Lý thuyết và bài tập Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Oxi. Không khí - Trương Thế Thảo

V. BÀI TẬP TƯƠNG TỰ HỌC SINH TỰ LUYỆN Ở NHÀ:

V.1. Bài toán tính theo phương trình hóa học:

Bài 1. Hai hợp chất thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là

KClO3 và KMnO4.

a. Muốn điều chế 3,2g khí oxi cần phải phân hủy bao nhiêu:

- mol mỗi chất trên?

- gam mỗi chất trên?

b. Tính khối lượng Oxi điều chế được bằng cách phân hủy:

- 0,1 mol mỗi chất trên?

- 50 gam mỗi chất trên?

Bài 2. Tính số mol KClO3, số mol KMnO4 cần thiết để điều chế một lượng khí Oxi đủ

đốt cháy hết:

- Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25 mol H2.

- Hỗn hợp 6,75g bột Al và 9,75g bột Zn.

Bài 3. Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy thành KNO2 và O2.

a. Viết PTHH?

b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4g khí oxi.

c. Tính khối lượng khí Oxi điều chế được khi phân hủy 10,1g KNO3.

Bài 4.

a. Tính toán để chứng tỏ rằng chất nào giàu oxi hơn: KMnO4; KClO3; KNO3.

b. So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân hủy cùng số mol của mỗi

chất trên?

c. Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu (a) và câu (b)

pdf7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Oxi. Không khí - Trương Thế Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Trương Thế Thảo 1 
Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ 
I. Tính chất hóa học và cách điều chế O2 
1. Tính chất hóa học: 
- Oxi tác dụng với nhiều phi kim (trừ Cl2; Br2) tạo oxit phi kim. 
 S + O2 → SO2 
 4P + 5O2 → 2P2O5 
- Oxi tác dụng với nhiều kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tạo oxit kim loại: 
 3Fe + 2O2 → Fe3O4 
 4K + O2 → 2K2O 
- Oxi tác dụng được nhiều hợp chất hữu cơ: 
 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O 
 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O 
=> Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao: tác dụng 
với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất 
2. Điều chế: 
 - Nung các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao: 
2KClO3 → 2KCl + 3O2 
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 
HgO → Hg + O2 
 - Điện phân nước: 2H2O → 2H2 + O2 
 - Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 
II. Một số kiến thức cần nhớ: 
- Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều 
chất mới. 
 2KClO3 → 2KCl + 3O2 
 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 
- Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo 
thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
 4K + O2 → 2K2O 
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 
- Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của chất đó với Oxi 
- Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 
- Sự cháy: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 
+ Điều kiện phát sinh sự cháy: Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy; phải có 
đủ khí oxi cho chất cháy. 
+ Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện 1 hoặc đồng thời cả hai biện pháp: Hạ 
nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; cách li chất cháy với khí Oxi 
- Thành phần của không khí: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần 
theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí 
CO2, hơi nước, khí hiếm) 
III. OXIT: 
- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 2 
- Phân loại: 
+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit 
+ Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. 
- Gọi tên Oxit: 
+ Tên Oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) + Oxit. 
+ Tên Oxit axit: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số 
nguyên tử oxi + Oxit 
+ Tiền tố: 1: Mono; 2: đi; 3: tri; 4: tetra; 5: penta; 6: hexa;7: hepta. 
IV. CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN: 
Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng 
hóa hợp, phản ứng nào là phản ứng phân hủy: 
 S + O2 → .. 
 P + O2 → .. 
 Fe + O2 → .. 
 K + O2 → .. 
 CH4 + O2 → .. 
 C2H2 + O2 → .. 
 Na + O2 → .. 
 Si + O2 → .. 
 C + O2 → .. 
 Mg + O2 → .. 
 Al + O2 → .. 
KClO3 → .. 
KMnO4 → .. 
HgO → .. 
H2O → .. 
Bài 2: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào chỗ còn trống trong bảng: 
Công thức oxit Phân loại oxit Gọi tên oxit Công thức axit hoặc 
bazơ tương ứng 
MgO 
 Lưu huỳnh trioxit 
 Al(OH)3 
Cu2O 
 HNO3 
P2O3 
 Canxi oxit 
 KOH 
 H2SO4 
CO2 
SiO2 
 Điphotpho pentaoxit 
 Thủy ngân (II) oxit 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 3 
Bài 3: So sánh phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? 
- Giống nhau:  
- Khác nhau: 
Đặc điểm so sánh Phản ứng phân hủy Phản ứng hóa hợp 
Ví dụ  
Số chất tham gia 
Số chất sản phẩm 
Loại chất tham gia 
Loại chất sản phẩm 
Bài 4: Sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công 
nghiệp? 
 Trong phòng thí nghiệm Trong công nghiệp 
Nguyên liệu 
Sản lượng 
Giá thành 
Thiết bị sản xuất 
Thời gian điều chế 
Bài 5: (Bài toán hỗn hợp) Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp gồm khí metan và khí 
butan (C4H10) thu được 22g khí CO2. Hãy tính: 
- Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hỗn hợp? 
- Thành phần % theo khối lượng và theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp trên? 
Bài 6: (Tính theo phương trình hóa học) Tính khối lượng O2 cần dùng để đốt cháy 
hoàn toàn: 
a. 4 Kg metan (CH4). 
b. Hỗn hợp có 0,15mol C và 0,125mol S. 
c. Hỗn hợp có 8g hidro và 3,36 lít (đktc) metan? 
Bài 7: (Bài toán có tạp chất) Tính thể tích khí O2 và thể tích không khí ở đktc cần 
dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% Cacbon. (Những tạp chất còn lại 
không cháy được). 
Bài 8: (Bài toán có lượng chất dư) Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 7,84 lít 
khí O2 (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy, chất nào được tạo thành và khối lượng là bao 
nhiêu? 
Bài 9: (Bài toán tính theo nhiều phương trình hóa học) Người ta điều chế Kẽm oxit 
bằng cách đốt bột kẽm trong oxi. 
a. Tính thể tích khí Oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5g kẽm oxit? 
b. Muốn có lượng oxi nói trên thì phải phân hủy bao nhiêu gam KClO3? 
Bài 10: (Xác định công thức phân tử chất vô cơ theo phương trình hóa học) Đốt cháy 
9,2 gam một kim loại A có hóa trị I thu được 12,4g oxit. Xác định tên kim loại A và 
công thức oxit của A? 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 4 
Bài 11: (Xác định công thức phân tử chất vô cơ theo công thức hóa học) Oxit của một 
nguyên tố R có hóa trị V chứa 43,66% theo khối lượng nguyên tố đó. Xác định công 
thức của oxit và gọi tên? 
V. BÀI TẬP TƯƠNG TỰ HỌC SINH TỰ LUYỆN Ở NHÀ: 
V.1. Bài toán tính theo phương trình hóa học: 
Bài 1. Hai hợp chất thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là 
KClO3 và KMnO4. 
a. Muốn điều chế 3,2g khí oxi cần phải phân hủy bao nhiêu: 
 - mol mỗi chất trên? 
 - gam mỗi chất trên? 
b. Tính khối lượng Oxi điều chế được bằng cách phân hủy: 
 - 0,1 mol mỗi chất trên? 
 - 50 gam mỗi chất trên? 
Bài 2. Tính số mol KClO3, số mol KMnO4 cần thiết để điều chế một lượng khí Oxi đủ 
đốt cháy hết: 
 - Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25 mol H2. 
 - Hỗn hợp 6,75g bột Al và 9,75g bột Zn. 
Bài 3. Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy thành KNO2 và O2. 
a. Viết PTHH? 
b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4g khí oxi. 
c. Tính khối lượng khí Oxi điều chế được khi phân hủy 10,1g KNO3. 
Bài 4. 
 a. Tính toán để chứng tỏ rằng chất nào giàu oxi hơn: KMnO4; KClO3; KNO3. 
 b. So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân hủy cùng số mol của mỗi 
chất trên? 
 c. Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu (a) và câu (b) 
Bài 5. Tính thể tích khí oxi và không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết: 
a. 3,2g lưu huỳnh? 
b. 12,4g Phốtpho? 
c. 24g cacbon? 
Tính thể tích các khí CO2 và SO2 sinh ra ở đktc trong các trường hợp (a) và (c)? 
Bài 6. Tính khối lượng Oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm 6g C và 
8g S? 
Bài 7. Tính khối lượng Oxi thu được: 
a. Khi phân hủy 4,9g KClO3 trong phòng thí nghiệm? 
b. Khi điện phân 54 tấn nước trong công nghiệp? 
V.2. Bài toán hỗn hợp: 
Bài 1. Xác định thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong 
những hỗn hợp sau: 
a. 3 lít khí CO2, 1 lít khí O2 và 6 lít khí N2. 
b. 4,4g khí CO2, 16g khí O2 và 4g khí H2. 
c. 3mol khí CO2, 5 mol khí O2 và 2 mol khí CO. 
(Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.) 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 5 
Bài 2. Một hỗn hợpkhí gồm có 3,2g oxi và 8,8g khí cacbonic. Xác định khối lượng 
mol trung bình của hỗn hợp khí nói trên? 
Bài 3. Một hỗn hợp gồm có: 0,1mol O2; 0,25 mol N2; 0,15 mol CO. 
a. Tìm khối lượng mol trung bình của 1 mol hỗn hợp khí trên? 
b. Xác định tỉ khối của hỗn hợp khí đối với không khí và đối với H2? 
Bài 4. Một hỗn hợp gồm H2 và O2 chiếm thể tích 6,72 lít (đktc) có khối lượng là 3,6g. 
Hãy xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? 
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg và Al, sau phản ứng thu được 14,2g 
hai oxit. Hãy tính: 
- Thể tích khí O2 tham gia phản ứng (đktc)? 
- Thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,8g hỗn hợp C và S thì cần 3,36 lít O2 (đktc). Tính khối 
lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu? 
V.3. Bài toán có lượng chất dư: 
Bài 1. Đốt cháy 3,1g P trong bình chứa 5g Oxi. Hãy cho biết sau khi cháy chất nào 
được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu? 
Bài 2. Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong một bình chứa 10g oxi. Sau phản ứng người 
ta thu được 12,8g khí SO2. 
a. Tính khối lượng S đã cháy? 
b. Tính khối lượng và thể tích Oxi còn thừa sau phản ứng? 
Bài 3. Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Người ta đưa vào 
bình 10g P để đốt. Hỏi lượng P trên có cháy hết không? Cho rằng oxi chiếm 1/5 thể 
tích không khí? 
Bài 4. Một bình kín dung tích 16,8 lít (đktc) chứa đầy khí O2. Người ta đốt cháy hết 
3g C trong bình đó, sau đó đưa 18g P vào bình để đốt tiếp. 
a. Viết các PTHH cho các phản ứng xảy ra? 
b. Lượng P có cháy hết không? 
c. Tính khối lượng từng sản phẩm sinh ra? 
Bài 5: Đốt cháy 5,4 gam Nhôm trong bình đựng 4,48 lít khí oxi ở đktc. Tính khối 
lượng nhôm oxit tạo thành? 
Bài 6: Đốt cháy 11,5 gam natri trong bình đựng 2,24 lít khí oxi ở đktc. 
- Tính khối lượng sản phẩm tạo thành? 
- Tính khối lượng chất dư sau phản ứng? 
Bài 7: Đốt cháy 16,8 gam sắt trong bình đựng 6,72 lít khí oxi ở đktc. 
- Tính khối lượng sản phẩm tạo thành? 
- Tính khối lượng chất dư sau phản ứng? 
Bài 8: Đốt cháy 6 gam magie trong bình đựng 3,2 gam khí oxi. Tính khối lượng chất 
rắn trong bình sau phản ứng? 
Bài 9: Một bình kín chứa hỗn hợp gồm 12.103 phân tử H2 và 9.1023 phân tử O2. 
a. Tính thể tích của hỗn hợp khí? 
b. Đốt cháy hỗn hợp trên. Tính khối lượng nước thu được sau phản ứng? 
V.4. Bài toán xác định công thức chất vô cơ: 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 6 
Bài 1: Một oxit của nitơ có phân tử khối là 108, biết mN : mO = 7:20. Xác định công 
thức của oxit này? 
Bài 2: Một oxit kim loại có khối lượng mol là 102g, thành phần % về khối lượng của 
kim loại trong oxit là 52,94%. Xác định công thức của oxit đó? 
Bài 3: Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo thành một phân tử oxit. 
Trong phân tử này, nguyên tố oxi chiếm 25,8% về khối lượng Xác định công thức hóa 
học của oxit nói trên? 
Bài 4: Đốt cháy 5,4 gam 1 kim loại R thu được 10,2 gam một oxit. 
- Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc? 
- Xác định tên kim loại R và suy ra công thức của oxit? 
V.5. Một số bài tập khác: 
Bài 1: Tính số gam KMnO4 cần dùng để có lượng oxi đủ để điều chế được 2,32g 
Fe3O4? 
Bài 2: Lượng Oxi thu được khi điện phân 54g nước có đủ để đốt cháy hết 5,4g Al 
không? 
Bài 3: 
a. Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon? 5 mol lưu huỳnh? 
b. Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em HS đốt cháy 6,4g S trong 2,24 lít khí oxi. 
Vậy theo em, S cháy hết hay còn dư? 
Bài 4: 
a. Trong 16g khí Oxi có bao nhiêu mol nguyên tử O và bao nhiêu mol phân tử Oxi? 
b. Tính tỉ khối của oxi với nitơ , với không khí? 
Bài 5:. Đốt cháy 1kg than trong khí oxi, biết trong than có 10% tạp chất không cháy. 
a. Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên? 
b. Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra trong phản ứng? 
Bài 6: Cho các oxit sau: CO2; SO2; P2O5; Al2O3; Fe2O3; Fe3O4. 
a. Chúng được tạo ra từ các đơn chất nào? 
a. Viết PTPƯ và nêu điều kiện của pư (nếu có) điều chế các oxit trên? 
Bài 7: Tính khối lượng KClO3 cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6g 
cacbon? 
Bài 8: Lập công thức bazơ ứng với các oxit sau: CaO; FeO; Li2O; BaO; Al2O3; K2O; 
MgO. 
Bài 9: Lập công thức oxit axit tương ứng với các axit sau: HNO3; HNO2; H3PO4; 
H2CO3; H2SO3; H2SO4; HClO4; HMnO4; HBrO4 
Bài 10: 
a. Đem nhiệt phân hoàn toàn 49g KClO3 thì thu được những sản phẩm gì? Khối lượng 
mỗi chất là bao nhiêu? 
b. Lượng oxi thu được ở trên đem đốt 22,4g Fe thì thu được sản phẩm gì? Khối lượng 
là bao nhiêu? 
Bài 11: Khi nung Cu(NO3)2, xảy ra pư sau: 2Cu(NO3)2 -> 2CuO + 4NO2 + O2. Nếu 
đem nung hoàn toàn 22g Cu(NO3)2 thì khối lượng CuO và thể tích hỗn hợp khí (đktc) 
thu được là bao nhiêu? 
Giáo viên: Trương Thế Thảo 7 
Bài 12: Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng O2. Tính tỉ lệ 
a/b? 
Bài 13: Viết phản ứng tạo thành các oxit: Al2O3, CuO, CO2, P2O5, Fe3O4, ZnO, K2O, 
SO2, MgO từ các đơn chất tương ứng. Gọi tên Oxit? 
Bài 14: Viết 4 phương trình hóa học điều chế khí O2? 
Bài 15: Đốt cháy 11,2g Fe trong bình chứa 2,24 lít khí O2 (đktc). Tính khối lượng oxit 
sắt từ thu được và khối lượng nước cần dùng để điện phân ra lượng O2 nói trên? 
Bài 16: Đốt sắt trong 1 bình có chứa 8,4 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 
34,8g oxit sắt từ. 
a. Tính lượng Fe đã tham gia phản ứng? 
b. Tính thể tích O2 còn dư (đktc)? 
c. Tính lượng KClO3 cần thiết để phân hủy ra 8,4 lít khí O2 nói trên? 
Bài 17:. 
a. Trình bày tính chất hóa học của Oxi? Viết PTHH? 
b. Trình bày các cách điều chế và sản xuất oxi thường dùng? Viết PTHH? 
Bài 18: Đốt cháy 10,8g kim loại M có hóa trị III, thu được 20,4 gam oxit. 
a. Viết PTHH? 
b. Xác định tên của kim loại và Oxit của nó? 
c. Để điều chế ra lượng Oxi dùng trong phản ứng nói trên cần phải nhiệt phân bao 
nhiêu gam KMnO4? 
d. Nếu cũng dùng lượng Oxi nói trên để đốt cháy 4,8g magie thì khối lượng sản phẩm 
tạo thành là bao nhiêu? 
e. Lượng Oxi còn dư ở trên có thể dùng để đốt cháy bao nhiêu gam than chứa 95% C 
và 5% tạp chất không cháy? 

File đính kèm:

  • pdfLy thuyet va bai tap Oxi Khong khi_12790667.pdf
Giáo án liên quan