho 4 lập thành một dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng của dãy (Kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4.
	Vậy các số có 3 chữ số chia hết cho 4 là :
	(996 – 100) : 4 + 1 = 225 (số)
	Đáp số : 225 số 
Dạng 4 : Tìm tổng các số hạng của dãy số	 
* Cách giải 
	Nếu các số hạng của dãy số cách

File đính kèm:

  • docBai_Nhung_bai_toan_hay_nhat_lop_5.doc