Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo Chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Phát triển GDNN- GDTX như là một hình thức huy động tiềm năng

của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập

thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi với

nhiều nội dung, chương trình và hình thức học tập. Được bồi dưỡng ngắn hạn

định kỳ theo các chương trình giáo dục, chương trình kỹ năng nghề nghiệp

phù hợp với nhu cầu người học, nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập

hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn

nhân lực cho địa phương và đất nước.

Như vậy, giáo dục nói chung trong đó có phương thức GDTX giúp mọi

người trong xã hội được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, mở

rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn nhằm hoàn thiện nhân cách đáp ứng

yêu cầu của xã hội.

Mặt bằng dân trí ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày

càng được nâng lên, thì nhu cầu học tập ngày càng lớn, học để biết, học để

làm người, học để chung sống, học để khẳng định mình, đó là nhu cầu tất yếu

của mỗi con người trong giai đoạn hiện nay và một địa chỉ có thể đáp ứng nhu

cầu đó chính là mạng lưới các Trung tâm GDNN - GDTX.

pdf52 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo Chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình giáo dục 
đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công 
nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, 
nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. 
14 
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu 
trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương 
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật 
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. 
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh. 
- Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo 
quy định của pháp luật. 
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo. 
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, 
giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển 
giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo 
quy định. 
- Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các 
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, 
phân luồng học sinh. 
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học 
trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; 
tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. 
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào 
tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp. 
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy 
định của pháp luật. 
- Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo 
viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ. 
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 
15 
1.3.2. Quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục 
thường xuyên 
Theo Thông tư liên tịch số: 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV 
(ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐ-TB & XH; Bộ GD & ĐT Bộ NV) thì 
Trung tâm GDNN - GDTX có các quyền hạn sau: 
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển 
trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy 
hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường 
xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 
- Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật. 
- Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ 
chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, 
bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật. 
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy 
định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo. 
- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật. 
- Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ 
sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính 
của trung tâm. 
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật. 
1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo 
dục thường xuyên 
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường 
xuyên bao gồm: 
- Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc. 
- Các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng 
hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Các tổ sản 
xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có). 
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và 
16 
cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm đã được cơ 
quan có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc trung tâm quyết định thành lập các 
Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc. 
Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo 
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thành 
lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. Việc 
thành lập và hoạt động của tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo 
của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật. 
1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề 
nghiệp - Giáo dục thường xuyên 
Giám đốc là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm trước 
pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm, 
có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Giáo dục 
nghề nghiệp, khoản 5 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm 
giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các văn bản 
pháp luật có liên quan: 
1.3.4.1. Nhiệm vụ 
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; 
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trung tâm và tổ chức khai 
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động 
đào tạo theo quy định của pháp luật; 
- Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao 
động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định; 
- Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học 
tập cho viên chức, giáo viên, nhân viên và người học; 
- Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo lành mạnh; đảm bảo 
an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm; 
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; các chính sách, chế độ của Nhà 
nước đối với viên chức, giáo viên, nhân viên và người học trong trung tâm; 
17 
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo 
quy định của pháp luật; 
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 
1.3.4.2. Quyền hạn 
- Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và 
quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quy 
định tại các Điều 13 và Điều 14 của Thông tư liên tịch này; 
- Được quyết định thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; sản xuất, 
kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp theo cơ cấu tổ chức của 
trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 
- Quyết định bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, nghiệp 
vụ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp; 
- Quyết định việc giao kết hợp đồng lao động đối với viên chức, giáo 
viên và nhân viên theo quy định của pháp luật; 
- Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng với người 
học theo quy định của pháp luật; 
- Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác; cơ sở sản 
xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng, thực hành, 
thực tập hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật; 
- Cấp chứng chỉ, học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực cho học 
viên học tại trung tâm theo quy định; 
- Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, giáo viên, 
nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý; 
- Được hưởng các chế độ theo quy định. 
1.3.5. Hoạt động dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo 
dục thường xuyên 
* Khái niệm về quá trình dạy học 
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo dục 
và học sinh trong đó dưới tác dụng của chủ đạo (tổ chức, điểu khiển) của giáo 
18 
viên, học sinh tự giác tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm 
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra. 
Hoạt động dạy học ở trung tâm GDNN-GDTX là cung cấp cho học 
viên những tri thức phổ thông, cơ bản giúp học viên sau khi rời ghế nhà 
trường có khả năng thích ứng với những đòi hỏi khác nhau của xã hội cũng 
như bản thân trong điều kiện nhất định của tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa học 
công nghệ. Nhưng tri thức phổ thông cơ bản chỉ có tính tương đối nghĩa là 
chúng luôn biến động, được nâng cao và hoàn thiện cùng với sự phát triển của 
xã hội, cách mạng khoa học kỹ thuật, năng lực nhận thức của học viên. 
Những tri thức mà các Trung tâm GDNN-GDTX cần bồi dưỡng cho học viên 
phải phù hợp với thực tiễn tại địa phương và thực tiễn trong nước để giúp học 
viên trở thành những người chủ tương lai đất nước, tích cực xây dựng bảo vệ 
đất nước. Những tri thức phổ thông còn phải mang tính hệ thống, có nghĩa là 
đảm bảo mỗi liên hệ chặt chẽ giữa các tri thức của những môn học khác, nhất 
là của những môn tự nhiên và xã hội. Những tri thức học viên nắm được, học 
viên dần dần được rèn luyện và nắm vững một hệ thống những kỹ năng, kỹ 
xảo nhất định. Trong đó những kỹ năng, kỹ xảo học tập có tầm quan trọng đặc 
biệt đối với quá trình nắm vững tri thức khoa học. Do đó hoạt động dạy học 
của các trung tâm GDNN-GDTX là phát triển cho học viên năng lực hoạt 
động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo, dưới tác dụng chủ đạo của thầy, học 
viên tự lực rèn luyện các thao tác trí tuệ có hướng dẫn của thầy và dần dần 
hình thành, phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ. Thể hiện: Tính 
định hướng, bề rộng hoạt động trí tuệ, chiều sâu của hoạt động trí tuệ, tính 
linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén khi có các tình huống xảy ra trong lớp học. 
Tính mềm dẻo về hoạt động trí tuệ, tính độc lập học tập ở học viên. Các phẩm 
chất trên của hoạt động trí tuệ ở học viên có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau và 
thống nhất đảm bảo cho quá trình dạy học của giáo viên đến học viên đạt hiệu 
quả cao nhất, với sự tốn kém ít nhất về sức lực và thời gian trong những hoàn 
cảnh và điều kiện của người vừa học vừa làm. 
19 
Hoạt động dạy và học ở trung tâm GDNN-GDTX và hoạt động của học 
viên là hai quá trình thống nhất với nhau có sự việc tác động qua lại nhất là sự 
tác động của dạy mà giáo viên là chủ thể, xét cho cùng là nhằm thực hiện tốt 
sự tác động qua lại trong hệ thống con là học viên và tài liệu tài liệu học tập, 
nhằm thúc đẩy hoạt động nhận thức mà học viên là chủ thể. 
Hoạt động dạy học của trung tâm GDNN-GDTX bao gồm: 
* Về chương trình giáo dục 
Trung tâm GDNN-GDTX thực hiện các chương trình xóa mù chữ và 
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, các chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc 
THCS và bổ túc THPT, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng 
mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. 
Trung tâm GDNN-GDTX thực hiện các chương trình dạy và thực hành 
kỹ thuật nghề nghiệp, đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao 
trình độ cập nhật kiến thức, kỹ năng các chương trình đáp ứng nhu cầu người 
học do Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo quy định. 
* Về hình thức học tập bao gồm 
Học tập trung, vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn... 
* Về sách giáo khoa và tài liệu học tập 
Trung tâm GDNN-GTDX sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập 
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
* Về kiểm tra đánh giá và xếp loại kết quả học tập của học viên 
Tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm của 
học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học và loại 
hình đào tạo. 
Học viên tại trung tâm GDNN-GDTX theo các hình thức học khác 
nhau, đã hoàn thành chương trình của mỗi lớp học, có đủ điều kiện theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tham gia dự kỳ thi tốt nghiệp tương 
ứng và đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp với cấp học đó. 
20 
1.3.6. Chương trình giáo dục thường xuyên 
+ TTGDTX thực hiện các chương trình xóa mù chữ và GD tiếp sau khi 
biết chữ. 
+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiến thức, 
kĩ năng, chuyển giao công nghệ. 
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp 
vụ bao gồm (chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ tin học ứng dụng, công nghệ 
thông tin truyền thông), chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ dạy 
tiếng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hàng năm của địa phương. 
+ Chương trình GDTX cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. 
+ Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp các hoạt động lao 
động sản xuất và các hoạt động phục vụ học tập. 
+ Liên kết đào tạo trung cấp nghề. 
1.3.7. Hình thức học tập và kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả học 
tập của học viên GDTX 
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm của 
học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học và loại 
hình đào tạo 
+ Học viên tại TT GDNN-GDTX theo các hình thức học khác nhau, để 
hoàn thành chương trình của mỗi cấp học, có đủ điều kiện theo quy định của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét tốt nghiệp hoặc tham gia dự kì thi tốt 
nghiệp tương ứng. 
Hoạt động dạy học ở trung tâm GDNN-GDTX là cung cấp cho học 
viên những tri thức phổ thông, cơ bản giúp học viên sau khi rời ghế nhà 
trường có khả năng thích ứng với những đòi hỏi khác nhau của xã hội cũng 
như của bản thân trong điều kiện nhất định của tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa 
học công nghệ. Những tri thức phổ thông cơ bản chỉ mang tính tương đối là 
chúng luôn biến động, được nâng cao và hoàn thiện cùng với sự phát triển của 
xã hội, cách mạng khoa học kĩ thuật, năng lực nhận thức của học viên. Những 
21 
tri thức mà các TT GDNN-GDTX cần bồi dưỡng cho học viên phải phù hợp 
với tình hình thực tiễn ở địa phương và của đất nước để giúp học viên trở 
thành những người chủ tương lai của đất nước, tích cực xây dựng bảo vệ đất 
nước. Những tri thức phổ thông còn mang tính hệ thống, chuẩn mực, có nghĩa 
là phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các tri thức của những môn học 
khác, nhất là những môn tự nhiên và xã hội. Những tri thức học viên đã nắm 
được, học viên dần dần được rèn luyện và nắm vững một hệ thống những kỹ 
năng, kỹ xảo nhất định. Trong đó có những kỹ năng, kỹ xảo học tập có tầm 
quan trọng đặc biệt đối với quá trình nắm vững tri thức khoa học. Do đó, hoạt 
động dạy học ở các TT GDNN-GDTX là phát triển cho học viên năng lực 
hoạt động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo, dưới tác động chỉ đạo của thầy, 
học viên tự học, từ rèn luyện các thao tác trí tuệ có hướng dẫn của thầy và dần 
hình thành, phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ. Thể hiện: Tính 
định hướng, bề rộng hoạt động trí tuệ, chiều sâu của hoạt động trí tuệ, tính 
linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén, xử lý nhanh có hiệu quả khi có các tình 
huống xảy ra trong học tập và các hoạt động giao lưu đồng thời nảy sinh tính 
mềm dẻo về hoạt động trí tuệ, tính độc lập trong học tập ở học viên, tính nhất 
quán có nghĩa là học viên đảm bảo tính lôgic bài học. Các phẩm chất trên của 
hoạt động trí tuệ ở học viên có mỗi quan hệ chặt chẽ 
và thống nhất đảm bảo cho quá trình dạy học của giáo viên đến học 
viên đạt hiện quả cao nhất, với sự tốn kém ít nhất về sức lực và thời gian phù 
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của người học. 
Hoạt động dạy học ở TT GDNN-GDTX và hoạt động học của học viên 
là hai quá trình thống nhất với nhau có sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau 
và là sự tác động của quá trình dạy mà giáo viên là chủ thể, xét cho cùng là 
nhằm thực hiện tốt sự tác động vào hoạt động học tập, nhằm thúc đẩy hoạt 
động nhận thức mà học viên là chủ thể. 
22 
1.3.8. Chuyên đề dạy học 
1.3.8.1. Khái niệm chuyên đề dạy học 
Hiện nay có nhiều cách hiểu và sử dụng các khái niệm chủ đề, CĐDH 
trong các tài liệu khác nhau, nhưng theo tài liệu tập huấn hướng dẫn giáo viên 
xây dựng chuyên đề dạy học của Bộ GD&ĐT tháng 4 năm 2016 “CĐDH” 
được hiểu “là tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau hoặc liên quan đến nhau 
trong một môn hoặc các môn khác nhau được xây dựng thành một đơn vị kiến 
thức tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập có gợi ý cách thức tổ chức các 
hoạt động dạy học”. Dạy học theo chuyên đề là một phương pháp hay một 
kiểu dạy học, trong đó GV hướng dẫn HV cùng tổ chức quá trình học tập 
thông qua việc nghiên cứu các đơn vị kiến thức thuộc phạm vi chuyên môn 
sâu của một môn học hoặc liên môn [5, tr.13]. 
1.3.8.2. Ưu thế của dạy học chuyên đề so với dạy học theo cách tiếp 
cận truyền thống hiện nay 
Dạy học theo chuyên đề là một mô hình mới cho hoạt động dạy học 
thay thế cho dạy học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô 
lập, những hoạt động lớp học mà GV giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú 
trọng những nội dung kiến thức học tập có tính khái quát, liên quan đến nhiều 
lĩnh vực, với trọng tâm tập trung vào việc học của HV thông qua tổ chức các 
hoạt động và nội dung gắn với những vấn đề thực tiễn. 
Điểm tương đồng giữa dạy học chuyên đề và dạy học truyền thống là 
vẫn coi trọng việc trang bị cho HV hệ thống kiến thức cơ bản của các môn học. 
Điểm khác biệt cơ bản giữa dạy học truyền thống và dạy học theo 
chuyên đề: Trong dạy học theo chuyên đề, GV tận dụng vốn kiến thức, kinh 
nghiệm, kĩ năng có sẵn của HV để giúp HV chủ động tiếp nhận kiến thức mới. 
Dạy học theo chuyên đề hướng tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết 
vào thực tiễn, việc lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản, 
đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (ví dụ các năng 
lực,), trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc truyền thụ kiến 
thức theo định hướng nội dung, theo mục tiêu được xác định. 
23 
Trong dạy học theo chuyên đề, kiến thức mới được HV lĩnh hội trong quá 
trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một hình thức 
mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Hơn nữa, với 
việc HV lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập trong 
điều kiện không gian được mở rộng không chỉ ở trong lớp mà có thể ở cả ngoài 
lớp học, thời gian dạy học được linh hoạt cả ở trường và ở nhà. 
Với dạy học theo chuyên đề, vai trò của GV và HV cơ bản là thay đổi 
khác so với dạy học truyền thống. GV là người hướng dẫn giúp cho HV tự 
lĩnh hội kiến thức. 
Với việc dạy học theo chuyên đề, HV có nhiều cơ hội làm việc theo 
nhóm để giải quyết các vấn đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, 
đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chuyên đề, 
Việc học của HV thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn 
luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. HV cũng được tạo điều 
kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao 
nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào [5, tr.14]. 
1.3.8.3. Những đặc trưng cơ bản của dạy học theo chuyên đề 
Các kiến thức truyền đạt cho HV có thể liên quan đến một hay nhiều 
lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng luôn gắn liền với thực tiễn. 
Tận dụng tối đa những kinh nghiệm sẵn có được tích lũy của HV 
Luôn được tạo điều kiện và cơ hội đạt mục đích học tập và phát triển 
bản thân HV, phát huy được tính chủ động, tự tin, năng động, độc lập của 
từng cá nhân. 
Tận dụng được các phương tiện, công cụ học tập xung quanh HV. 
Thích ứng đến nhiều đối tượng HV. 
Rèn luyện được khả năng tự học, khả năng làm việc theo nhóm, tính 
hợp tác và tự giác của người học [5, tr.14]. 
1.3.8.4. Xây dựng chuyên đề dạy học và những điểm cần chú ý 
- Chuyên đề phải được xây dựng theo yêu cầu hình thành một hoặc một 
24 
số năng lực nào đó cho HV. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ 
sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của HV. 
- Việc lựa chọn nội dung chuyên đề là rất quan trọng. Cần chú trọng 
đến việc xây dưng chuyên đề đảm bảo tính hệ thống và tính vừa sức đối với 
HV. Nội dung chuyên đề liên quan đến ít nhất kiến thức của hai hoặc nhiều 
đơn vị nội dung học. 
- Kết quả cần đạt được khi dạy học theo chuyên đề phải trả lời cho câu 
hỏi: Sau chuyên đề học, HV biết làm gì? Hình thành năng lực gì? 
- Hình thức dạy học chuyên đề có thể được tiến hành dạy luôn trong 
chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong chuyên đề. 
- Không gian tổ chức dạy học theo chuyên đề có thể tại lớp học, ngoài 
lớp học, ngoài trường khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động 
thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan) [5, tr.15]. 
1.3.8.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học theo chuyên đề 
* Phương pháp dạy học 
Do yêu cầu về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HV 
mà một số phương pháp truyền thống có thể ít nhiều không phù hợp (ví dụ 
phương pháp đàm thoại), nhưng một số phương pháp như phươn

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_theo_chuyen_de_cap_thpt_o.pdf