Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 trung học cơ sở năm học 2006 - 2007 môn: Vật lí

Gọi S là chiều dài quãng đường MN, t1 là thời gian đi nửa đoạn đường, t2 là thời gian đi nửa đoạn đường còn lại theo bài ra ta có:

 t1==

 -Thời gian người ấy đi với vận tốc

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 trung học cơ sở năm học 2006 - 2007 môn: Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 THCS năm học 2006 - 2007
Môn: Vật lí
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu I .(1,5 điểm):
 Hãy chọn những câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
	1) Tốc độ xe hoả là 72km/h , tốc độ xe ô tô là 18m/s thì:
 A. Tốc độ xe hoả lớn hơn. B. Tốc độ ô tô lớn hơn.
 C. Hai xe có tốc độ như nhau . D. Không xác định được xe nào có tốc độ lớn hơn.
	2) Ba vật đặc A, B, C lần lượt có tỉ số khối lượng là 3 : 2 : 1 và tỉ số khối lượng riêng là 
4 : 5 : 3. Nhúng cả ba vật trên chìm vào nước thì tỉ số lực đẩy ácsimét của nước lên các vật lần lượt là:
 A. 12 : 10 : 3 B. 4,25 : 2,5 : 1
 C. 4/3 : 2,5 : 3 D. 2,25 : 1,2 : 1
	3) Có hai khối kim loại Avà B . Tỉ số khối lượng riêng của A và B là . Khối lượng của B gấp 2 lần khối lượng của A . Vậy thể tích của A so với thể tích của B là:
 A. 0,8 lần. B. 1,25 lần.
 C. 0,2 lần. D. 5 lần.
Câu II.(1.5 điểm):
	Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 
v1 = 20km/h.Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 =10km/hcuối cùng người ấy đi với vận tốc 
v3 = 5km/h.Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN?
CâuIII.(1.5 điểm):
	Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của nước và của thuỷ ngân trong cốc là 120cm.Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc?
 Cho khối lượng riêng của nước , thuỷ ngân lần lượt là 1g/cm3 và 13,6g/cm3.
CâuIV.(2.5 điểm):
	Một thau nhôm khối lượng 0,5 kg đựng 2 kg nước ở 200C. Thả vào thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200 g lấy ở lò ra, nước nóng đến 21,2 0C. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là C1=880J/kg.K; C2=4200J/kg.K; C3=380J/kg.K. Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường.
CâuV.(3.0 điểm):
	Trong bình đựng hai chất lỏng không trộn lẫn có trọng lượng riêng d1=12000N/m3; d2=8000N/m3. Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 20cm có trọng lượng riêng d = 9000N/m3được thả vào chất lỏng.
	 1) Tìm chiều cao của phần khối gỗ trong chất lỏng d1?
	 2) Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.
****Hết****
Đáp án , hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
I
1,5
1
Chọn A
0,5
2
Chọn D
0,5
3
Chọn B
0,5
II
1.5
-Gọi S là chiều dài quãng đường MN, t1 là thời gian đi nửa đoạn đường, t2 là thời gian đi nửa đoạn đường còn lại theo bài ra ta có:
 t1==	
 -Thời gian người ấy đi với vận tốc v2 là ị S2 = v2 
 -Thời gian đi với vận tốc v3 cũng là ị S3 = v3 
 -Theo điều kiện bài toán: S2 + S 3= ị v2+ v3 = ị t2 = 
 -Thời gian đi hết quãng đường là : t = t1 + t2 ị t = + =+ 
 -Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là : vtb= = ằ 10,9( km/h ) 
 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
III
1.5
 - Gọi h1, h2 là độ cao của cột nước và cột thuỷ ngân, S là diện tích đáy của bình.
 - Theo bài ra ta có h1+h2=1,2	(1)	 
 - Khối lượng nước và thuỷ ngân bằng nhau nên : Sh1D1= Sh2D2 (2) 	 ( D1, D2 lần lượt là khối lượng riêng của nước và thủy ngân)
 - áp suất của nước và thuỷ ngân lên đáy bình là:
 p =10(D1h1 +D2h2)	 (3)	
 - Từ (2) ta có: ị=ị h1=	 
 - Tương tự ta có : h2= 
 -Thay h1 và h2 vào(3)ta có : p = 22356,2(Pa) 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
IV
1.5
-Gọi t0C là nhiệt độ của bếp lò , cũng là nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng
 - Nhiệt lượng thau nhôm nhận được để tăng từ 200C đến 21,20C: Q1= m1C1(t2 - t1) (1) 
 -Nhiệt lượng nước nhận được để tăng từ 200C đến 21,20C: Q2= m2C2(t2 - t1) (2)
-Nhiệt lượng của thỏi đồng toả ra để hạ từ t0C đến 21,20C: Q3= m3C3(t0C - t2) (3)
-Do không có sự toả nhiệt ra bên ngoài nên theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: 
 Q3=Q1+Q2 (4) 
-Từ (1),(2),(3) thay vào (4) ta có t = 160,780C.
Chú ý: Nếu HS viết được công thức nhưng khi thay số vào tính sai thì cho 0,25đ của mỗi ý.	 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
V
3.0
1
1,5
- Do d2<d<d1 nên khối gỗ nằm ở mặt phân cách giữa hai chất lỏng.
- Gọi x là chiều cao của khối gỗ trong chất lỏng d1. Do khối gỗ nằm cân bằng nên ta có:
 P= F1+F2 
 da3=d1xa2 + d2(a-x)a2 da3=[(d1 - d2)x + d2a]a2
x = Thay số vào ta tính được : x = 5cm
0,25
0,25
0,5
0,5
2
1,5
- Khi nhấn chìm khối gỗ vào chất lỏng d1 thêm một đoạn y, ta cần tác dụng một lực F:
 F = F'1+F'2-P (1)
- Với : F'1= d1a2(x+y) (2)
 F'2= d2a2(a-x-y) (3)
- Từ (1); (2); (3) ta có : F = (d1-d2)a2y
- ở vị trí cân bằng ban đầu (y=0) ta có: F0=0
- ở vị trí khối gỗ chìm hoàn toàn trong chất lỏng d1 (y= a-x) ta có:
 FC= (d1-d2)a2(a-x) .Thay số ta tính được FC=24N.
- Vì bỏ qua sự thay đổi mực nước nên khối gỗ di chuyển được một quãng đường y=15cm.
- Công thực hiện được: A= Thay số vào ta tính được A = 1,8J
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Chú ý: Nếu học sinh làm theo cách khác đúng phương pháp và kết quả vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docDe thi HSG vat li 8 cap huyen .doc