Lớp bồi dưỡng chuyên môn hè 2018 Nghiệp vụ tổ trưởng tổ chuyên môn trong trường mầm non

- Hiểu và thực hiện chưa đúng vai trò của tổ chuyên môn.

- Vai trò của tổ trưởng chưa được phát huy hết, chưa quy tụ được các thành viên.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa hiệu quả: Nội dung chưa sát với thực tế chuyên môn, chưa chuyên sâu theo tổ, còn giống nội dung của nhà trường, chưa biết triển khai chi tiết các nội dung nhà trường triển khai.

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên đề chưa thật sự khoa học, thiếu sự lôgic trong các loại kế hoạch.

- Một số trường cơ cấu tổ chuyên môn không hợp lý (số lượng và chất lượng)

 

ppt40 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lớp bồi dưỡng chuyên môn hè 2018 Nghiệp vụ tổ trưởng tổ chuyên môn trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ 2018 
Hải Dương , tháng 7/2018 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG 
NGHIỆP VỤ TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON 
? 
HOẠT 
ĐỘNG 
TỔ CHUYÊN MÔN 
CƠ CẤU 
TỔ CHUYÊN MÔN 
HỒ SƠ TỔ 
 CHUYÊN MÔN? 
ĐỒNG CHÍ MONG MUỐN GÌ SAU LỚP BỒI DƯỠNG NÀY? 
1. MỤC TIÊU 
Củng cố và nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo chuyên môn đối với phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trường mầm non. 
Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo chuyên môn của cấp học mầm non trong toàn tỉnh. 
2. NỘI DUNG 
1 
Nghiệp vụ quản lý chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn trường mầm non 
2 
Các loại hồ sơ sổ sách tổ chuyên môn 
3 
Hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn 
3. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH 
Phần A 
Thực 
trạng 
hoạt 
động 
của các 
tổ chuyên 
môn trong 
các 
trường 
mầm 
non 
Phần B 
Một số 
vấn đề 
cơ bản 
về 
quản lý 
chuyên 
môn 
trong 
trường 
mầm 
non 
Phần C 
 Quy 
định 
về các 
Loại 
 hồ sơ 
sổ sách 
của tổ 
chuyên 
môn 
Phần D 
 Một 
số 
lưu ý 
chung 
Phần A. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường mầm non 
- Hiểu và thực hiện chưa đúng vai trò của tổ chuyên môn. 
- Vai trò của tổ trưởng chưa được phát huy hết, chưa quy tụ được các thành viên. 
- Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa hiệu quả: Nội dung chưa sát với thực tế chuyên môn, chưa chuyên sâu theo tổ, còn giống nội dung của nhà trường, chưa biết triển khai chi tiết các nội dung nhà trường triển khai... 
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên đề chưa thật sự khoa học, thiếu sự lôgic trong các loại kế hoạch. 
- Một số trường cơ cấu tổ chuyên môn không hợp lý (số lượng và chất lượng) 
 Phần B. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động của  tổ chuyên môn trong trường mầm non 
Thảo luận: 
1. Thành phần của tổ chuyên môn gồm những ai? 
 - HT,PHT có nằm trong tổ chuyên môn không? 
2. Tổ chuyên môn do ai ra quyết định thành lập? 
 - Trường Đ/c có mấy tổ chuyên môn? 
3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn? 
4. Quy định về số lần sinh hoạt tổ chuyên môn? 
THÔNG TIN PHẢN HỒI 
1. THÀNH PHẦN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
(Điều 14 - ĐLTMN) 
1. GIÁO VIÊN 
2. NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THIẾT BỊ GIÁO DỤC 
3. CẤP DƯỠNG 
 Câu hỏi :  Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có là thành viên tổ chuyên môn không?  
Trả lời: 
 Hiệu trưởng là công chức quản lý, 
 Phó hiệu trưởng là viên chức quản lý 
 => trong danh sách các thành viên tổ chuyên môn không có tên HT, PHT 
2. Thẩm quyền thành lập tổ chuyên môn 
Câu hỏi: 
- Ai là người ra quyết định thành lập tổ CM? 
- QĐ thành lập tổ chuyên môn nên ban hành vào thời điểm nào? 
- Một trường mầm non có mấy tổ chuyên môn? 
 2. Thẩm quyền thành lập tổ chuyên môn 
PHẢN HỒI 
2.1. Thẩm quyền thành lập tổ chuyên môn: 
- Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập tổ 
chuyên môn trong trường mầm non. 
2.2. Thời điểm thành lập tổ chuyên môn : 
 - Đầu năm học hàng năm (tháng 8 hoặc đầu tháng 9, sau khi nhà trường phân công chuyên môn). Tổ chuyên môn có thể được kiện toàn trong năm học nếu cần thiết. 
2.3. Cơ cấu tổ chuyên môn: 
 - Phụ thuộc vào thực tế số lượng nhóm, lớp, giáo viên, nhân viên của mỗi nhà trường. 
3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn (Điều 14- ĐLTMN) 
1 
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện CT, KH nuôi dưỡng, CS,GD trẻ và các hoạt động giáo dục khác 
2 
Thực hiện BD CMNV, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác ND, CS, GD trẻ và sử dụng tài liệu, ĐD, ĐC, thiết bị GD của các thành viên trong tổ theo KH của nhà trường 
3 
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 
4 
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên 
 4. Sinh hoạt tổ chuyên môn 
4.1. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần. 
- Lần 1: Thường vào tuần 1 hoặc tuần 2 của tháng 
- Lần 2: Thường vào tuần 3 hoặc tuần 4 của tháng 
Thảo luận: 
- Thành phần tham gia SH tổ chuyên môn là những ai? 
- HT,PHT không nằm trong danh sách tổ CM thì có phải tham gia SH tổ chuyên môn không? 
4.2. Thành phần tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn 
Trả lời: 
- HT và các PHT có tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn với vai trò: Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tư vấn chuyên môn cho tổ , giải trình, thống nhất ý kiến ngoài thẩm quyền của chủ tọa. 
- Thành viên tham gia dự sinh hoạt tổ chuyên môn : HT (PHT) được phân công phụ trách và các thành viên trong tổ. 
- Chủ tọa: Là tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn 
Thư ký: là thành viên trong tổ có nhiệm vụ ghi nghị quyết 
Trả lời : 
 Vai trò của HT, PHT gắn với tổ chuyên môn thể hiện trong: 
1. Phân công nhiệm vụ đầu năm học của nhà trường: Hàng năm, khi phân công nhiệm vụ đầu năm học, các nhà trường cần ghi rõ nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên CBQL. 
2. Trong nghị quyết họp tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng tháng (nếu cần) 
Câu hỏi : 
Vai trò của HT, PHT gắn với tổ chuyên môn được thể hiện như thế nào? 
 1. Phân công nhiệm vụ đầu năm học của nhà trường: 
Ví dụ: 
Hiệu trưởng: chịu trách nhiệm chung, phụ trách đội ngũ, tài chính, CSVC; phụ trách và SHCM cùng tổ MG 5 tuổi, dạy mỗi tuần 02 giờ tại lớp 5tA; bình xét, đánh giá thi đua cùng tổ MG 5 tuổi 
 PHT A: Phụ trách chuyên môn khối MG, PCGD, Kiểm định; theo dõi và SHCM cùng tổ MG 3,4 tuổi, dạy mỗi tuần 4 giờ tại lớp 4TB; bình xét, đánh giá thi đua cùng tổ MG 3-4 tuổi 
 - PHT B: Phụ trách chuyên môn NT-ND; phụ trách công tác bán trú; theo dõi và SHCM cùng tổ NT-ND; dạy mỗi tuần 04 giờ tại nhóm trẻ 24-36T, bình xét, đánh giá thi đua cùng tổ NT-ND. 
 2. Trong nghị quyết họp tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng tháng : Ví dụ: Giao đ/c PHT A phụ trách tổ NT-ND trong thời gian đ/c PHT B đi học. 
Ví dụ: 
4.3. Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 
Câu hỏi: 
a/ Đ/c thường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ như thế nào? 
b/ Một tổ chuyên môn tổ chức cho các thành viên trong tổ dự giờ 01 hoạt động đã được chuẩn bị trước của một giáo viên, sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm, xếp loại hoạt động đó có được coi là 01 lần sinh hoạt tổ chuyên môn không? 
4.3. Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 
PHẢN HỒI : 
a/ Có nhiều hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: 
- Tổ chức hội họp (thông thường): 
- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài giảng 
- Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, hội thảo 
4.3. Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 
Phản hồi: 
b/ Việc tổ chức cho các thành viên trong tổ dự giờ 01 hoạt động đã được chuẩn bị trước của một giáo viên, sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm, xếp loại hoạt động đó có được coi là 01 lần sinh hoạt tổ chuyên môn song vừa đúng vừa chưa đúng 
Đúng : Đây là hình thức SHCM theo hướng nghiên cứu bài giảng 
Chưa đúng : Cho điểm, xếp loại hoạt động của giáo viên 
 4.3. Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 
- Hình thức hội họp (thông thường): Sinh hoạt tổ nhằm kiểm điểm công tác cũ, triển khai công tác mới, đề ra những nhiệm vụ và biện pháp trọng tâm cần thực hiện của tổ. 
- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài giảng 
- Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, hội thảo 
 4.3.1. Sinh hoạt chuyên môn hội họp (thông thường): 
* Nội dung: 
- Kiểm điểm công tác cũ, triển khai kế hoạch tháng ( Của tổ ) và phân công cụ thể công việc, thời gian thực hiện cho từng thành viên . 
- Thảo luận, thống nhất các nhiệm vụ chuyên môn mới được triển khai; những nội dung khó, cần thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện; những vấn đề cần tập trung nâng cao chất lượng, đề ra biện pháp thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của tổ; 
- Ý kiến giải trình của chủ tọa 
- Ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng, hiệu phó tham gia dự họp (nếu có). 
- Kết luận của chủ tọa 
 4.3.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài giảng 
 - Là xác định những hoạt động giáo dục cụ thể mà giáo viên trong tổ còn nhiều vướng mắc hoặc cần tập trung nâng cao chất lượng. VD Hoạt động: Dạy trẻ 5 tuổi xác định vị trí phía phải, phía trái của đối tượng khác 
 - Trình tự tiến hành 
+ Xác định tên hoạt động 
+ Giao cho giáo viên trong tổ soạn giáo án của hoạt động cần 
nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại 
giáo án. 
Sau khi hoàn thành giáo án, một GV sẽ dạy minh họa ở một lớp 
học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi 
chép thu thập dữ kiện về hoạt động . 
Gv tham gia đóng góp ý kiến cho Gv, cần nhấn mạnh những điểm 
nổi bật và không xếp loại hoạt động . 
Toàn tổ áp dụng phù hợp với thực tế nhóm, lớp mình sao cho đ ạt hiệu quả tốt nhất. 
4.3.3. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, hội thảo 
 Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học, căn cứ tình hình thực tế của trường và Tổ CM, TTCM lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề 
Để các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được thuận lợi, khả thi và tranh thủ được các nguồn lực cần thiết từ nhà trường, TTCM xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học. 
Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phải được trình bày rõ ràng về thời gian (tháng, ngày), nội dung (mục tiêu, chủ đề, hình thức, tài liệu), nhân lực (người phụ trách, người thực hiện, người hỗ trợ), địa điểm, thành phần tham dự, 
VD: Chuyên đề “Tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” 
Chuyên đề: “LQVT: loại bài dạy trẻ định hướng trong không gian” 
Chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non” 
 4.3.3. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, hội thảo 
- Trình tự tiến hành 
Bước 1: Công tác chuẩn bị 
- Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động. 
- Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt động. 
- Dự kiến nhiệm vụ của từng thành viên và thời gian hoàn thành công việc. 
Bước 2: Tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề 
- Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn. 
- TTCM điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh 
hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu 
rõ nguyên tắc làm việc; các thành viên đã được phân công báo cáo nội dung 
chuyên đề 
K h ơi gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận 
bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu. 
Bước 3 . Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề 
- TTCM đánh giá những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề . 
- Thống nhất chuyên môn, triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy thời gian tiếp theo . 
Hồ sơ chuyên đề 
 Hồ sơ tổ chức chuyên đề, hội thảo gồm	- Kế hoạch chuyên đề 
	 - Báo cáo lý thuyết	- Nghị quyết (Biên bản) tổ chức chuyên đề (nếu là nghị quyết sẽ ghi vào nghị quyết tổ chuyên môn)  	- Giáo án (Nếu có) 
Câu hỏi:  Mỗi tháng Phó hiệu trưởng phải tổ chức họp chuyên môn toàn trường ítnhất 1 lần đúng không? 
Trả lời: 
 Không nhất thiết tháng nào PHT cũng phải tổ chức họp chuyên môn toàn trường. 
 Tùy theo công việc trọng tâm của từng tháng mà PHT có tổ chức họp toàn trường hay không 
 Có thể các nội dung chuyên môn được triển khai chung cùng với cuộc họp tập thể sư phạm nhà trường hoặc PHT họp với các tổ trưởng chuyên môn. 
Phần C. HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN 
1. QĐ thành lập tổ chuyên môn và danh sách các thành viên trong tổ 
2. Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn 
3. Kế hoạch tổ chuyên môn 
4. Nghị quyết họp tổ chuyên môn 
5. Hồ sơ chuyên đề, hội thảo  
 1. QĐ thành lập tổ chuyên môn và danh sách các thành viên trong tổ (đã nêu tại phần B);2. Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: - Do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm vào đầu năm học (sau QĐ thành lập tổ chuyên môn). - Tùy theo từng đơn vị để thực hiện quy trình bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nhưng phải đảm bảo tính dân chủ, thống nhất, đồng tình của các thành viên trong tổ.VD: Có thể yêu cầu tổ chuyên môn họp và đưa ý kiến bình xét để HT căn cứ và QĐ, Có thể BGH họp thống nhất và thông qua cuộc sinh hoạt tổ chuyên môn, Có thể HT xin ý kiến tín nhiệm tại cuộc họp toàn trường sau đó xem xét ra QĐ.. 
Phần C. HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN 
 Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có quyền lợi gì? 
 1. Theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08/12/2005 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập thì 
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường): Phụ cấp 0,20. 
Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường): Phụ cấp 0,15. 
- Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nếu thấy phù hợp thì được vận dụng các quy định tại Thông tư này. 
 2. Theo thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD&ĐT về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non quy định: 
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/ tuần 
 3. KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
 K ế ho ạ ch c ủ a tổ chuyên môn được xây dựng theo từng năm học. Mỗi kế hoạch có cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 
- Đủ các nội dung chỉ đạo chuyên môn trọng tâm cần thực hiện trong một năm học. 
- Đủ các bảng biểu theo dõi chất lượng các hoạt động chuyên môn trong tổ . 
Các nội cần có trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn tổ. 
1. Căn cứ XD kế hoạch 
2. Kế hoạch chung: Đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể (các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện). 
3. Kế hoạch tháng 
4. Danh sách thành viên và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong tổ. 
5. Theo dõi chất lượng, sĩ số, chuyên chăm, sức khỏe, bán trú 
6. Tổng hợp đăng ký thi đua, sáng kiến, hội thi. 
Các căn cứ để xây dựng KH chỉ đạo chuyên môn tổ 
1. KH năm học của nhà trường 
2. KH chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. 
3. Tình hình thực tế của tổ. 
4. Các căn cứ khác liên quan 
Lưu ý: 
 -Ngày xây dựng kế hoạch tổ phải sau ngày xây dựng kế 
hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của của 
trường. 
 - BGH duyệt KH tổ từ đầu năm học và duyệt kết quả thực 
hiện hàng tháng. 
 Phần đặc điểm tình hình 
 a. Nêu khái quát về quy mô phát triển (số lượng nhóm, lớp; số học sinh); về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong tổ (số lượng trình độ đào tạo, độ tuổi ) 
b. Thuận lợi, khó khăn: 
Thuận lợi: 
Khó khăn: 
Nêu khái quát chung những nét cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chuyên môn của tổ như: 
+ Điều kiện CSVC, TTB có tác động đến việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CM. 
+ Đội ngũ GV, cơ cấu GV theo (nhóm) lớp, độ tuổi GV, tuổi nghề của GV, năng lực công tác, kinh nghiệm công tác, truyền thống của đơn vị, chất lượng chuyên môn hàng năm..... 
+ Trẻ em 
+ Phụ huynh học sinh 
- Xác định chỉ tiêu và biện pháp thực hiện đối với từng nội dung trọng tâm của tổ đã xây dựng (căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường và những định hướng riêng của tổ trong từng năm học cụ thể như: 
Quy mô: số lớp, số trẻ, phấn đấu huy động  
Chất lượng: nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục  
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên 
Hội thi và sáng kiến 
Chuyên đề trọng tâm 
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 
Công tác tuyên truyền, phối hợp 
Công tác thi đua. 
- Với mỗi nội dung, có thể trình bày theo 02 cấu trúc: 
 1. Chỉ tiêu phấn đấu và Biện pháp thực hiện cho từng nội dung 
 2. Chỉ tiêu phấn đấu từng nội dung sau đó nêu biện pháp chung 
 Phần: Chỉ tiêu và biện pháp thực hiện 
Ví dụ: 1. Tham gia hội thi các cấp (GVG, bé tài năng, ) 
 a) Chỉ tiêu: 
Có / giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó phấn đấu có / giáo viên đạt GVG 
Phấn đấu có . Giáo viên đạt giải hội thi cấp huyện/tỉnh 
b) Biện pháp thực hiện: 
- Khuyến khích 100% giáo viên tham gia các hội thi do trường, huyện, tỉnh tổ chức 
- Tổ tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên tham gia thi cấp trường và được cử đi thi cấp huyện/tỉnh 
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường có cơ chế động viện, khen thưởng kịp thời với những giáo viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi 
 Chỉ tiêu và biện pháp 
Ví dụ: 2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên trong tổ 
 a) Chỉ tiêu: 
- 100% giáo viên biết khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động cho trẻ 
- Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán loại bài định hướng không gian 
- Nâng cao hiệu quả của việc đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn 
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
b) Biện pháp thực hiện: 
- Tổ chức chuyên đề cấp tổ về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động cho trẻ (dự kiến tháng 9, tháng 12, tháng 3); chuyên đề làm quen với toán loại bài dạy trẻ định hướng không gian (tháng 10, tháng 4) 
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường mời giảng viên về hướng dẫn giáo viên cách khai thác và ứng dụng CNTT 
- Tăng cường tổ chức SH tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài giảng; 
- Mỗi giáo viên đăng ký tổ chức ít nhất 01 hoạt động trong một chủ đề về việc tổ chức các hoạt dộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để dạy kiến tập cho cả tổ dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm . 
 Chỉ tiêu và biện pháp 
KẾ HOẠCH THÁNG 9/2018 
Nội dung công việc 
Dự kiến thời gian thực hiện 
Biện pháp thực hiện 
Kết quả đạt được 
Ghi chú 
 Đề ra những nội dung công việc lớn trong từng tháng hoạt động chuyên môn sẽ làm gì, giải quyết những vấn đề gì, biện pháp thực hiện....). 
 Kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học 
 Hàng tháng, ghi bổ sung các công việc mới phát sinh 
 Cuối mỗi tháng, cán bộ quản lý duyệt kết quả thực hiện kế hoạch của tháng đó. 
LƯU Ý CHUNG 
 - Kế hoạch tổ chuyên môn phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt, lưu giữ tại trường và phổ biến tới tất cả giáo viên; 
- Đảm bảo tính lô gic, hệ thống từ kế hoạch trọng tâm năm học của trường => kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của Phó HT => kế hoạch tổ chuyên môn (các chỉ tiêu phấn đấu, kế hoạch các chuyên đề trọng tâm ) 
- Hàng tháng, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm ghi chép, theo dõi các kết quả đạt được theo từng nội dung trọng tâm, cập nhật các chỉ số về chất lượng của các nhóm, lớp  và trình Lãnh đạo nhà trường duyệt kết quả thực hiện kế hoạch. 
- Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải được ghi chép vào sổ nghị quyết tổ chuyên môn. 
- Từng cá nhân giáo viên phải thực hiện nghiêm túc việc ghi chép sổ chuyên môn, bao gồm: 
- Tổng hợp kết quả kiếm tra của các cấp và dự giờ kiến tập của bản thân theo từng tháng, học kỳ và cả năm (trang 1) 
- Ghi tiến trình tổ chức hoạt động, nhận xét sau khi dự giờ của đồng nghiệp; 
- Ghi nghị quyết tất cả các buổi sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ, nhóm): Khi ghi nghị quyết họp chuyên môn cần lưu ý: ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần dự họp, nội dung triển khai, nội dung thảo luận và kết luận của chủ tọa cuộc họp. 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptlop_boi_duong_chuyen_mon_he_2018_nghiep_vu_to_truong_to_chuy.ppt
Giáo án liên quan