Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tuần 11 - tiết 41
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. (1,5 điểm)
Câu 2: Nêu giá trị tư tưởng của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri. (1 điểm)
Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ họa sĩ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. (3,5 điểm)
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 8 LỚP : TUẦN: 11 - TIẾT: 41 ĐIỂM LỜI PHÊ ĐỀ 2 A.Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” sử dụng những phương thức biểu đạt chính là: a. Tự sự, miêu tả. b. Miêu tả, biểu cảm. c. Tự sự, thuyết minh và biểu cảm. d. Tự sự, miêu tả và biểu cảm. Câu 2: Qua phần đối thoại với người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” cho thấy chú bé Hồng là người như thế nào? a. Yêu thương mẹ mãnh liệt b. Có tính cách cứng cỏi c. Khao khát yêu thương d. Nội tâm sâu sắc Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu nổi bật lên là con người như thế nào? a. Có nhân cách tốt. b. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến. c. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ. d. Giàu tình yêu thương chồng Câu 4: Qua trình tự miêu tả về lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” cho thấy nét đẹp nào trong tính cách của lão? a. Lão là người có tình yêu thương loài vật. b. Lão là người có lòng tự trọng. c. Lão là người nghèo khổ và cô độc trong sự trong sạch. d. Lão là người chấp nhận cái chết vì con. Câu 5: Cô bé bán diêm xuất hiện trong hoàn cảnh: a. Vào một sáng mùa xuân nắng đẹp. b. Vào một buổi tối mùa thu đầy trăng sao. c. Vào một đêm giao thừa giá rét. d. Vào một buổi chiều mùa hè oi bức. Câu 6: Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng theo thủ pháp nghệ thuật nào? a. Nói quá b. Tương phản c. Nói giảm d. Ẩn dụ Câu 7: Giôn-xi đã cảm nhận được gì từ chiếc lá cuối cùng? a. Trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy, chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt, bền bỉ. b. Chị Xiu là người tốt. c. Ông bác sĩ thật tài giỏi. d. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ tài hoa. Câu 8: Hình ảnh con người xuất hiện trong văn bản “Hai cây phong” là những ai? a. Cô bé An-tư-nai b. Thầy Đuy-sen. c. Nhân vật tôi và chúng tôi. d. Những người dân làng Ku-ku-rêu. II. Nối mỗi ý cột A với mỗi ý cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) Cột A (Tác phẩm) Cột B (Tác giả) Trả lời 1. Tôi đi học (Quê mẹ) 2. Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu) 3. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn) 4. Lão Hạc (Lão Hạc) a. Ngô Tất Tố b. Nguyên Hồng c. Thanh Tịnh d. Nam Cao e. Thạch Lam 1 → 2 → 3 → 4 → III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (1 điểm) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể (1)... như ai hết. Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì (2)... một con chó! Một người (3)... để tiền lại làm ma, bởi không muốn (4).. đến hàng xóm, láng giềng. (Nam Cao, Lão Hạc) Từ gợi ý: trót lừa, nhịn ăn, liên lụy, làm liều. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. (1,5 điểm) Câu 2: Nêu giá trị tư tưởng của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri. (1 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ họa sĩ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. (3,5 điểm) ĐÁP ÁN A.Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) 1D ; 2A ; 3D ; 4B ; 5C ; 6B ; 7A ; 8C II. Nối mỗi ý cột A với mỗi ý cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) 1 → C; 2 → B ; 3 → A ; 4 → D III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (1 điểm) 1. làm liều ; 2. trót lừa ; 3. nhịn ăn ; 4. liên lụy B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Ghi nhớ Sgk/33. Câu 2: (1 điểm): Giá trị tư tưởng: + Đề cao nghệ thuật chân chính, nghệ thuật phải phụng sự cuộc sống con người. + Đề cao tình yêu thương, lòng nhân đạo của con người. Câu 3: - Viết đúng nội dung. (2,5 điểm) - Viết đúng phong cách biểu cảm.(0,5 điểm) - Hạn chế chính tả, diễn đạt tốt. (0,5 điểm)
File đính kèm:
- BAI_10_20150726_104432.doc