Khái quát văn học An Giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển

2. Giai đoạn 1954 – 1975:

Phát triển trong hoàn cảnh toàn miền Nam dưới sự chiếm đóng của đế quốc Mĩ, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học An Giang từ năm 1954 đến năm 1975 hình thành hai bộ phận: văn học cách mạng vùng giải phóng và văn học trong vùng tạm chiến.

a) Văn học cách mạng vùng giải phóng

Trong vùng giải phóng đã hình thành một nhóm văn nghệ sĩ và xuất bản tập san Văn nghệ từ năm 1962, đến năm 1964 đổi tên là Văn nghệ Thất Sơn.

Hầu hết các tác giả là những người trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa sáng tác.

Về phương diện nội dung, chủ đề bao trùm của văn học cách mạng giai đoạn này là ca ngợi tinh thần yêu nước và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược và chính quyền tay sai.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát văn học An Giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAÙI QUAÙT VAÊN HOÏC AN GIANG
QUA CAÙC GIAI ÑOAÏN HÌNH THAØNH VAØ PHAÙT TRIEÅN
Văn học viết An Giang hình thành và phát triển từ nửa đầu thế kỉ XIX, đến hết thế kỉ XX (năm 2000) trong cùng dòng chảy của văn học Việt Nam, với hai nền văn học là văn học trung đại và văn học hiện đại.
VĂN HỌC AN GIANG THẾ KỈ XIX:
Văn học An Giang xuất hiện khá sớm từ ngay buổi đầu hình thành vùng đất An Giang và phát triển trong cùng dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam. Văn học An Giang thời kì này bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm của các quan lại, trí thức, sĩ phu phong kiến là người địa phương hoặc là người của các tỉnh khác có thời gian đến làm việc và viết về An Giang.
Về phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học thời kì này phản ánh thời kì đầu mở cõi của vùng đất An Giang, ghi nhớ công lao các vị công thần, các chiến sĩ, dân phu trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc xây dựng những công trình quan trọng.
Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Doãn Uẩn với Nước Tam Giang mùa thu, Trịnh Hoài Đức với Tân Châu thú cổ, Bùi Hữu Nghĩa với Cám cảnh An Giang, Trương Gia Mô với Dạ phiếm Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu với Tế nghĩa trủng văn, Bia Thoại Sơn,
Về phương diện nghệ thuật, văn học thời kì này chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học trung đại.Hoai
VĂN HỌC AN GIANG THẾ KỈ XX:
1. Giai đoạn 1900 – 1954:
Đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn chương nghệ thuật. Chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo.
Hầu hết các tác giả thời kì bước đầu định hình và phát triển văn học hiện đại ở An Giang đều xuất thân từ Nho học, nhưng cũng khá am hiểu văn hóa nghệ thuật phương Tây. Kết hợp được hai dòng văn học này, các tác giả đã thể hiện được văn phong mới mẻ, trau chuốt, xen lẫn với những điển tích sâu xa của cổ văn nên được đông đảo bạn đọc ưa chuộng.
Về phương diện nội dung, văn học An Giang giai đoạn 1900 – 1954 chủ yếu phản ánh hiện thực xã hội nông thôn Nam Bộ trong những năm thực dân Pháp đã xác lập quyền cai trị tại Việt Nam và thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc Pháp xâm lược của người dân Nam Bộ.
Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Chánh Sắt với Nghĩa hiệp kì duyên (tức Chăn Cà Mum), Gái trả thù cha, Tài mạng tương đố, Hồ Biểu Chánh với Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Nhơn tình ấm lạnh, Nam Cư với Thi văn Việt Nam, Nguyễn Quang Diêu với Cảnh sơn thi tập, Nguyễn Hòa Anh với tập thơ Ngọn cờ trắng, kịch thơ Gãy gương Anh Võ,
Về phương diện nghệ thuật, văn học phát triển theo hướng hiện đại hóa, dần dần thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp), trong đó nổi bật là sự ra đời của tiểu thuyết theo lối mới.
2. Giai đoạn 1954 – 1975:
Phát triển trong hoàn cảnh toàn miền Nam dưới sự chiếm đóng của đế quốc Mĩ, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học An Giang từ năm 1954 đến năm 1975 hình thành hai bộ phận: văn học cách mạng vùng giải phóng và văn học trong vùng tạm chiến.
a) Văn học cách mạng vùng giải phóng
Trong vùng giải phóng đã hình thành một nhóm văn nghệ sĩ và xuất bản tập san Văn nghệ từ năm 1962, đến năm 1964 đổi tên là Văn nghệ Thất Sơn.
Hầu hết các tác giả là những người trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa sáng tác.
Về phương diện nội dung, chủ đề bao trùm của văn học cách mạng giai đoạn này là ca ngợi tinh thần yêu nước và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược và chính quyền tay sai.
Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Anh Đức với Hòn đất, Nguyễn Quang Sáng với Đất lửa, Chiếc lược ngà, Viễn Phương với Chiến thắng Hòa Bình, Nhớ lời di chúc, Mai Văn Tạo với Hoa lê, Nghiêm Thành Kính với Anh bộ đội An Giang,
Về phương diện nghệ thuật, văn học cách mạng giai đoạn này phát triển phong phú về thể loại từ tiểu thuyết, truyện kí, bút kí, tùy bút đến thơ, đặc biệt là khuynh hướng tiểu thuyết hóa từ nhân vật có thật (như Hòn đất của Anh Đức).
	b) Văn học trong vùng tạm chiến
	Trong vùng tạm chiến, văn nghệ sĩ, trí thức, lực lượng sáng tác trẻ trong phong trào sinh viên học sinh tập trung thành các bút nhóm, thi văn đàn, hoạt động một cách tự phát nên không duy trì được lâu dài. Bộ phận văn học này tập trung ca ngợi vẻ đẹp quê hương, tình yêu, tình bạn, thân phận bị áp bức, bất mãn với chế độ thực dân mới cùng chính quyền tay sai và ước vọng hòa bình, độc lập, tự do.
3. Giai đoạn sau năm 1975:
	Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã mở ra trang sử mới cho toàn dân tộc cũng như cho từng địa phương. An Giang bước vào thời hòa bình, đồng thời tiến lên chủ nghĩa xã hội. Văn học nghệ thuật An Giang càng được quan tâm, phát triển về đội ngũ cũng như phong trào sáng tác. Hàng loạt tác phẩm ra đời phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ chính trị của địa phương.
	Thời gian đầu sau giải phóng, Công Ty Văn hóa Thông tin An Giang thành lập Tiểu ban Văn nghệ để tổ chức, điều hành mọi hoạt động văn nghệ,
	Năm 1977, Tạp chí Văn nghệ An Giang số đầu tiên ra đời.
	Ngày 25 – 8 – 1980, Hội Văn học Nghệ thuật An Giang tổ chức Đại hội lần thứ Nhất và chính thức thành lập với hơn 90 hội viên; Ban Chấp hành gồm 26 người đại diện cho đông đủ các bộ môn. Ngay sau đó, nhiều phân hội Văn học nghệ thuật ra đời như các phân hội Châu Đốc, Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Châu, Phú Tân, Long Xuyên. Hoạt động văn học nghệ thuật cả tỉnh diễn ra sôi nổi, hào hứng.
	Từ năm 1990, Tạp chí Văn nghệ An Giang đổi tên thành Tạp chí Thất Sơn, mỗi năm phát hành 8 số.
	Qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật An Giang đã thành lập 8 phân hội, chi hội chuyên ngành trực thuộc gồm: Phân hội Văn học, Phân hội Âm nhạc, Phân hội Mĩ thuật, Phân hội Sân khấu, Phân hội Nhiếp ảnh, Phân hội Nhà báo (Tạp chí Thất Sơn), Chi hội Văn nghệ An Giang, Chi hội Văn nghệ Châu Đốc.
	Từ ngày thành lập, Hội Văn học nghệ thuật An Giang đã tổ chức hàng chục cuộc thi, trại sáng tác cho các bộ môn văn học nghệ thuật, hàng trăm buổi sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ phục vụ các ngày lễ lớn, giới thiệu tác phẩm mới của hội viên Riêng lĩnh vực văn học, đến nay An Giang có 21 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đó là: nhà văn Lê Thành Chơn, Nguyễn Trí Công, Đoàn Văn Đạt, Hồ Thanh Điền, Văn Định, Anh Đức, Nguyễn Lập Em, Phạm Thường Gia, Trịnh Bửu Hoài, Vũ Đức Nghĩa, Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Ngô Khắc Tài, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo, Mai Bửu Minh, Lê Thanh My, Trương Công Thuốt, Trần Thế Vinh, Phạm Nguyên Thạch, Trương Thị Thanh Hiền.
	Về phương diện nội dung, văn học An Giang từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX tập trung phản ánh con người và vùng đất An Giang với hai đề tài lớn: đề tài chiến tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và đề tài xây dựng cuộc sống mới. Nhìn chung, các tác phẩm đều thể hiện sâu sắc khả năng sáng tạo, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc của các tác giả, phản ánh chân thực quá khứ hào hùng và cuộc sống sôi nổi hiện tại trên mảnh đất An Giang, giới thiệu cảnh sắc, con người An Giang, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng một cách sinh động, đổi mới đề tài và cảm hứng sáng tác, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật của đông đảo quần chúng.
	Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Xuân Thắng với Trên nền nhà cũ, Sau bức trần điều, Nguyễn Trọng Nghĩa với Nơi gởi gắm, Nguyễn Quang Sáng với Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Mai Văn Tạo với Lại về quê lụa Tân Châu, Cây điệp trên triền núi đá, Lê Văn Thảo với Ông cá hô, Một ngày và một đời, Văn Định với Người đồng năn, Trịnh Bửu Hoài với Người xa người, Tình yêu đâu phải trò chơi, Ngô Khắc Tài với Tề Thiên trong xóm lá, Nguyễn Lập Em với Ở lại đồi Tức Dụp, Phạm Nguyên Thạch với Ngôi nhà lợp ngói âm dương, Đoàn Văn Đạt với Đệ tử ruột, Vũ Đức Nghĩa với Kẻ bạc tình, Trần Hữu Phước với Hương dạ lí, Mai Bửu Minh với Hắn và tôi, Phạm Thường Gia với Chim gọi mùa, Nguyễn Thị Trà Giang với Gửi lại cánh rừng, Hồ Thanh Điền với Mơ cánh hạc bay,
	Về phương diện nghệ thuật, văn học An Giang phong phú với nhiều thể loại, như truyện – kí, thơ, tùy bút, trường ca, song trong đó phát triển hơn cả là truyện – kí và thơ.
	Đặc biệt, Hội Văn học nghệ thuật An Giang đã liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức Giải văn chương Thủ Khoa Nghĩa hằng năm dành cho học sinh các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở trong tỉnh, vừa tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với thực tiễn sáng tác văn học, vừa phát hiện những tài năng mới để tiếp tục bồi dưỡng, bổ sung cho đội ngũ văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Từ sân chơi bổ ích, hấp dẫn này, hơn 100 thành viên tích cực được tập hợp trong Câu lạc bộ Sáng tác trẻ và đến nay đã có trên 30 thành viên Câu lạc bộ được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh; các anh, chị Trương Thị Thanh Hiền , Võ Diệu Thanh, Trần Mỹ Hiền, Nguyễn Ngọc Đào Uyên, Nguyễn Thị Thanh Hiếu, Trương Chí Hùng, Minh Bảo Trân, Mai Bửu Hoàng Hưng, Nguyễn Bàng đã đoạt nhiều giải văn chương; các anh, chị Trần Sang, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Khái Hưng, Nghiêm Quốc Thanh, Nguyễn Đức Phú Thọ, Hoàng Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Nương, Lưu Văn Nhân, Lâm Long Hồ, Dương Kim Chuyển, đã có nhiều tác phẩm được đăng tải trên các báo, tạp chí văn nghệ trong nước.
	Trải qua hơn 30 năm liên tục xây dựng và phát triển, đội ngũ sáng tác văn học của An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, vừa đóng góp cho sự phát triển chung của văn học cả nước, vừa thúc đẩy cho sự phát triển của văn học tỉnh nhà trong thời kì mới, trở thành một trong những tỉnh hàng đầu của khu vực về hoạt động văn học nghệ thuật.
HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Văn học An Giang hình thành trong khoảng thời gian nào? Cho biết đội ngũ sáng tác và nội dung chính của văn học thế kỉ XIX (trung đại) ở An Giang.
2. Văn học An Giang thế kỉ XX phát triển qua mấy giai đoạn? Nội dung chính của từng giai đoạn.
3. Nêu tác giả và tác phẩm tiêu biểu của từng thời kì văn học An Giang.
Ghi nhớ
4. Liệt kê quá trình hình thành và phát triển của Hội Văn học nghệ thuật An Giang. Kể tên các nhà văn An Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Văn học An Giang hình thành và phát triển từ nửa đầu thế kỉ XIX đến hết thế kỉ XX trong cùng dòng chảy của văn học Việt Nam.
- Về nội dung, văn học An Giang tập trung phản ánh con người và vùng đất An Giang trong công cuộc khẩn hoang, mở cõi; đấu tranh, xây đựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- Về nghệ thuật, văn học An Giang phát triển phong phú với nhiều thể loại, trong đó, chủ yếu là thơ và truyện – kí.
LUYỆN TẬP:
Tìm đọc và giới thiệu với bạn cùng lớp về các tác phẩm của các nhà văn An Giang.

File đính kèm:

  • docKhai_quat_van_hoc_An_Giang_qua_cac_giai_doan_hinh_thanh_va_phat_trien_s_Thanh_20150725_034032.doc