Kiểm tra chất lượng chuyên môn giáo viên năm học 2015 – 2016 môn: Lịch Sử
Câu 2 (2,5 điểm)
Nêu hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước ASEAN?
Câu 3 (3,0 điểm)
Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Qua đó, hãy nêu những công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: LỊCH SỬ; CẤP THCS Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 (2,5 điểm) Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của quân dân Đại Việt chống ngoại xâm trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Nhận xét chung về kẻ thù của quân dân Đại Việt trong thời gian đó. Câu 2 (2,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước ASEAN? Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Qua đó, hãy nêu những công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này. Câu 4 (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). ---------- Hết --------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.;Số báo danh SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ CẤP THCS (Hướng dẫn chấm có 4 trang) Câu Đáp án Điểm 1 Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của quân dân Đại Việt chống ngoại xâm trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Nêu nhận xét chung về kẻ thù của quân dân Đại Việt trong thời gian đó. 2,5 1. Kể tên các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của quân dân Đại Việt trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý. 0,5 - Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần. 0,5 - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ. 0,5 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh. 0,5 2. Nhận xét chung về kẻ thù của quân dân Đại Việt - Kẻ thù của quân dân Đại Việt trong thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đều đến từ phương Bắc. 0,25 - Các kẻ thù này đều rất đông, mạnh so với Đại Việt; chúng rất nham hiểm, tàn bạo 0,25 2 Nêu hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước ASEAN? 2,5 1. Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước trong khu vực chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. 0,5 - Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không thể tránh khỏi. 0,5 - Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. 0,25 - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Singapo,Thái Lan và Philippin. 0,25 2. Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Ba-li (2- 1976) - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 0,25 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 - Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,25 - Hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... 0,25 3 Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Qua đó, hãy nêu những công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này. 3,0 1. Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 - Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống tại Pháp, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 0,25 - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba. 0,5 - Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. 0,5 - Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp đã sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-riNguyễn Ái Quốc ra báo Người cùng khổ. Tờ báo đã vạch trần chính sách bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh. 0,25 - Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhânvà cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách, báo trên đã được bí mật chuyển về Việt Nam. 0,25 - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Tại Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào công nhân ở các nước thuộc địa; về vai trò, sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. 0,25 - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu - Trung Quốc. Đến tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản làm cơ quan tuyên truyền của Hội. 0,5 2. Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam - Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. 0,25 - Truyền bá lý luận cách mạng, chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 4 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) 2,0 Thí sinh phân tích và làm rõ được các ý sau đây: 1. Nguyên nhân chủ quan - Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 0,5 - Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết, nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. 0,5 - Hậu phương của cuộc kháng chiến không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. 0,5 2. Nguyên nhân khách quan - Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. 0,5 ---------------------Hết--------------------
File đính kèm:
- De_thi_GV_nam_2015.doc