Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tuần 26 tiết 129

Câu 7: Giá trị nội dung của bài thơ "Nói với con" của Y Phương là:

A. Tình cảm gia đình, truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc. B. Tình cha con.

C. Tình yêu làng quê, yêu đất nước. D. Tình yêu cuộc sống.

Câu 8: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", câu thơ nào chất chứa nỗi niềm của tác giả trong nhận thức về quy luật cuộc sống?

A. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. B. Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

C. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tuần 26 tiết 129, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:  MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: .. TUẦN 26 - TIẾT 129
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Hình ảnh thơ “từng giọt long lanh rơi” là sự sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là: 
A. Tiếng hót của chim chiền chiện đọng thành giọt. B. Mưa mùa xuân rơi thành giọt. 
C. Sương đọng thành giọt trên lộc non mùa xuân. D. Nước đọng lại thành giọt trong “bông hoa tím biếc”. 
Câu 2: Khổ thơ thứ hai trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) mang hình ảnh của: 
A. Người công nhân và người lính. 	 B. Người nông dân và người lính. 	
C. Người nông dân và tác giả. D. Dòng sông xanh và bông hoa tím biếc. 
Câu 3: Bài thơ "Viếng lăng Bác" được in trong tập thơ:
A. Hoa ngày thường. B. Chim báo bão. C. Như mây mùa xuân. D. Điêu tàn
Câu 4: Nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ thứ hai của bài “Viếng lăng Bác” là:
A. Nhân hóa. 	B. So sánh. 	C. Ẩn dụ. 	D. Điệp ngữ.
Câu 5: Tín hiệu đặc biệt, bất ngờ thể hiện sự giao mùa - chuyển từ hạ sang thu - trong bài thơ: "Sang thu" là:
A. Gió se 	B. Hương ổi C. Sương D. Mây.
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ cuối của bài “Sang thu” là:
A. Hoán dụ. 	B. So sánh. 	C. Ẩn dụ. 	D. Nhân hóa.
Câu 7: Giá trị nội dung của bài thơ "Nói với con" của Y Phương là:
A. Tình cảm gia đình, truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc. B. Tình cha con.
C. Tình yêu làng quê, yêu đất nước. D. Tình yêu cuộc sống.
Câu 8: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", câu thơ nào chất chứa nỗi niềm của tác giả trong nhận thức về quy luật cuộc sống?
A. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. 	B. Mai về miền Nam thương trào nước mắt. 
C. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 
II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp: (1 điểm)
Cột A 
Cột B 
Nối
1. Hữu Thỉnh
a. Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn.
1. "
2. Viễn Phương
b. Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
2. "
3. Y Phương
c. Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
3. "
4. Thanh Hải
d. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
4. "
e. Từ năm 2000, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
	 " Ngày ngày mặt trời ..,
	 . trong lăng rất đỏ.
	 Ngày ngày .. đi trong thương nhớ,
	 Kết  dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
B. Tự luận: (6 điểm)
	Câu 1: Hình ảnh “hàng tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa gì? (3điểm)
	Câu 2: Tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái thể hiện sâu sắc trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên? (3điểm)
ĐÁP ÁN 
NGỮ VĂN 9
TUẦN 26 - TIẾT 129
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
 (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
A
B
C
C
B
C
A
C
II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp: (1 điểm)
 (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
 1 " e; 	2 " c; 	3 " d; 	4 " b.
III. Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm); (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
 " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
	 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
B. Tự luận: (6 điểm)
	Câu 1: Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre theo cách hiểu, hướng theo nội dung cơ bản sau: (3 điểm)
	- Hàng tre bên lăng Bác gợi hình ảnh của quê hương đất nước. (1,5 điểm)
	- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh hàng tre. (Cần cù, dẻo dai, bền bỉ " hình ảnh vừa tả thực vừa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam). (1,5 điểm)
	Câu 2: Viết đoạn văn nghị luận, tập trung khai thác các nội dung sau: (3 điểm)
	- Tấm lòng, tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. (1 điểm)
	- Quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. (1 điểm)
	- Hình ảnh, cách diễn đạt độc đáo. (0,5 điểm)
	- Liên hệ phù hợp với nội dung bài thơ. (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docBAI_26_20150725_033843.doc