Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh học

2. Quy trình 4 bước làm bài

Sau khi phân loại các câu hỏi như trên, học sinh bắt đầu làm bài thi với quy trình 4 vòng như sau:

 Bước 1: Đọc đề một lượt, những câu có thể trả lời ngay, tô liền vào phiếu trả lời, khi gặp câu hỏi lúng túng không thể trả lời được ngay mà cần phải có thời gian suy luận hoặc tính toán hãy đánh dấu câu đó trên tập câu hỏi, chuyển ngay sang câu khác và cứ như thế cho đến câu cuối cùng.

 Bước 2: Quay lại từ đầu để giải quyết câu hỏi mà trong vòng 1 chưa làm. Vòng này sẽ giải quyết câu hỏi trong khả năng của mình, dù có mất một chút thời gian để suy luận hay tính toán. Nhũng câu hỏi mà cảm giác khó quá hay hoàn toàn xa lạ thì chuyển ngay sang vòng sau.

 Bước 3: Với câu hỏi quá khó, áp dụng kĩ thuật loại suy để chọn may rủi 1 trong 4 đáp án, chỉ có 25% cơ may để trúng. Thông thường, trong 4 đáp án sẽ có 1 đáp án nhìn vào thấy sai ngay nếu để ý kĩ. Lúc này cơ may tăng lên 33%. Cứ như vậy, dùng phương pháp loại suy tiếp theo, cơ hội 50% để có điểm cho câu hỏi này.

 Bước 4: Còn lại những câu hỏi không thể dùng phương pháp loại suy hay phương pháp khác, lúc này thí sinh chỉ chọn cách may rủi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh học dưới đây đặc biệt hữu ích cho các thí sinh sẽ lựa chọn Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia tới.
1. Phân loại câu hỏi
Trong đề thi, các câu hỏi với các mức độ khó dễ khác nhau, nên thí sinh phải có sự tính toán để tận dụng hiệu quả thời gian khi làm bài.
Thông thường trong đề thi có 4 loại câu hỏi:
+ Câu hỏi nhớ: Là dạng câu hỏi khá dễ, chỉ đòi hỏi nắm kiến thức cơ bản và khi đọc câu hỏi có thể ghi ngay ra câu trả lời. Cần phải tận dụng triệt để để ăn chắc điểm phần này; tuy nhiên cũng cần chú ý vì càng dễ thường càng làm cho thí sinh mất cảnh giác.
+ Dạng câu hỏi suy luận hoặc tính toán. Dạng này khó hơn dạng trên. Mặc dù nắm được bài, làm chủ được công thức nhưng câu trả lời không thể có ngay mà đòi hỏi phải có một thời gian ngắn để suy nghĩ và tính toán trước khi lựa chọn.
Với dạng câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải có khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác và biết cách suy diễn hợp lí trên nền kiến thức cơ bản. Trong đề thi lượng câu hỏi này cũng thường xuyên gặp, đặc biệt các bài tập.
+ Dạng câu hỏi mơ hồ: Đây là dạng câu hỏi cảm thấy phân vân nửa như đã học, nửa như chưa học. Thực tế, câu hỏi này không phải khó đối với học sinh vì có thể kiến thức không được củng cố hoặc vì một lí do nào đó mà học sinh cảm giác không chắc chắn khi đi tìm câu trả lời. Với những câu hỏi này học sinh nên sử dụng phương pháp loại suy.
+ Dạng câu hỏi không trả lời được. Là câu hỏi vượt mọi khả năng, cố gắng của học sinh, mọi phương pháp suy luận đều vô ích. Đây là dạng câu mà trả lời một cách may rủi.
2. Quy trình 4 bước làm bài
Sau khi phân loại các câu hỏi như trên, học sinh bắt đầu làm bài thi với quy trình 4 vòng như sau:
v Bước 1: Đọc đề một lượt, những câu có thể trả lời ngay, tô liền vào phiếu trả lời, khi gặp câu hỏi lúng túng không thể trả lời được ngay mà cần phải có thời gian suy luận hoặc tính toán hãy đánh dấu câu đó trên tập câu hỏi, chuyển ngay sang câu khác và cứ như thế cho đến câu cuối cùng.
v Bước 2: Quay lại từ đầu để giải quyết câu hỏi mà trong vòng 1 chưa làm. Vòng này sẽ giải quyết câu hỏi trong khả năng của mình, dù có mất một chút thời gian để suy luận hay tính toán. Nhũng câu hỏi mà cảm giác khó quá hay hoàn toàn xa lạ thì chuyển ngay sang vòng sau.
v Bước 3: Với câu hỏi quá khó, áp dụng kĩ thuật loại suy để chọn may rủi 1 trong 4 đáp án, chỉ có 25% cơ may để trúng. Thông thường, trong 4 đáp án sẽ có 1 đáp án nhìn vào thấy sai ngay nếu để ý kĩ. Lúc này cơ may tăng lên 33%. Cứ như vậy, dùng phương pháp loại suy tiếp theo, cơ hội 50% để có điểm cho câu hỏi này.
v Bước 4: Còn lại những câu hỏi không thể dùng phương pháp loại suy hay phương pháp khác, lúc này thí sinh chỉ chọn cách may rủi.
Cần lưu ý: Với câu hỏi khẳng định thì đáp án thường nằm ở câu trả lời dài nhất. Với câu phủ định, đáp án thường nằm ở những câu trả lời ngắn nhất. Tuy nhiên, khi đánh các câu trống còn lại nên đánh cùng một đáp án, hoặc A hết hoặc B hết... như vậy xác suất cao hơn rất nhiều khi đánh ngẫu nhiên.
Lưu ý, khi trống đánh hết giờ thì bài thi phải tô đủ đáp án. Lúc này hãy ra soát các thông tin như số báo danh, họ tên, mã đề trước khi nộp bài cho giám thị.
3. Mẹo hay cần nhớ
Việc đầu tiên khi làm bài thi trắc nghiệm, thí sinh cần lưu ý giữ cho phiếu trả lời trắc nghiệm luôn phẳng, không bị rách bị gập các góc, bị quăn mép giấy vì bài làm sẽ được chấm bằng máy.
Sau đó, thí sinh điền các thông tin từ mục số 1 đến mục số 9, luôn nhớ viết bằng bút mực, tô bằng bút chì. Ghi tên của thí sinh bằng chử in hoa có dấu. Tô số báo danh thật chính xác.
Thí sinh đừng gọt đầu chì quá nhọn: Đầu bút chỉ gọt bằng dao, để có đầu bút dẹt, rộng và phẳng sẽ nhanh chóng bôi đen vòng tròn bằng một vài gạch. Chú ý luôn có 2 bút chì cùng loại đã gọt sẵn. Giữ đầu bút chì thẳng đứng khi bôi đen vòng tròn cũng giúp tô kín ô nhanh hơn.
Hãy sử dụng cả hai tay trong quá trình làm bài: Để phiếu trả lời ở phía tay thuận và câu hỏi ở phía tay còn lại. Để hạn chế việc tìm câu hỏi, tay trái sẽ ghi nhận câu mình đang trả lời, tay phải giữ bút chì ở vị trí tương ứng trên phiếu trả lời; động tác này hạn chế tình trạng trả lời nhầm trên phiếu trả lời.
Ngay sau khi nhận đề, thí sinh lưu ý: Ghi ngay mã đề thi và tô mã đề thi vì nếu quên điều này có thể dẫn đến quên mã đề và toàn bộ bài làm sẽ không được chấm. Làm câu nào tô ngay câu đó tránh tình trạng ghi đáp án ra giấy nháp dẫn đến tô nhầm đáp án của câu này sang câu khác. Thí sinh hãy nhớ, cần trả lời tất cả các câu hỏi, tuyệt đối không để trống đáp án của câu nào.
Tập thể GV Sinh học Trường THPT Châu Phú (An Giang)

File đính kèm:

  • docKI_NANG_LAM_BAI_THI_TRAC_NGHIEM_MON_SINH_HOC_THPT.doc
Giáo án liên quan