Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn lớp 6

Câu 2: (6,0 điểm)

 - Vào thời Hùng Vương, các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trở nên ác liệt hơn, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân. Chú ý các chi tiết: cơm cà là chuẩn bị về lương thực, ngựa sắt, roi sắt là chuẩn bị về vũ khí, đánh giặc bằng tre là hình ảnh thể hiện cuộc chiến tranh nhân dân có thể huy động tất cả, mỗi cành cây ngọn cỏ đều có thể trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù.

- Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt còn nói đến sự phát triển lịch sử, chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.

- Dân tộc Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã anh dũng đánh giặc và đã chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Khi đã chiến thắng kẻ thù, dân tộc ta vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, vì thế dù bay về trời, Gióng vẫn để lại áo giáp sắt cho non sông, dân tộc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN NA HANG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề )
Đề này có 01 trang
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (2,0 điểm) Trong bài thơ “Than nghèo”, nhà thơ Tú Xương viết: 
“Van nợ lắm khi trào nước mắt
	Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” 
Em hiểu nghĩa của từ "chạy" trong câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: (6,0 điểm) 
Truyền thuyết có cốt lõi sự thật lịch sử. Em hãy nêu lên những sự thật lịch sử có mặt trong truyện Thánh Gióng. 
Câu 3: (12 điểm) 
Một buổi sáng, em đi trực nhật sớm, vô tình nghe được cuộc trò chuyện của các đồ vật trong lớp. Bằng trí tưởng tượng của mình em hãy kể lại cuộc trò chuyện đó.
 Hết ..
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn lớp 6
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1: (2,0 điểm) 
Giải nghĩa từ "chạy" trong câu thơ: 
- Nghĩa gốc: Chỉ sự di chuyển bằng chân 
- Nghĩa chuyển: Chỉ sự lo toan tính toán 	
(1điểm)
(1điểm)
Câu 2: (6,0 điểm) 
- Vào thời Hùng Vương, các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trở nên ác liệt hơn, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân. Chú ý các chi tiết: cơm cà là chuẩn bị về lương thực, ngựa sắt, roi sắt là chuẩn bị về vũ khí, đánh giặc bằng tre là hình ảnh thể hiện cuộc chiến tranh nhân dân có thể huy động tất cả, mỗi cành cây ngọn cỏ đều có thể trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù.
- Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt còn nói đến sự phát triển lịch sử, chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.
- Dân tộc Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã anh dũng đánh giặc và đã chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Khi đã chiến thắng kẻ thù, dân tộc ta vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, vì thế dù bay về trời, Gióng vẫn để lại áo giáp sắt cho non sông, dân tộc.
(3điểm)
(1điểm)
(2điểm)
Câu 3: (12 điểm)
* Yêu cầu: Học sinh viết đúng thể loại tự sự; kể một cách tự nhiên; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi về hình thức; kể được câu chuyện háp dẫn.
a. Mở bài
 Giới thiệu câu chuyện một cách tự nhiên, nêu được thời gian, không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.
b. Thân bài 
- Gọi được tên các nhân vật và lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện (bảng, phấn, lọ hoa, cửa sổ, quạt trần, bàn, ghế ...)
- Nội dung cuộc trò chuyện: có thể kể, than phiền về việc làm, sự vô tâm của học sinh trong việc bảo quản đồ dùng hoặc tranh luận về một vấn đề gì đó ...
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
(2điểm)
(4điểm)
(4điểm)
(2điểm)

File đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Ngu_van_6_NH_20142015_20150726_122646.doc