Làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn đạt hiệu quả

 Trong quá trình dạy học, và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân nhận thấy rằng: muốn đem lại kết quả bồi dưỡng, trước tiên phải phát hiện và chọn đúng đối tượng. Làm thế nào để xác định được những học sinh không chỉ có năng khiếu văn học, còn có lòng say mê, yêu thích văn chương. Chọn đúng được học sinh có năng khiếu, thì bồi dưỡng được những học sinh giỏi văn, con đường bồi dưỡng được rút ngắn khoảng cách.

 Theo bản thân chúng tôi, tuyển chọn học sinh giỏi nên làm thường xuyên, tiến hành ngay từ lớp 10-đầu cấp học hoặc chậm nhất vào cuối năm lớp 10. Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển dựa vào những cơ sở sau:

 Khi chọn, người giáo viên cần dựa vào các kết quả học tập của học sinh cấp học THCS qua điểm tổng kết, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi các cấp. Nếu được tham khảo thêm ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp học đó để nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. (Điểm này rất thuận lợi đối với một trường có hai cấp học như trường cấp 2-3 Võ Thị Sáu).

 

doc23 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn đạt hiệu quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c” có được là do quá trình học hỏi, rèn luyện, tích tụ của bản thân học sinh cùng sự giúp đỡ của người thầy. Năng lực có thể chuyển hoá thành năng khiếu nếu có sự vun xới bồi dưỡng đúng, thích hợp. Bồi dưỡng năng lực văn học là nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn trong nhà 
trường. Không có những học sinh giỏi, có năng khiếu văn, dẫu thầy có tài giỏi mấy cũng khó đạt được điều mình mong muốn.
 Chúng tôi quan niệm rằng: Một học sinh giỏi văn phải đáp ứng được điều kiện cần và đủ những tố chất sau: 
 + Có niềm say mê, yêu thích văn chương. 
 + Có  tư chất bẩm sinh như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và  có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
 + Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự hiểu biết về con người và xã hội. 
 + Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. 
 + Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào.
 + Nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận
 Môn văn là một loại hình nghệ thuật có nhiều đặc điểm chung và riêng. Đặc trưng riêng nổi bật nhất của bộ môn nghệ thuật này là tính phong phú đa dạng của hình tượng nghệ thuật. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể đa nghĩa, quá trình tiếp nhận và thể hiện đòi hỏi sự sáng tạo .Trong công việc giảng dạy của giáo viên và tập viết văn của học sinh nhất nhất không tuân theo kiểu mẫu có sẵn. Người dạy luôn thay đổi cách dạy, sáng tạo trong từng tác phẩm. Người viết phải sáng tạo trong cách thể hiện. Song sự sáng tạo đó phải dựa trên cơ sở kiến thức lí luận. Ngoài kiến thức tích luỹ được, cần có phương phápviết văn, năng lực quan sát, tái hiện, phân tích, tổng hợp, lập luận…
 Cần nhận thức đúng đắn bộ môn văn học không chỉ là môn lý thuyết “nói nhiều hơn làm”, dạy HSG văn không chỉ trang bị kiến thức suông. Thiên về thuyết giảng sẽ làm mất khả năng cảm và hứng để viết văn, người dạy cần bồi dưỡng kĩ năng thực hành, luyện tập viết văn, sáng tác… Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói:“Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn nói” ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973). Để thực hiện tốt điều nói trên cần phải nhận thức: thời gian chính khoá dành cho thực hành bộ môn quá eo hẹp, cần ưu tiên quỹ thời gian bồi dưỡng kĩ năng thực hành, năng lực tự học nhiều hơn ở các giờ ngoại khoá.
 III- Cơ sở thực tiễn
 Là một giáo viên với 20 năm tuổi nghề - không còn gọi là trẻ, chúng tôi thấy rằng việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn cực kì khó khăn, phức tạp. Song với lòng đam mê, cùng việc tìm tòi học hỏi đúc kết kinh nghiệm, sự đồng thuận của tập thể tổ bộ môn, trong các năm qua, bản thân cùng tập thể đã mang lại những kết quá đáng khích lệ trong việc phát hiện và bỗi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
 Chương II
Thực trạng của đề tài nghiên cứu
 1. Những thuận lợi và khó khăn.
 1.1 Thuận lợi:
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
 + Là tổ trưởng và giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy gẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
 + Bản thân chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp… Tiếp cận và tích lũy, sưu tầm nhiều dạng đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác.v.v... có ghi chép, tích lũy, cập nhật thường xuyên.
 + Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng. 
 - Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
 + Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đồng thuận của tập thể tổ bộ là điều kiện tốt đem lại kết quả cao trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG. 
 1.2. Khó khăn:
 - Trường PT cấp II-III Võ Thị Sáu-một ngôi trường mới thành lập (từ năm 2001), bề dày giảng dạy chưa cao, trường đóng trên địa bàn nông thôn còn nghèo, thiếu thốn mọi mặt, môi trường học tập không mấy thuận lợi so với các trường khác (sách vở, tư liệu thiếu thốn không có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng). . 
 - Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh về môn văn chưa cao. Học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với các đội tuyển khác. Nhiều học sinh giỏi một lúc nhiều bộ môn có ý thức coi nhẹ môn văn, có học sinh không được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, môn anh văn mới chịu vào đội tuyển văn.
 - Xu hướng chọn nghề thi vào trường chuyên nghiệp ngành xã hội-nhân văn ngày càng hẹp, nên học sinh yêu thích bộ môn ngày càng ít. Việc chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi gặp nhiều khó khăn
 Trên thực tế những năm qua, khi áp dụng những kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng của bản thân vào quá trình giảng dạy, số lượng học sinh giỏi văn các cấp của nhà trường ngày càng tăng, có em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thi cấp quốc gia .
 Chương III
 Nội dung và biện pháp thực hiện
 1- Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn.
 Trong quá trình dạy học, và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân nhận thấy rằng: muốn đem lại kết quả bồi dưỡng, trước tiên phải phát hiện và chọn đúng đối tượng. Làm thế nào để xác định được những học sinh không chỉ có năng khiếu văn học, còn có lòng say mê, yêu thích văn chương. Chọn đúng được học sinh có năng khiếu, thì bồi dưỡng được những học sinh giỏi văn, con đường bồi dưỡng được rút ngắn khoảng cách.
 Theo bản thân chúng tôi, tuyển chọn học sinh giỏi nên làm thường xuyên, tiến hành ngay từ lớp 10-đầu cấp học hoặc chậm nhất vào cuối năm lớp 10. Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển dựa vào những cơ sở sau:
 Khi chọn, người giáo viên cần dựa vào các kết quả học tập của học sinh cấp học THCS qua điểm tổng kết, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi các cấp. Nếu được tham khảo thêm ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp học đó để nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. (Điểm này rất thuận lợi đối với một trường có hai cấp học như trường cấp 2-3 Võ Thị Sáu).
 Nhà trường nên tổ chức thi tuyển chọn, kích thích học sinh tham gia. Giáo viên xem xét kĩ bài văn cùng bài viết đầu năm - đây có thể coi là công trình sáng tạo đầu tiên mang dấu ấn riêng của cá nhân. Người thầy phải tìm ra chất giọng, chất văn, cách nghĩ độc đáo của trò. Đồng thời kết hợp qua ý thức học, khả năng tiếp thu và bộc lộ nhận thức, cảm xúc của học sinh trong các giờ học văn.
 Trong quá trình học tập, giao tiếp, cần tìm hiểu thái độ của học sinh đối với bộ môn. Học sinh có yêu thích đam mê, tự giác, hào hứng và có tinh thần trách nhiệm với bộ môn không? Tránh tình trạng bỏ cuộc giữa đường sau thời gian dài đã được bồi dưỡng vì ngại khó… 
 Việc tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường trong những năm qua, chúng tôi đã đề xuất và cơ bản căn cứ yếu tố sau để phát hiện:
 Chúng tôi cho rằng, học sinh có năng khiếu văn thường thể hiện những dấu hiệu bên ngoài như: dễ rung cảm, xúc động, tinh nhạy, bộc lộ thái độ trước từng tác phẩm văn thơ, ngôn ngữ phong phú, có khả năng cảm thụ và diễn đạt độc đáo, tư duy khúc chiết, trong sáng…cộng với việc đam mê, yêu thích đọc-học, có nhu cầu thưởng thức và sáng tác thơ văn.Chính sự đam mê, yêu thích văn học là động lực, điều tiên quyết giúp học sinh vượt qua những khổ ải trên đường học tập để đến với văn chương. Niềm say mê ấy, thúc đẩy các em tìm tòi trích luỹ tư liệu, chịu khó đọc, sưu tầm sách vở, trau dồi ngôn ngữ…
 Những học sinh giỏi văn, khi đứng trước một vấn đề thường có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề nhanh, nhạy, đúng bản chất tường tận và linh hoạt-có sáng tạo ít nhiều. Đối với học sinh giỏi văn, năng lực tư duy rất cần thiết. Khả năng tư duy tốt, giúp các em khả năng phân tích, tổng hợp cao, khám phá những điều mới lạ, có khả năng tìm thấy cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong từng tác phẩm. Đó là điều cần thiết nhất của người học văn.
 Khi chọn học sinh giỏi cần chú ý đến những em có kiến thức vững chắc phong phú về lịch sử văn học, về vốn từ ngũ dồi dào, kĩ năng làm văn, kĩ năng diễn đạt …hệ thống lập luận tốt, biết làm chủ vốn kiến thức có hiệu quả trước mỗi yêu cầu học tập, thi cử và ứng xử xã hội.
 Ở đây, chúng tôi không đồng nhất đánh giá yêu cầu một học sinh giỏi văn cấp THPT với một người có khả năng sáng tác văn chương. Đây chỉ là yêu cầu toàn diện mang tính đặt thù của học sinh giỏi văn. Tất nhiên không thể đòi hỏi đầy đủ các yêu cầu trên đối với mọi học sinh giỏi văn.
 Theo số liệu lưu trữ, chúng tôi thống kê được số lượng học sinh từng khối được tuyển vào đội tuyển của trường trong từng năm học, để thấy được tỉ lệ giữa các khối.
 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI CÁC NĂM
Năm học
T/Số HS
Tham gia
Khối 10
Khối 11
Khối 12
S/Lượng
%
S/Lượng
%
S/Lượng
%
2002-2003
4HS
0
0
0
0
4
100
2003-2004
5HS
0
0
0
0
5
100
2004-2005
11HS
0
0
5
45,5%
6
54,5%
2005-2006
8HS
0
0
5
62,5%
3
37,5%
2006-2007
7HS
0
0
3
42,9%
4
57,1%
2007-2008
15HS
5
33,3%
3
20,0%
7
46,7%
2008-2009
12HS
2
16,6%
7
58,3%
3
25,0%
2009-2010
 8HS
0
0
4
50
4
50
 ( Số học sinh được chọn vào đội học sinh giỏi của trường phụ thuộc vào từng năm. Qua bảng thống kê, cho thấy, các năm ở các khối lớp đều có học sinh được chọn vào đội học sinh giỏi của trường. Năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 chúng tôi mạnh dạn đề xuất lãnh đạo nhà trường cho tuyển chọn học sinh khối 10, để các em được tham gia các buổi bồi dưỡng- đối tượng dự thính lâu dài.Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên bộ môn phát hiện, tuyển chọn những học sinh đủ điều kiện, có năng lực văn học, say mê, yêu thích văn chương và đạt kết quả cao qua các bài kiểm tra để tiếp tục tham gia dự thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.). 
 Qua các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, trong thành phần của đội học sinh giỏi luôn có học sinh đang học lớp 11. Nhiều năm liền, trường có học sinh đạt giải cao là học sinh 11. 
 Năm học 2003-2004, em Huỳnh Thị Thái Phong, em Đinh Thị Cúc Thơ, em Huỳnh Thị Hằng đều là học sinh lớp 11 đạt giải. Em Huỳnh Thị Hằng đạt giải nhì cấp tỉnh và được chọn tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia. Năm học 2007-2008, học sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, đang học lớp 11, đạt giải ba kì thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Chính việc phát hiện và được bồi dưỡng “dài hơi”, các em có đủ kiến thức, kỉ năng tham dự và đạt kết quả cao. Năm học 2009-2010, trong đội tuyển 8 HS tham dự bồi dưỡng có 4 HS lớp 11 dự thính để làm nồng cốt cho năm học sau. Đội HSG tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh gồm 4 HS lớp 12, có những em đã được bồi dưỡng kiến thức từ những năm trước, vì thế kết quả thi, các em đạt giải khá cao. Hai HS đạt giải 3, một HS đạt giải khuyến khích, trong đó: em Nguyễn Thị Thúy Liêm, em Huỳnh Thị Ngọc Loan đạt điểm khá cao. Với một ngôi trường còn non trẻ và chất lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp, kết quả HSG đạt được như trên là một điều đáng phấn khởi và khích lệ.
 2- Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn.
 2.1-Những phương cách bồi dưỡng
 Với một trường mới thành lập như trường PTTH cấp II-III Võ Thị Sáu, môi trường học văn không mấy thuận lợi (sách vở, phim ảnh, tác phẩm thiếu thốn, môi trường học tập còn hạn chế…) chưa có bề dày thành tích về học sinh giỏi, đội ngũ giáo viên tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ..việc bồi dưỡng học sinh giỏi chủ yếu để tham gia thi cấp trường, tiến tới tham gia các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi của Sở giáo dục tổ chức - có thể coi đó là cuộc thi cọ xác đánh giá chất lượng và để chọn người bổ sung vào đội tuyển của cấp cao hơn. Song trong các năm qua, số lượng học sinh giỏi bộ môn văn đạt kết quả trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh (HS Khối 9 - Năm 2008-2009 thi cấp huyện đạt 3/4, có 2HS tham gia thi cấp tỉnh; năm 2009-2010 tham gia thi cấp huyện 5/5 đều đạt, một HS được chọn vào đội HSG tham gia thi cấp tỉnh), học sinh được chọn vào đội tuyển thi cấp quốc gia ngày càng nhiều so với các bộ môn khác của trường. Tổ chúng tôi xác định “mũi nhọn” chọn bồi dưỡng học sinh giỏi thi cấp trường, thi cấp tỉnh làm phương châm giảng dạy chính. Chúng tôi xác định phương hướng chung là học chính khoá đến đâu, bồi dưỡng học sinh giỏi đến đó. Đối với các học sinh lớp 10-kiến thức chưa “đủ chín” so với các học sinh lớp11,12-chúng tôi chú ý bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng là chính, cung cấp tài liệu, thư mục để các em tìm đọc nâng cao kiến thức theo mặt bằng kiến thức chung chắc chắn.
 Trong quá trình bồi dưỡng, chúng tôi lấy kiến thức của sách giáo khoa làm cơ sở dạy thật kĩ, thật sâu, thật chu đáo từng bài cụ thể, mở rộng cung cấp thêm những kiến thức sâu rộng liên quan đến chương trình chính khoá. Khi bồi dưỡng, chúng tôi vừa cung cấp kiến thức mở rộng vừa ra đề luyện tập. Những dạng đề đưa ra, từ vấn đề cụ thể đến những vấn đề khái quát, tổng hợp, từ dễ đến khó, mỗi dạng đề đều có kĩ năng thao tác cụ thể, sáng tạo đòi học sinh nắm được kiến thức đã học, vận dụng sáng tạo vào bài làm.
 Về phía giáo viên bồi dưỡng, chúng tôi thống nhất chương trình, phân công từng giáo viên biên soạn giảng dạy chuyên sâu từng mảng, từng chuyên đề cụ thể dựa trên sở trường, kinh nghiệm của từng người. Qua bồi dưỡng, yêu cầu giáo viên theo sát tâm lí, thái độ học tập, tự làm việc ở nhà của học sinh.Giáo viên phải biết chắc từng học sinh nắm kiến thức chính khoá ở mức độ nào, kịp thời cung cấp, củng cố, bổ sung cho các em. Đồng thời đánh giá bài viết thu hoạch, nhận xét tỉ mỉ chu đáo từng vấn đề: về kiến thức, kĩ năng, khuyến khích bằng những lời nhận xét động viên khích lệ, biểu dương mặt tốt, sáng tạo, độc đáo. Qua chấm bài, giáo viên phát hiện sở trường, giọng văn, lối văn, sự độc đáo để uốn nắn mặt hạn chế, hướng đi lệch trong cách triển khai vấn đề của các em.
 2.2-Nội dung, kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Về nội dung chương trình bồi dưỡng, chúng tôi biên soạn dựa trên nền tảng của chương trình sách giáo khoa có nâng cao, bổ sung chiều sâu. Học đến giai đoạn nào, tác giả nào, tác phẩm nào nâng cao, mở rộng đến đó. Đối với từng giai đoạn, từng tác giả, chúng tôi cụ thể hoá thành từng chuyên đề . Chọn và giới thiệu tài liệu liên quan từng tác giả,từng vấn đề để học sinh đọc, tham khảo.Chúng tôi phân chia thành hai mảng về kiến thức và kỉ năng làm văn để cung cấp cho học sinh. 
 a. Về kiến thức:Ngoài việc bổ sung kiến thức được học ở chương trình, chúng tôi cung cấp kiến thức mở rộng có liên quan đến đến chương trình, biên soạn thành từng chuyên đề cụ thể. Việc bồi dưỡng chuyên đề sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức, hiểu biết chắc hơn về tác giả, tác phẩm, các mối quan hệ liên quan đến sự cảm hiểu, đánh giá một tác giả, tác phẩm, một hiện tượng văn học nói chung sâu sắc hơn.Chẳng hạn:
 +Về lí luận văn học, chúng tôi soạn thành các chuyên đề phong cách nghệ thuật, các kiểu sáng tác ( lãng mạn, hiện thực, hiện đại ), các giá trị văn học, giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, quá trình sáng tác và tiếp nhận…Đối với các tác giả như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu, Thạch Lam…chúng tôi cung cấp những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp, quá trình sáng tác, đặc điểm nổi bật của quá trình sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật…Chẳng hạn: Về Hồ Chí Minh, chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh qua một tác phẩm cụ thể. Vẻ đẹp cổ điển kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại qua một bài thơ. Biểu hiện chất “thép”, chất “tình” trong các sáng tác của Hồ Chí Minh; giá trị nhân đạo; Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh…Về Tố Hữu: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu; Chất sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong thơ Tố Hữu; Về quan điểm sáng tác thơ…Về các phong cách tác giả trong chương trình 11,12, chúng tôi hướng học sinh đến các dạng đề: Phong cách của một nhà văn, giọng điệu của nhà văn.. hoặc vấn đề liên quan về phong cách: “Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình” hay “ Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của riêng mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì người nào khác”…về vai trò của văn học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh sưu tầm và chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề này và tìm được những lời nhận định có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số lời nhận định sau:
- “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy ”
- “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học ” 
 ( Tố Hữu)
- “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
 ( PusKin)
- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
 ( Biêlinxki)
 Và các tuyên ngôn nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc trong các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng tám và của các tác giả khác. Ví dụ như:
- “ Nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thóat ra từ những kiếp sống lầm than vang dội lên mạnh mẽ” (Trăng sáng - Nam Cao)
- “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ thật là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời” ( Vũ Trọng Phụng)
- “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện” ( Nguyễn Minh Châu)
- “ Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có được hình thức riêng’’ ( Mac-xim-Gorki)
 Với những câu thơ chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: 
- “ Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật
 Một mật ngọt thành, vạn chuyến ong bay”
 ( Chế Lan Viên)
 - “ Bài thơ anh, anh làm một nửa
 Còn một nửa để mùa thu tự làm lấy ”
 ( Chế Lan Viên) 
Vân vân……
 +Về văn học sử chúng tôi cung cấp các xu hướng văn học, trào lưu; các nhà thơ mới tiêu biểu, các nhà văn hiện thực 1930-1945; một số hình tượng văn học ở từng giai đoạn như: Hình tượng người lính qua thơ ca kháng chiến chống Pháp (Vẻ đẹp người lính qua hai tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng Chí của Chính Hữu), Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ qua thơ văn chống Mĩ, Người nông dân trong văn học 30-45, vẻ đẹp cổ điển kết hợp tinh thần hiện đại trong Nhật kí trong tù, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975; Sự khác nhau giữa khuynh hướng sử thi và khuynh hướng thế sự..Hình ảnh đất nước qua các sáng tác của các nhà thơ đã học, Hình ảnh mùa thu qua thơ ca.
 b. Về kĩ năng làm văn, chúng tôi chuyên sâu kĩ năng tìm hiểu đề; kĩ năng phân tích, bình giảng; các thao tác nghị luận; Những điều cần lưu ý khi viết một bài văn học sinh giỏi; Kĩ năng và phương pháp viết đoạn-luyện mở bài, kết bài; yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay: về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết, cách dùng từ độc đáo, kỉ năng viết câu linh hoạt, kỉ năng mở rộng, nâng cao, so sánh vấn đề, kỉ năng lập luận sắc sảo chặt chẽ, cách lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng…những lỗi thường gặp cần tránh. Chúng tôi dành nhiều thời gian để học sinh thực hành bằng việc luyện giải đề thi, cho học sinh làm quen với các dạng đề thi học sinh giỏi các cấp, yêu cầu của đề thi, của bài văn giỏi 
 2.3- Yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay trong bài văn.
 Về kỉ năng viết văn, trong năm học 2009-2010, ngoài vấn đề bồi dưỡng kiến thức, chúng tôi đã đi sâu bồi dưỡng kỉ năng viết văn cho học sinh. Chúng tôi tập trung chuyên đề: Yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay: về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết, cách dùng từ độc đáo, kỉ năng viết câu linh hoạt, kỉ năng mở rộng, nâng cao, so sánh vấn đề, kỉ năng lập luận sắc sảo chặt chẽ, cách lựa ch

File đính kèm:

  • docSKKN Lam the nao de phat hien va boi duong HSG mon Van dat ket qua.doc
Giáo án liên quan