Kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9

Câu 1 : Giọng điệu của bài thơ "Con cò"?

A. Man mác, bâng khuâng B. Ngọt ngào, thiết tha

C. Bồi hồi, xúc động D. Buồn man mác, thiết tha

Câu 2 : Nội dung chính của bài thơ "Mây và Sóng" là gì?

A. Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

B. Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng và tình cảm với thiên nhiên.

C. Ca ngợi tình yêu và ý nghĩa của lời ru đối với con thơ.

D. Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái.

Câu 3 : Câu nào sau đây không có thành phần tình thái?

A. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có động. B. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.

C. Hình như hôm qua bạn ấy nghỉ học. D. Trời nhiều mây, có lẽ trời sẽ mưa.

Câu 4 : Truyện ngắn "Bến quê" được in trong tập truyện nào?

A. Bến quê B. Mảnh trăng cuối rừng.

C. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành D. Cửa sông

Câu 5 : Hình ảnh con cò trong bài "Con cò" của chế Lan Viên mang ý nghĩa biểu tượng gì?

A. Hình ảnh người phụ nữ lam lũ mà đôn hậu.

B. Biểu tượng cho tình yêu thương con vô bờ của mẹ hiền trong suốt cuộc đời.

C. Biểu tượng cho niềm mơ ước của người mẹ hiền đối với con thơ.

D. Biểu tượng cho lòng mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT
Huyện Văn Lâm
--------šư›--------
kiểm tra học kì II năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 90 phút
Đề số 2
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1 : 
Giọng điệu của bài thơ "Con cò"?
A.
Man mác, bâng khuâng
B.
Ngọt ngào, thiết tha
C.
Bồi hồi, xúc động
D.
Buồn man mác, thiết tha
Câu 2 : 
Nội dung chính của bài thơ "Mây và Sóng" là gì?
A.
Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. 
B.
Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng và tình cảm với thiên nhiên.
C.
Ca ngợi tình yêu và ý nghĩa của lời ru đối với con thơ.
D.
Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái.
Câu 3 : 
Câu nào sau đây không có thành phần tình thái?
A.
Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có động. 
B.
Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.
C.
Hình như hôm qua bạn ấy nghỉ học.
D.
Trời nhiều mây, có lẽ trời sẽ mưa.
Câu 4 : 
Truyện ngắn "Bến quê" được in trong tập truyện nào?
A.
Bến quê
B.
Mảnh trăng cuối rừng.
C.
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
D.
Cửa sông
Câu 5 : 
Hình ảnh con cò trong bài "Con cò" của chế Lan Viên mang ý nghĩa biểu tượng gì?
A.
Hình ảnh người phụ nữ lam lũ mà đôn hậu.
B.
Biểu tượng cho tình yêu thương con vô bờ của mẹ hiền trong suốt cuộc đời.
C.
Biểu tượng cho niềm mơ ước của người mẹ hiền đối với con thơ.
D.
Biểu tượng cho lòng mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 6 : 
Theo đánh giá của Phương Định ("Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê), ai là người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất?
A.
Các cô gái thanh niên xung phong phá bom trên trọng điểm.
B.
Các chiến sĩ lái xe ngày đêm qua trọng điểm.
C.
Những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
D.
Các anh pháo thủ của đơn vị pháo phòng không.
Câu 7 : 
Dòng thơ nào sau đây mang nghĩa tường minh?
A.
Đêm nay rừng hoang sương muối
B.
Chỉ cần trong xe có một trái tim
C.
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
D.
Ta làm con chim hót
Câu 8 : 
Các từ ngữ: "nho nhỏ", "lặng lẽ dâng" trong hai câu thơ sau nói lên ý gì?
"Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời"
A.
Hết mình hiến dâng cho đời, cho đất nước.
B.
Tận tình dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước.
C.
Hết mình hiến dâng cho đời, cho đất nước suốt cả cuộc đời.
D.
Khiêm nhường hiến dâng cho cuộc đời, cho quê hương đất nước.
Câu 9 : 
Các câu thơ: "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến" sử biện pháp tu từ nào?
A.
Liệt kê và ẩn dụ.
B.
Điệp ngữ và hoán dụ.
C.
Điệp ngữ và ẩn dụ.
D.
Điệp ngữ.
Câu 10 : 
Phần trích sau sử dụng phương tiện liên kết nào?
"Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát."
A.
Dùng phép lặp từ ngữ
B.
Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
C.
Dùng phép nối 
D.
Dùng từ trái nghĩa
Câu 11 : 
Nhân vật Nhĩ trong truyện "Bến quê" cảm nhận như thế nào về cảnh vật bên ngoài?
A.
Xa xôi quá chừng.
B.
Gần gũi, bình dị.
C.
Gần gũi mà xa lắc.
D.
Thân thuộc, đáng yêu.
Câu 12 : 
Câu văn: "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình" dùng biện pháp tu từ nào?
A.
Nói giảm nói tránh
B.
Đối lập
C.
Nói quá
D.
Chơi chữ
Phần iI: tự luận (7,0 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm)
	Cho câu thơ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng"
	Hãy chép lại theo trí nhớ ba dòng thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ ấy nằm trong tác phẩm nào, sáng tác năm bao nhiêu, ai là tác giả?
Câu 14: (5,5 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau:
"Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con."
 ("Nói với con" - Y Phương)
Trường THCS ...........................................
Kiểm tra học kì Ii năm học 2008-2009
Họ và tên: ...............................................
Môn: ngữ văn 9
Lớp: ........
Thời gian: 90'
Điểm: 
Lời phê của thầy, cô giáo:
Đề số 2
phiếu trả lời trắc nghiệm 
	Lưu ý: - Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
Phòng GD&ĐT
Huyện Văn Lâm
--------šư›--------
Đáp án và biểu điểm môn Ngữ văn lớp 9
Học kì II - Năm học: 2008 - 2009
Đề số 2
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
	Mỗi câu trả lời ( tô ) đúng được 0,25 điểm.
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
Phần iI: tự luận (7,0 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm)
	- Chép đầy đủ, chính xác ba dòng thơ tiếp theo (như SGK) à (0,75 điểm)
	(Chú ý: mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm).
	- Trả lời đầy đủ, chính xác các thông tin sau:
	+ Đoạn thơ nằm trong bài "Viếng lăng Bác" à (0,25 điểm)
	+ Tác giả: Viễn Phương	à (0,25 điểm)
	+ Năm sáng tác: 1976	à (0,25 điểm)
Câu 14: (5,5 điểm)
I. Mở bài: (0,5 điểm)
	- Giới thiệu sơ lược về Y Phương và bài thơ "Nói với con".
	- Nêu khái quát đoạn II của bài thơ (Người cha nói với con về truyền thống tốt đẹp của quê hương mong ước con sẽ kế tục xứng đáng). 
II. Thân bài: (4,5 điểm)
	* Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy xứng đáng truyền thống quê hương. 
à (0,5 điểm)
	Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất dễ thương của con người quê hương với cách nói cụ thể của người miền núi:
	- Với những điệp từ, điệp ngữ, với các hình ảnh và cách so sánh cụ thể cùng những kiểu câu dài ngắn khác nhau,... người cha khẳng định: "người đồng mình" sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt; bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn nhiều cực nhọc, đói nghèo.	à (1,0 điểm)
	àTừ đó người cha muốn truyền cho con lòng thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.	à (0,75 điểm)
	- Phẩm chất của con người quê hương còn được ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong:
	 + "Người đồng mình" mộc mạc nhưng giàu chí khí. Họ có thể "thô sơ da thịt" nhưng không ai "nhỏ bé" về tâm hồn, ý chí và ước mong xây dựng quê hương. 	à (0,5 điểm)
	 + Chính những con người ấy đã làm nên quê hương giàu truyền thống với nhiều phong tục tập quán tốt đẹp.	à (0,5 điểm)
	àTừ đó người cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin vững bước trên đường đời. 	à (0,75 điểm)
	* Tình cảm của người cha: yêu thương trìu mến, thiết tha tin tưởng đối với con. 	
à (0,5 điểm)
III. Kết bài: (0,5 điểm)
	- Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ cũng như cả bài "Nói với con"
	- Suy nghĩ, liên hệ bản thân...

File đính kèm:

  • docKT_HOC_KI_2_VAN_9_DE_SO_IIDap_anYEN.doc