Mô đun 2: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (15 tiết)

2. Nội dung Cơ bản và sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác.

Là sự phát triển mạnh mẽ , thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội. yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập.

 

docx7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun 2: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (15 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.(15 tiết).
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.(7 tiết).
Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn tuối học sinh trung học cơ sở trong sự phát triển con người.
Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.
Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.
Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Thời kì nếu sự phát triển đuợc định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.
Thứ hai: Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng.
Thứ ba: Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi.
Thứ tư: Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển.
Ngay các tên gọi của thời kì này: Thời kì "quá độ", "tuổi khó khăn", “tuổi khủng hoảng"... đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thức đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình...
Các điều kiện phát triển tâm lí của học sinh trung học cơ sở.
a. Sự phát triển cơ thể.
Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm là: Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Tác nhân quan trọng ảnh huớng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thiếu niên là các hormone, chế độ lao động và dinh dưỡng.
Chiều cao của các em tăng rất nhanh: Trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 - 6 cm, các em trai cao thêm 7 - 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 - 5kg /năm, sự tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái...
Gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong khoảng 20 - 30 năm gần đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chóng, các em trở nên cao, to, khỏe mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước. Theo kết quả đo đạc của chuơng trình KHXH-04-04 (năm 1996), HS thế hệ hiện tại cao hơn thế hệ 1975 trung bình 9 cm ở nam và 7,7cm ở nữ; về cân nặng tăng 6,2kg ở nam và 3,3kg ở nữ.
Cần tránh cho các em đi giày, guốc cao gót, tránh nhảy quá cao để khói ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các em.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.(8 tiết).
Đặc trưng trong giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn:
Nét đặc trưng trong giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn - trẻ em ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Quan hệ giữa thiếu niên với người lớn có các đặc trưng:
	Thứ nhất: Tính chủ thể trong quan hệ giữa trẻ với người lớn rất cao, thậm chí cao hơn mức cần thiết. Các em có nhu cầu đuợc tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với người lớn.
 Thứ hai: Trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. trước hết là mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của trẻ em. Do sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lí nên trong quan hệ với người lớn, thiếu niên có nhu cầu thoát li khói sự giám sát của người lớn, muốn độc lập. Tuy nhiên, do địa vị xã hội còn phụ thuộc, do chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và giải quyết vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống nên các em vẫn có nhu cầu được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng cho mình.
Thứ ba: Trong tương tác với người lớn, thiếu niên có xu hướng cường điệu hóa các tác động của người lớn trong ứng xử hằng ngày. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hóa quá mức tầm quan trọng của các tác động đó.
2. Nội dung Cơ bản và sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác.
Là sự phát triển mạnh mẽ , thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội... yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập.
Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó sự phát triển lâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt Điều đó quyết định sự tồn tại song song "vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn" ở lứa tuổi này. Cụ thể:
a. Sự phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở.
Sự phát triển cơ thể thiếu niên rất nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, đặc biệt xem xét những thay đổi về hệ thống thần kinh, liên quan đến nhận thức của thiếu niên và sự trưởng thành về mặt sinh dục, yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên.
b. Sự phát triển giao tiếp của thiếu niên THCS
Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi HS THCS. Lứa tuổi này có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng.
Nét đặc trưng trong giao tiếp của HS THCS với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình.
Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Khác với giao tiếp với người lớn (thường diễn ra sự bất bình đẳng), giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập.
c. Sự phát triển nhận thức của học sinh THCS. 
Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS là sự hình thành và phát triển các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề.
Các quá trình nhận thức tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng... ở HS THCS đều phát triển mạnh, đặc biệt sự phát triển của tư duy hình tượng và tư duy trừu tượng.
 Sự phát triển nhân cách HS THCS.
Ở lứa tuổi HS THCS đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, đặc biệt của tự giáo dục. Bởi vậy kể từ tuổi này, các em không những là khách thể mà còn là chú thể của giáo dục.
Đồng thời đạo đức của HS THCS cũng được phát triển mạnh, đặc biệt về nhận thức đạo đức và các chuẩn mực hành vi ứng xử. 
3. Vấn đề giáo dục HS THCS trong xã hội hiện đại.
Giáo dục HS THCS trong xã hội hiện đại là vấn đề phức tạp và khó khăn, bởi lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự phát triển đời người cả về thể chất, mặt xã hội và mặt tâm lí. Mặt khác điều kiện sống, điều kiện giáo dục trong xã hội hiện đại cũng có những thay đổi so với xã hội truyền thống. Để giáo dục HS THCS đạt hiệu quả, cần phải tính đến những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi trong sự phát triển. 
Về thuận lợi, do điều kiện sống trong xã hội được nâng cao mà hiện nay sức khỏe của thiếu niên đuợc tăng cường. Tuổi này sự dậy thì đến sớm hơn và các em có đuợc cơ thể khóe mạnh, sức lực dồi dào. Đây là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách của thiếu niên.
Mặt khác bước vào thế kĩ XXI, do bùng nổ của khoa học công nghệ mà lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú. Đồng thời số con trong mọi gia đình chỉ có ít nên cha mẹ dễ có điều kiện để chăm sóc các em (cả về thời gian, về kinh tế, đặc biệt là những điều kiện để giáo dục toàn diện nhân cách các em). Xã hội, nhà trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ em nói chung và HS THCS nói riêng. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã giúp chỗ các em có được cơ hội, điều kiện giáo dục toàn diện hơn (ngay cả với những em có hoàn cảnh khó khăn).
Về khó khăn, do sự dậy thì của thiếu niên đến sớm hơn, cơ thể các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội và tâm lí lại diễn ra chậm hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục HS THCS. Việc dậy thì sớm cũng ảnh hưởng đến hoạt động học của các em, làm các em bị phân tâm trong học tập do có những rung cảm mới, quan hệ mới với bạn khác giới.
Do nội dung học tập ngày càng mở rộng, quá tải nên HS THCS chủ yếu bận học (học ở lớp chính khóa, học thêm...), ít có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác với gia đình. Hơn nữa ở những lớp cuối cấp (lớp 9) có thể xuất hiện thái độ phân hóa rất rõ trong học tập dẫn tới việc học lệch, tạo nên sự thiếu toàn diện trong hiểu biết, trong nhận thức của các em.
Khó khăn cơ bản của lứa tuổi HS THCS là xây dựng mọi quan hệ giữa người lớn với các em sao cho ổn thỏa và xây dựng quan hệ lành mạnh, trong sáng với bạn, đặc biệt với bạn khác giới.
Ngoài việc lĩnh hội tri thức trong trường THCS và tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, của gia đình, HS THCS còn có thể tìm kiếm nhiều thông tin khác từ bạn bè, từ sách báo, phim ảnh ngoài luồng. Nếu tiếp nhận những thông tin không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng về cách nghĩ, về lối sống; hình thành những nét nhân cách không phù hợp với chuẩn mực xã hội, không phù hợp với yêu cầu người lớn đặt ra cho các em.
	* Một số lưu ý trong công tác giáo dục học sinh trung học cơ sở:
	Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với HS; tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng; tránh tình trạng phân hóa thái độ đối với môn học, học lệch để các em có đuợc sự hiểu biết toàn diện, phong phú.
	Cần giúp HS THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính sác, khắc phục những quan điểm không đúng ở các em.
	Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để HS THCS được tham gia và có đuợc những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó, để các em có đuợc sự phát triển nhân cách toàn diện.
	Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của HS THCS và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực, tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè.
	Có thể thành lập phòng tâm lí học đường trong trường hoặc cụm trường (theo phuơng châm Nhà nuớc và nhân dân cùng chăm lo chỗ sự nghiệp giáo dục) để HS THCS đuợc sự tru giúp thường xuyên về tâm lí và những vấn đề khó khăn của lứa tuổi.
Tóm lại:
	Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: "thời kì quá độ", "tuổi khó bảo", "tuổi bất trị", "tuổi khủng hoảng"... Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em.
	Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trường thành. Nội dung cơ bản và sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể; của sự tự ý thức; của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè; của hoạt động học lập, hoạt động xã hội... 
	Yếu tố của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS là tính tích cực xã hội manh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập.
	Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn" ở lứa tuổi này.
	Có thể chứng minh các lập luận trên qua sự phát triển thể chất của HS THCS (nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, xuất hiện yếu tố mới của sự trưởng thành như hệ sinh dục..hoặc qua sự phát triển giao tiếp của HS THCS với người lớn (Nét đặc trưng trong giao tiếp của HS THCS với người lớn là sự cải tạo lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên.

File đính kèm:

  • docxModule_THCS_2_Dac_diem_tam_ly_cua_hoc_sinh_THCS.docx
Giáo án liên quan