Lỹ thuyết và bài tập Hóa 8 - Chương 6: Dung dịch

9 . PHA CHẾ MỘT LƯỢNG DỤNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC :

9.1 . Pha chế một lượng dung dịch theo nồng độ phần trăm C% :

Các bước thực hiện :

-Tính khối lượng chất tan cần cho vào.

-Tính khối lượng (hay thể tích) nước cần cho sự pha chế.

9.2 . Pha chế một lượng dung dịch theo nồng độ mol CM :

Các bước thực hiện :

-Tính số mol chất tan.

-Xác định thể tích nước cần cho sự pha chế.

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỹ thuyết và bài tập Hóa 8 - Chương 6: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG 6 : DUNG DỊCH
 A . LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1 . DUNG DỊCH :
-Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan
-Chất tan có thể là chất khí, chất lỏng , chất rắn.
2 . DUNG DỊCH BÃO HÒA. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA :
-Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
-Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
VD : ở nhệt độ 20oc, 10 gam nước có thể hòa tan 20 gam đường.
-Nếu cho 15 gam đường vào 10 gam nước thì được dung dịch chưa bão hòa vì có thể hòa tan thêm đường nữa.
-Nếu cho 20 gam đường vào 10 gam nước ta được dung dịch bão hòa.
-Nếu cho 25 gam đường vào 10 gam nước thì được dung dịch bão hòa và 5 gam đường lắng xuống đáy cốc.
3 . TÍNH TAN CỦA MỘT SỐ AXIT, BAZƠ, MUỐI :
-Axit : hầu hết các axit tan trong nước, trừ axit xilixic (H2SiO3)
-Bazơ : phần lớn các bazơ không tan, trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ít tan.
-Muối :
+Các muối của Na, K, Nitrat, Axetat đều tan
+Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan ,trừ AgCl, PbCl2(tan nhiều trong nước nóng ), BaSO4, PbSO4, còn Ag2SO4 ít tan.
+Phần lớn các muối cacbonat, photphat, sunfua và sunfit không tan trừ muối của kim loại kiềm (Na, K, )
4 . ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC :
-Định nghĩa : Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
-Độ tan phụ thuộc vào bản chất của chất tan, dung môi, điều kiện hòa tan.
VD : ở 25oc, độ tan của NaCl là 36 gam
Kí hiệu : SNaCl (25oc) = 36 gam
4.1 .Các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan :
-Phần lớn độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.
-Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp xuất.
4.2 . Tinh thể ngậm nước :
-Một số muối có tính chất kết hợp với một số phân tử nước khi kết tinh tạo ra tinh thể ngậm nước. VD : CuSO4.5H2O , FeSO4.7H2O, ...
-Khi bị đun nóng, tinh thể nận nước mất nước chuyển thành muối khan.
5 . NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM (C%)
-Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
VD : Nồng độ muối ăn là 20%, có nghĩa là trong 100gam dung dịch có 20 gam muối ăn và 80 gam nước.
-CÔNG THỨC : C% =mctmdd x 100 Với mdd= mct + mdm
mct : Khối lượng chất tan (gam)
mdd : Khối lượng dung dịch (gam)
mdm : Khối lượng dung môi (gam)
6 . NỒNG ĐỘ MOL (CM) :
-Nồng độ mol (CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
VD : nồng độ muối ăn là 0,1 M, có nghĩa là trong 1 lít dung dịch muối ăn có 0,1 mol muối ăn
-CÔNG THỨC : CM = nV (mol/lít) (M)
n : là số mol chất tan (mol)
V : là thể tích dung dịch (lít)
7 . MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỒNG ĐỘ C%, NỒNG ĐỘ MOL VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG :
-Công thức tính khối lượng riêng của dung dịch : D =mddVdd (gam/ml)
à mdd = D x Vdd Vdd = mddD 
-Mối liên hệ giữa nồng độ C% và khối lượng riêng :
C% = mctVdd x D x 100
-Mối liên hệ giữa nồng độ mol và khối lượng riêng :
CM = n . D .1000mdd 
-Mối liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ C% :
CM = nV = mctMmddD .1000 = mct .D . 1000M . mdd = 10DM . mctmdd . 100 = 10DM . C%
8 . MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘ TAN (S) VÀ NỒNG ĐỘ C% :
100 gam nước hòa tan tối đa S gan chất tan tạo thành (100 + S) gam dung dịch bão hòa :
 C% = SS + 100 x 100
9 . PHA CHẾ MỘT LƯỢNG DỤNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC :
9.1 . Pha chế một lượng dung dịch theo nồng độ phần trăm C% :
Các bước thực hiện :
-Tính khối lượng chất tan cần cho vào.
-Tính khối lượng (hay thể tích) nước cần cho sự pha chế.
9.2 . Pha chế một lượng dung dịch theo nồng độ mol CM :
Các bước thực hiện :
-Tính số mol chất tan. 
-Xác định thể tích nước cần cho sự pha chế.
10 . PHA LOÃNG MỘT DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC :
10.1.Pha loãng một lượng dung dịch theo nồng độ phần trăm C% cho trước :
Các bước thực hiện :
-Tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi pha loãng
-Tính khối lượng dung dịch ban đầu đem pha loãng chứa lượng chất tan trên
-Tính khối lượng nước cần cho vào dung dịch ban đầu.
10.2 .Pha loãng một lượng dung dịch theo nồng độ mol CM cho trước :
Các bước thực hiện :
-Tính số mol chất tan trong dung dịch sau khi pha loãng.
-Tính thể tích dung dịch ban đầu đem pha loãng chưa lượng chất tan trên
-Tính thể tích nước cần cho vào dung dịch ban đầu.
 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
I . DẠNG 1 : TÍNH C%, CM VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG LIÊN QUAN :
-Tính nồng độ phần trăm C%
-Tính nồng độ mol CM
-Tính khối lượng riêng của dung dịch
Bài tập :
1 . Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi cho 100,1 gam Na2CO3.10H2O vào 175 ml nước cất.
 đ/a : 1,471 M
2 . Cho 10 ml dung dịch HCl 17,55 % có d = 1,04 g/l
a . Tính khối lượng dung dịch và số mol chất tan của dung dịch trên
b . Tính nồng độ mol của dung dịch trên.
 đ/a : mdd = 10,4 gam
 CM = 5 M
3 . Hòa tan 38,61 gam Na2CO3.10H2O vào 256 gam nước thì thu được dung dịch có d = 1,156 g/ml. Tính C% và CM của dung dịch.
 đ/a : C% = 4,86 %
 CM = 0,53 M
II . DẠNG 2 : TÍNH NỒNG ĐỘ CỦA CÁC CHẤT TRONG DUNG DỊCH SAU PHẢN ỨNG :
B1 : Tính số mol các chất.
B2 : Viết phương trình phản ứng.
B3 : Tính theo phương trình hóa học.
B4 : Xác định số mol hay khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.
B5 : - Nếu đề bài yêu cầu tính C% thì cần xác đinh khối lượng dung dịch sau phản ứng.
 + Cho 2 dung dịch tác dụng với nhau :
 mdd sau p ư = mdd 1 + mdd 2 - mkết tủa - mkhí
 + Cho chất rắn không tan (hay chất khí ít tan) vào trong dung dịch :
 mdd sau p ư = mchất rắn hay khí đã pư + mdd - mkết tủa - mkhí
 + Cho chất khí tan nhiều vào trong dung dịch :
 mdd sau p ư = mchất khí + mdd - mkết tủa - mkhí
 -Nếu đề bài yêu cầu tính CM thì cần xác đinh thể tích dung dịch sau phản ứng :
 + Cho 2 dung dich tác dụng với nhau :
 Vdd sau p ư = Vdd 1 + Vdd 2
 + Cho chất rắn (hay khí) vào dung dịch thì thể tích dung dịch sau phản ứng coi như bằng thể tích dung dịch ban đầu
Bài tập :
1 . Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl
a . Tính khối lượng muối taọ thành.
b . Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng.
c . Tính C% của dung dịch HCl ban đầu.
 đ/a : a. 25,4 g
 b. 19,42%
 c. 12,17%
2. Cho 12,15 gam Al vào 109,5 gam HCl 20%. Tính nồng phần trăn C% của dung dịch sau phản ứng.
 đ/a: 23,36%
3 .Trộn 200 gam dung dịch Na2CO3 13,25% vào 350 gam dung dịch BaCl2 20,8%
Biết đã xảy ra phản ứng : Na2CO3 + BaCl2 à 2NaCl + BaCO3
Tính nồng độ phần trăm C% của dung dịch sau phản ứng.
 đ/a : C% (BaCl2) = 4,15%
 C% (NaCl) = 5,84%
4 . Cho 3,6 gam Mg vào 140 ml dung dịch H2SO4 1,2 M. Tính nồng độ mol CM của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
 đ/a : CM (H2SO4 dư) = 0,13M
 CM (MgSO4 ) = 1,07 M
III. DẠNG 3 : BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ TAN :
-Dựa vào đinh nghĩa độ tan, công thức tính nồng độ % để tính toán
-Tính khối lượng chất tách ra dung dịch
LOẠI 1 : Tính khối lượng muối khan tách ra khỏi dung dịch:
B1 : Tính khối lượng muối khan và nước có trong dung dịch bão hòa ban đầu.
B2 :Tính khối lượng muối tối đa có thể hòa tan trong lượng nước ở trên
 (Điều kiện nhiệt độ)
B3 : Tính khối lượng muối tách ra.
LOẠI 2 : Tính tinh thể ngậm nước tách ra khỏi dung dịch :
B1 : Tính khối lượng muối trong dung dịch bão hòa ban đầu.
B2 : Gọi x là số mol tinh thể ngậm nước tách ra.
B3 : Tính khối lượng muối còn lại trong dung dịch bão hòa (theo x)
 mmuối còn lại = mmuối ban đầu - mmuối trong tinh thể ngậm nước
B4 : Tính khối lượng dung dịch lúc sau (theo x )
 mdd lúc sau = mdd ban đầu - mtinh thể ngậm nước
B5 : Dựa vào độ tan, tính x.
Bài tập :
1 . Ở 50oC, độ tan của KCl là 42,6 gam. Nếu cho 120 gam KCl vào 250 gam nước thì dung dịch thu được là bão hòa hay chưa bão hòa. Tính khối lượng KCl không tan hay cần cho thêm để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên.
 đ/a : 13,5 gam
2 . Biết độ tan của KNO3 ở 20oClà 32 gam. Tính khối lượng muối tách ra khi làm lạnh 800 gam dung dịch KNO3 45 % ở nhiệt độ phòng xuống 20oC.
 đ/a : 219,2 gam
3 . Cho biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4 gam. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khi làm lạnh 600 gam dung dịch 24% ở nhiệt độ thường xuống 10 oC.
 đ/a : 112,5 gam
4 . Khi làm nguôi 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4.nH2O (trong đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa mãn điều kiện 7 < n <12 )từ 80oC xuống 10oC thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch. Tìm công thức phân tử của hidrat nói trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 80oC và 10oC lần lượt lầ 28,3 gam và 9 gam.
 đ/a : n = 10 
 R : Na
 CT : Na2SO4.10H2O.

File đính kèm:

  • docxdung_dich_20150726_102600.docx
Giáo án liên quan