Luận văn Thạc sĩ - Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc các quy định của pháp luật có được thực hiện theo đúng trình tự, đúng nội dung, đúng thời điểm và các điều kiện cụ thể khác hay không. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm để ngăn chặn kịp thời tránh hậu quả xấu gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cá nhân. Kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo mọi đối tượng phải thực thi pháp luật nghiêm túc, đảm bảo sự bình đẳng giữa những đối tượng sử dụng đất và các cơ quan quản lý của Nhà nước.

- Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất:

+ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khi có tranh chấp quyền sử dụng đất, các bên không thể cùng nhau tự giải quyết mà yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về quyền lợi đối với quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc cá nhân có liên quan hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết những vấn đề lợi ích của họ mà cơ quan nhà nước cấp dưới đã giải quyết nhưng người sử dụng đất chưa đồng tình. Tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất là việc công dân, tổ chức tố cáo những hành vi sai phạm của người thực hiện pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng Quy chế dân chủ, công khai và công bằng xã hội.

 

doc38 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thạc sĩ - Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
Giao đất, cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính, bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc Nhà nước cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng từ loại đất này sang mục đích sử dụng loại đất khác. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong từng thời kỳ. 
1.3.5. Quản lý tài chính về đất đai
Là chức năng rất quan trọng của Nhà nước vừa để thực hiện quyền lợi về mặt kinh tế của chủ sở hữu; đồng thời, thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, nó bao gồm các nội dung quản lý giá đất, quy định mức thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế đất các loại, quy định mức tiền bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, các khoản ngân sách đầu tư vào đất và quản lý ngân sách khi đấu giá quyền sử dụng đất. Quản lý tài chính về đất đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất, được bảo vệ quyền lợi khi Nhà nước thu hồi đất.
1.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công vế đất đai. 
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: để đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đúng các quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. 
- Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ thống tổ chức ngành địa chính các cấp. 
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công vế đất đai: thị trường bất động sản muốn phát triển thì một trong những yêu cầu đó là đối tượng tham gia thị trường phải nhận thức được đầy đủ về các thông tin cần thiết của hàng hoá đất đai, cũng như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. 
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc các quy định của pháp luật có được thực hiện theo đúng trình tự, đúng nội dung, đúng thời điểm và các điều kiện cụ thể khác hay không. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm để ngăn chặn kịp thời tránh hậu quả xấu gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cá nhân. Kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo mọi đối tượng phải thực thi pháp luật nghiêm túc, đảm bảo sự bình đẳng giữa những đối tượng sử dụng đất và các cơ quan quản lý của Nhà nước. 
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất:
+ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khi có tranh chấp quyền sử dụng đất, các bên không thể cùng nhau tự giải quyết mà yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về quyền lợi đối với quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc cá nhân có liên quan hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết những vấn đề lợi ích của họ mà cơ quan nhà nước cấp dưới đã giải quyết nhưng người sử dụng đất chưa đồng tình. Tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất là việc công dân, tổ chức tố cáo những hành vi sai phạm của người thực hiện pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng Quy chế dân chủ, công khai và công bằng xã hội.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC 
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
1.4.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà nẵng
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đất đai 
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ
	 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN KRÔNG NÔ.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
 2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đăk Nông, có tổng diện tích tự nhiên 81.374,2 ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn; có toạ độ địa lý từ 12o11’16” đến 12o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107o41’52” đến 108o05’41” độ kinh Đông;
 2.1.1.2. Địa hình, địa chất
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Krông Nô mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa Cao nguyên. Thời tiết hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 và tháng 3 hầu như không mưa. Đặc điểm cơ bản của khí hậu huyện Krông Nô được thể hiện qua các yếu tố sau:
(Có bảng 2.1 kèm theo)
2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn 
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Theo kết quả kiểm kê năm đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên huyện là: 81.365,7ha
Có bảng 2.2 kèm theo)
Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm xây dựng 1978 và các tài liệu điều tra bổ sung năm 2005, trên địa bàn huyện có 8 nhóm đất chính với 14 loại đất như sau:
(Có bảng 2.3 kèm theo)
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội 
2.1.2.1. Dân số và lao động.
Huyện Krông Nô có 12 đơn vị hành chính, gồm 11 xã và 1 thị trấn.
(Có bảng 2.4; 2.5 kèm theo)
2.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Hạ tầng kỹ thuật:
* Hạ tầng xã hội: 
* Cảnh quan môi trường
2.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế:
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 
* Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế:
 - Khu vực kinh tế nông nghiệp:
 - Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng:
 - Khu vực kinh tế dịch vụ:
2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư 
2.1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố 
- Những lợi thế :
- Những hạn chế và thách thức :
2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
2.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
2.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng
2.2.2. Biến động đất đa giai đoạn 2011 - 2015
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 
2.3.1. Triển khai thi hành Luật Đất đai
Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương và của tỉnh, UBND huyện Kông Nô đã cập nhật, chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng như Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên - Môi trường đã tổ chức 04 hội nghị tập triển khai luật đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành luật với khoảng 450 lượt người, đối tượng tham dự: Trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể, lãnh đạo UBND, cán bộ tư pháp - hộ tịch, cán bộ địa chính các xã, phường. Từ năm 2011 đến nay, lồng ghép với các văn bản pháp luật khác, UBND các xã, phường đã tuyên truyền được 96 hội nghị với trên 4.000 lượt người tham dự. Phối hợp với Trung tâm học tập cồng đồng cơ sở đã tuyên truyền được 112 buổi ở thôn, tiểu khu với khoảng 8.500 lượt người tham dự. 
2.3.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính 
Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 12/12 xã, thị trấn đã được đo vẽ bản đồ địa chính theo các tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 với tổng số thửa đo vẽ là 50.680 thửa. Tuy nhiên, vẫn còn một phần diện tích của một số xã, thị trấn chưa được đo vẽ bản đồ địa chính hoặc đo vẽ nhưng tỷ lệ chưa hợp lý, một số xã, thị trấn bản đồ địa chính đã được đo đạc thời gian quá lâu nên số liệu địa chính không còn chính xác. 
(Có bảng 2.6 kèm theo)
Về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, qua các kỳ kiểm kê đất đai (kiểm kê đất đai năm 2010, 2015) UBND đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã và của huyện theo đúng quy định.
- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Đối với các tổ chức: thẩm quyền cấp giấy chứng nhận là Ủy ban nhân tỉnh Đăk Nông, trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường và có sự phố hợp của chính quyền huyện Krông Nô. Thực hiện chỉ thị 31/CT-TTg, ngày 14 tháng 12 năm 2007 đến nay trên địa bàn toàn huyện đã rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 90% cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp. 
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy. Diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lũy kế đến hết tháng 6/2015 là: 22.105,36 ha/25.641,82ha đạt 86,21% diện tích cần cấp giấy với số hộ được cấp giấy là 24.591 hộ.
2.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị
* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 
Thực hiện Luật Đất Đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên - Môi trường, Trước khi luật đất đai 2013 có hiệu lực UBND huyện đã lập xong quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 trình UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 30/6/2015. 
Theo luật đất đai năm 2013 những quy hoạch được lập theo các quy định của luât đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp với luật đất đai năm 2013. Hiện tại huyện Krông Nô đang triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 lập kế hoạch sử dụng đất năm năm kỳ cuối 2016-2020 hoàn thành trong quý IV/2015. 
* Quản lý quy hoạch đô thị: Ngoài quy hoạch sử dụng đất huyện Krông Nô còn quy hoạch chung thị trấn Đăk Mâm đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã trình UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 131/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2013. 
2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
- Giao đất: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 thì thẩm quyền giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Trên địa bàn huyện việc giao đất chủ yếu tập trung tại các khu tái định cư, giao đất ở cho các hộ trúng đất giá quyền sử dụng đất từ năm 2011 đến tháng 6/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBND huyện giao 7,88ha đất đất ở. 
(Có bảng tổng hợp 2.7 kẻm theo)
- Cho thuê đất: Đối với những doanh nghiệp, tổ chức thuê đất do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh; đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện Krông Nô. Từ nằm 2011 đến hết tháng 6/2015 trên địa bàn huyện Krông giao đất, cho thuê đất cụ thể:
(có bảng tổng hợp 2.8 kèm theo).
- Chuyển mục đích sử dụng đất: Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như việc tăng dân số cơ học đã làm cho nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất của người dân tăng lên đáng kể, nhất là việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang làm đất ở. Trên cơ sở quy hoạch chung đô thị được duyệt và công bố, các khu dân cư được quy hoạch chi tiết xây dựng tập trung ở các xã, người dân xin chuyển mục đích sử dụng tăng mạnh cư thể từ năm 2011 đến năm 2015 tổng số diện tích chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở là 24,43 ha. 
2.3.5. Quản lý tài chính về đất đai
Nguồn thu từ đất như: tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân các khoản phí, lệ phí đất do cơ quan thuế thu nộp vào ngân sách huyện và được chính quyền huyện cân đối nguồn thu - chi theo quy định của Luật Ngân sách. 
Thông qua bảng giá đất được UBND tỉnh Đăk Nông quy định làm cơ sở cho chính quyền thành phố xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản thuế phí theo quy định, Ngoài ra, làm cơ sở cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 
(Có bảng tổng hợp 2.9 kèm theo)
2.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và Quản lý các hoạt động dịch vụ công vế đất đai
 * Thực hiện các quyền của người sử dụng đất: 
- Giải quyết thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất,do cơ quan Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa, nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng gia tăng rất nhanh. 
(Có bảng tổng hợp 2.10 kèm theo)
- Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng:
Căn cứ Luật Đất đai, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, ngày 01/10/2009. UBND tỉnh Đăk Nông đã cụ thể hoá một số điều để bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh (Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 23/2/2010) và sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu luật Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, Thông tư 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30/6/2014. UBND tỉnh Đăk Nông đã cụ thể hoá một số điều để bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh (Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 21/01/2015). Trong đó, tập trung vào một số nội dung nhằm quy định sao cho bảo đảm quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với điều kiện địa phương, trong giai đoạn 2011-2015 đã thu hồi 1.207,64 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội.
(Có bảng tổng hợp 2.11 kèm theo)
Nhìn chung việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đều đảm bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, đa số các dự án thu hồi đất được nhân dân đồng tình ủng hộ 
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Các cơ quan hoạt động dịch vụ công về đất đai như: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất, có chức năng hỗ trợ cung cấp thông tin về đất đai cho các tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản và người dân. 
Thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng ở huyện Krông Nô còn mang tính tự phát, chưa được định hình rõ nét; Nhà nước chưa thật sự kiểm soát và quản lý tốt sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Các cơ quan chức năng chưa phát huy tốt vai trò tham mưu cho chính quyền thành phố trong việc quản lý nhà nước về phát triển thị trường bất động sản. Các điều kiện để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản còn thiếu và yếu. 
Đối với quyền sử dụng đất ở, nhà ở: việc mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở chủ yếu diễn ra giữa người dân với nhau; chưa có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản mở sàn giao dịch. 
Nhìn chung, các dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản ở huyện Krông Nô chưa phát triển. Chưa có các Trung tâm giao dịch bất động sản, Việc giao dịch phần lớn diễn ra giữa cá nhân với nhau hoặc thông qua một số người làm đầu mối dịch vụ. Các đơn vị dịch vụ hành chính công như: Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập đi vào hoạt động hơn 5 năm, nhưng chưa hỗ trợ nhiều cho thị trường. Hồ sơ địa chính chưa đầy đủ và còn thiếu chính xác, nên chưa tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản qua mạng thông tin điện tử.
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai: Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai được chính quyền thành phố quan tâm, nhưng thực tế kết quả mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Tăng trưởng kinh tế, tình trạng dân di cư tự do từ các địa phương khác đến phá rừng làm nương rẩy, lấn chiếm đất rừng... trong khi đó sự quản lý của chính quyền còn lỏng lẻo, chưa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai ngày càng nhiều. Riêng việc lấn, chiếm đất rừng làm nương rẩy, mua bán sang nhượng trái phép từ năm 2011 đến hết tháng 6/2015 là khoảng 9.000ha, các đối tượng chủ yếu là dân di cư tự do, dân tộc thiểu số tại chổ...Bên cạnh đó còn có trường hợp lấn chiếm đất công xây dựng trái phép trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp. 
	- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai: Trong những năm qua, chính quyền huyện đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp đến từng địa bàn cơ sở, chỉ đạo triển khai tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thông qua nhiều hình thức, nhằm trang bị cho người dân có ý thức về pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hạn chế thấp nhất xảy ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Theo quy chế tiếp công dân của huyện, hàng ngày có cán bộ tiếp công dân theo, mỗi tháng một lần Chủ tịch UBND huyện tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của huyện, qua những lần tiếp công dân của Chủ tịch UBND huyện cũng đã giải quyết được những vấn đề khó khăn, vướng mắt dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai như sau:
(Có bảng tổng hợp 2.12 kèm theo)
Tìm hiểu nội dung liên quan làm phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu như sau:
	- Tranh chấp đất đai chủ yếu diễn ra trong các tộc họ, gia đình, bà con hàng xóm có nhà đất liền kề nhau (trang chấp lối đi, bờ rào hoặc chủ quyền sử dụng), giữa hộ gia đình với các Công ty lâm nghiệp được nhà nước giao đất, giao rừng. Vấn đề khiếu nại, tố cáo chủ yếu là do việc lấn, chiếm đất công cộng, xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khiếu nại các chính sách đền bù giải toả và tái định cư không thoả đáng.
	- Chính quyền cơ sở buông lỏng quản lý, để xảy ra chuyển mục đích tùy tiện, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất trái phép, mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp nhưng phát hiện, ngăn chặn, xử lý không kịp thời. Khi chính quyền thực hiện giải tỏa hoặc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra khiếu kiện giữa chủ cũ và chủ mới.
	Từ kết quả cho thấy, nếu chính quyền huyện thực hiện tốt pháp luật về đất đai, tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cần sâu - rộng hơn, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường giám sát của các cơ quan đoàn thể và nhân dân thì kết quả sẽ tốt hơn, đặc biệt là huyện không có thanh tra chuyên ngành về đất đai, nên vấn đề chỉ đạo thực hiện như thế nào để mang lại kết quả cao nhất, hạn chế thấp nhất các vụ khiếu nại tố cáo trong đất đai là cần phải được nghiên cứu. 
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN KRÔNG NÔ 
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Hạn chế yếu kém 
	2.4.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nước về đất đai 
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN KRÔNG NÔ ĐẾN NĂM 2020
3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN KRÔNG NÔ ĐẾN NĂM 2020 
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Nô đến năm 2020
3.1.1.1. Định hướng phát triển
3.1.1.2. Mục tiêu tổng quát
3.1.1.3.. Mục tiêu cụ thể 
3.1.1.4. Các nhiệm vụ chủ yếu
3.1.2. Tiềm năng đất đai
3.1.2.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản x

File đính kèm:

  • docDe_cuong_thac_sy.doc
Giáo án liên quan