Giáo án Sinh học 12 - Tiết 37 - Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI.

1. Giới hạn sinh thái.

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có:

+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 37 - Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày giảng: ..................................12a1; ....................................12a2.
Tiết 37:
PHẦN BẢY – SINH THÁI HỌC
Chương I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái.
	- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.
	- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.
2. Kỹ năng
	- Hình thành được cho học sinh khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
C. PHƯƠNG TIỆN
	 Giáo án, SGK, Tranh phóng to các hình 35.1 – 35.2 SGK.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	 1. Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới?
2. Thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa? Vai trò của trôi dạt lục địa trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK
+ Môi trường sống là gì?Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào? 
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
GV: Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái bao gồm những nhân tố nào, ảnh hưởng ra sao tới sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu giới hạn sinh thái và ổ sinh 
 GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình 35.1 và cho ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Thế nào là giới hạn sinh thái? Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái như thế nào? Nhiệt độ thuận lợi? Điểm gây chết?
Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 151, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
GV: Thế nào là ổ sinh thái? Nêu một số ví dụ về ổ sinh thái.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 152 và trả lời.
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.
1. Môi trường sống:
- Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- Các loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường nước và môi trường sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái:
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật.
- Các loại nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI.
1. Giới hạn sinh thái.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
2. Ổ sinh thái:
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.
- VD: SGK.
4.Củng cố
 	- HS đọc kết luận cuối bài.
	- Làm bài tập 1 và 4 SGK trang 154, 155.
	5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc