Lời chào của bài luận ngữ văn
Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất tránh xa đề, lạc đề. Tìm hiểu đề bài, phân tích và lập dàn ý là việc bắt buộc nhưng lâu nay thí sinh thường không làm chu đáo. Thí sinh nhận biết tốt vấn đề trong dạng đề “nổi”nêu đủ 3 yêu cầu (nội dung bàn luận, thao tác nghị luận và kiến thức sử dụng) nhưng rất khó khăn khi đọc đề theo hướng mở, tự thí sinh lựa chọn nội dung, cách thức nghị bàn về một đề tài gơi ra của đề “chìm”. Đặt câu hỏi sẽ giúp thí sinh dần tìm được vấn đề phù hợp với hiểu biết và năng lực của mình để bàn luận. Trình bày thận trọng những hiểu biết về văn học và đời sống bằng vốn ngôn ngữ chọn lọc, sử dụng các kỹ năng tư duy và lập luận, từng bước lý giải các vấn đề giống như đang đối thoại, đang trò chuyện với người đọc về điều đó. Xóa đi mặc cảm, hãy nói và viết những gì mình nghĩ, theo cách mình nghĩ chính là cách làm tốt nhất cho thí sinh ngại viết bài luận hiện nay.
LỜI CHÀO CỦA BÀI LUẬN NGỮ VĂN Bài luận Ngữ văn đòi hỏi nhiều nỗ lực của thầy và trò. Mở bài luận Ngữ văn như lời chào của người viết đối thoại với người đọc, người nghe. Lời chào đầu tiên vô cùng ý nghĩa, thể hiện văn hóa giao tiếp và tri thức, kỹ năng tổng hợp của thí sinh tác động đến tâm lý và tình cảm của giám khảo. Không có phép màu nào nếu thí sinh không hiểu và thực hành để viết lời chào vào bài thật đúng và hay. Lời chào đầu tiên Bạn mất bao lâu để chuẩn bị nói và viết lời chào đầu tiên? Không ít người loay hoay rất lâu vẫn chưa xong và nhiều thí sinh đã bỏ qua hoặc viết bừa, viết ẩu những lời mở đầu quý giá. Lời chào đầu tiên, câu văn đầu tiên rất dễ nhưng rất khó nói, viết được hay và phù hợp với yêu cầu, cảnh huống và đối tượng giao tiếp. Thời gian 180 phút làm bài thi Ngữ văn theo hướng mới của năm 2014 không thể xem nhẹ lời chào ấy, nhưng làm thế nào để viết được mở bài nhanh, đúng và hay? Mở bài đúng nêu được chính xác trọng tâm vấn đề của đề bài. Mở bài hay thường ngắn gọn, lôi cuốn và gợi cảm. Tùy năng lực, chúng ta mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp mà vẫn tạo được sự hấp dẫn ngay từ những dòng đầu của bài luận nói chung và bài luận Ngữ văn nói riêng. Hai cách mở bài Mở bài trực tiếp nêu vấn đề cần nghị luận, rõ ràng và ngắn gọn. Mở bài trực tiếp khó tạo được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khó khơi gợi được tình huống văn chương nhưng dễ viết và phù hợp với thí sinh năng lực viết văn hạn chế. Mở bài gián tiếp dẫn dắt câu chuyện, nêu câu hỏi, nêu sự kiện, con số…liên quan vấn đề của đề bài. Người đọc bài luận sẽ nhận ra màu sắc văn chương và dễ có thiện cảm nhưng khó viết hay và chỉ những thí sinh có năng lực khá hay chọn cách này. Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập là những cách mở bài gián tiếp thường được sử dụng. “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”-(Nguyễn Đăng Mạnh). Một bài luận Ngữ văn được đánh giá điểm giỏi. Ảnh minh họa Ba nguyên tắc mở bài đúng, hay, dễ làm và không tốn thời gian. - Cần nêu đúng, trúng vấn đề bàn luận. - Chỉ nêu ý khái quát, tuyệt đối không giảng giải, minh họa. - Dùng từ, viết câu và trình bày chuẩn; cảm xúc chân thành. Để có thể viết tốt mở bài, kết bài, thí sinh nên luyện viết nhiều lần, viết thành quen, viết đến khi định hình một vài cách quen thuộc, cách viết riêng. Chính bạn chứ không ai khác làm nên điều kì diệu của bài văn từ mở bài trúng và hấp dẫn. Kỹ năng viết lời vào bài luận Ngữ văn “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường t́ìm nó rất lâu” (Macxim Gorki). Nhiệm vụ của mở bài vừa khéo léo nêu đúng và trúng vấn đề bàn luận vừa cuốn hút để được thiện cảm của người đọc-giám khảo. Mục đích mở bài đã định hướng người đọc về nội dung, phạm vi và cách thức bàn luận vấn đề đặt ra của đề bài. Cấu trúc của mở bài gồm + Dẫn dắt vấn đề liên quan đề tài cần bàn, dẫn người đọc, người nghe vào tình huống nghị luận. + Nêu vấn đề ngắn gọn, đúng vấn đề. Người viết có thể linh hoạt sử dụng ý kiến hay trích dẫn có giá trị nhằm dựng tình huống tranh luận phù hợp với đề bài mở với cách viết tự do và sáng tạo hiện nay. Xác định vấn đề bàn luận Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất tránh xa đề, lạc đề. Tìm hiểu đề bài, phân tích và lập dàn ý là việc bắt buộc nhưng lâu nay thí sinh thường không làm chu đáo. Thí sinh nhận biết tốt vấn đề trong dạng đề “nổi”nêu đủ 3 yêu cầu (nội dung bàn luận, thao tác nghị luận và kiến thức sử dụng) nhưng rất khó khăn khi đọc đề theo hướng mở, tự thí sinh lựa chọn nội dung, cách thức nghị bàn về một đề tài gơi ra của đề “chìm”. Đặt câu hỏi sẽ giúp thí sinh dần tìm được vấn đề phù hợp với hiểu biết và năng lực của mình để bàn luận. Trình bày thận trọng những hiểu biết về văn học và đời sống bằng vốn ngôn ngữ chọn lọc, sử dụng các kỹ năng tư duy và lập luận, từng bước lý giải các vấn đề giống như đang đối thoại, đang trò chuyện với người đọc về điều đó. Xóa đi mặc cảm, hãy nói và viết những gì mình nghĩ, theo cách mình nghĩ chính là cách làm tốt nhất cho thí sinh ngại viết bài luận hiện nay. Cách viết mở bài thông dụng Cách 1: Dẫn theo nhận định của đề bài Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa Cách 2: Dẫn theo tư liệu tác giả Nêu tác giả + vị trí trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu. Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự). Tìm vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn. Cách 4. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập, tương phản) Tìm vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn Cách 5: Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của tác giả nào đó. Lấy đánh giá uy tín có nội dung liên quan vấn đề đã xác định làm điểm tựa để phát triển tiếp. Không thể có khuôn thước nào cho viết bài luận Ngữ văn nhưng tập làm với những gợi ý như công thức trên sẽ rất hữu ích. Thành thục từ lời chào vào bài đến lời kết bài luận trở thành kỹ năng giao tiếp quan trọng của học sinh cần làm ngay. Nguyễn Văn Lự/ TP Vĩnh Yên
File đính kèm:
- Loi chao bai luan Ngu van.doc