Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tuần 15 tiết 75

B. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1: Nêu chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. (1 điểm)

 Câu 2: Người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và người lính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có những điểm gì chung? (1,5 điểm)

 Câu 3: Sau khi học xong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh? (3,5 điểm)

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tuần 15 tiết 75, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:  MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: .. TUẦN 15 - TIẾT 75
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Trong bài thơ “Bếp lửa”, chủ thể trữ tình là:
A. Người bà	B. Người cháu	C. Người cha	 D. Người mẹ
Câu 2: Qua hai câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim." ta biết được phẩm chất của người chiến sĩ lái xe:
 A. Dũng cảm B. Lạc quan C. Bất chấp khó khăn nguy hiểm D. Yêu miền Nam, yêu đất nước.
Câu 3: Tình huống khẳng định sâu sắc nhất tình yêu làng của ông Hai trong truyện "Làng" là:
 A. Khi kể về những thành quả của làng mình. B. Khi nghe tin làng mình theo giặc.
 C. Khi đến phòng đọc báo nghe những thông tin về làng mình. D. Khi nói chuyện với người con.
Câu 4: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được tác giả miêu tả bằng cách:
 A. Tự giới thiệu về mình. B. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác. 
 C. Được tác giả miêu tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già. 
Câu 5: Nhà văn nào sau đây được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật?
 A. Phạm Tiến Duật B. Huy Cận C. Nguyễn Duy D. Bằng Việt
Câu 6: Ý nghĩa của bài thơ "Ánh trăng" - Nguyễn Duy là:
 A. Nhắc nhở thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn". B. Nhắc nhở mọi người sống phải đoàn kết.
 C. Khuyên mọi người hãy yêu thương nhau. D. Khuyên mọi người hãy sống vì người khác.
Câu 7: Phương thức biểu đạt trong bài thơ:"Bếp lửa" của Bằng Việt là:
 A. Tự sự và miêu tả B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự và bình luận.
 C. Tự sự, miêu tả và biểu cảm D. Biểu cảm, miêu tả, tự sự và thuyết minh.
Câu 8: Sau khi gặp anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" cô kĩ sư cảm thấy:
 A. Yên tâm hơn về quyết định của mình. B. Phân vân với quyết định mình đã chọn.
 C. Lo lắng cho anh thanh niên. D. Vui vẻ và thanh thản.
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Nguyễn Quang Sáng
a. Gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
1 "
2. Kim Lân
b. Tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
2 "
3. Nguyễn Duy
c. Viết nhiều về đề tài sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân.
3 "
4. Nguyễn Thành Long
d. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
4 "
e. Ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
	"Nhóm .. nghĩ thương bà .,
 Tu hú ơi! Chẳng đến ở .., 
 Kêu chi hoài trên những .xa?”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
B. Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Nêu chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. (1 điểm)
 Câu 2: Người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và người lính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có những điểm gì chung? (1,5 điểm)
 Câu 3: Sau khi học xong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh? (3,5 điểm)
ĐÁP ÁN
MÔN: NGỮ VĂN 9
TUẦN 15 - TIẾT 75
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
B
B
A
C
A
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
 1 " b; 2 " c; 3 " a; 4 " d
III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
"Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
 Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, 
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
 B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa pa " của Nguyễn Thành Long ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
Câu 2: (1,5 điểm)
	Học sinh nêu được các nét chính sau:
	- Đó là những người lính cách mạng - những anh bộ đội cụ Hồ. Họ có đầy đủ những phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng: yêu Tổ quốc, dũng cảm
	- Đặc biệt họ có chung tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.
Câu 3: (3,5 điểm)
	Học sinh cần nêu rõ:
	a, Nhân vật bé Thu, nêu được những cảm nghĩ cơ bản:
	- Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh.
	- Tình cảm của bé Thu dành cho cha trước lúc lên đường.
	- Hình ảnh của bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại ấn sâu sắc.
	b, Về tình cảm cha con trong chiến tranh.
	- Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc.
	- Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của học nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm.

File đính kèm:

  • docBAI_16_20150725_033855.doc