Khắc phục thực trạng ngại học môn Hình học của học sinh lớp 9

Các góc khi viết ba chữ cái in hoa phải viết đúng thứ tự sao cho đỉnh phải viết đúng là ở giữa. Việc này rất dễ nhầm lẫn và góc nầy thành ra góc khác, khi kiểm tra lại phần trình bày buộc phải dò từng chữ rất nhọc nhằn. Nên cần số hóa các góc nhất là các góc nhọn để dễ nhìn nhận và trình bày. Tuy vậy không được quá lạm dụng, cụ thể là các góc mà hai cạnh của nó có một tia ở giữa thì không nên số hóa.

-Trước khi học trình bày bài toán hình trước hết phải nắm các khái niệm, định nghĩa, định lý; phải rèn luyện để vẽ được hình; làm quen dần với các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục thực trạng ngại học môn Hình học của học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG NGẠI HỌC
MÔN HÌNH HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 9.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Là một giáo viên tôi luôn trăn trở về chất lượng học tập của học sinh về bộ môn mình dạy; luôn suy nghĩ để tìm cách giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém, tăng tỉ lệ học sinh trung bình, khá, giỏi.
Trong môn Toán phân môn Hình học là môn học có tính lô-gic cao, kết hợp chặc chẽ tính trực quan và tư duy trừu tượng. Là môn học đòi hỏi phải có độ bền kiến thức thật cao, phải thực hiện được các thao tác vẽ hình và kỹ năng trình bày bài giải.
Hiện nay còn khá nhiều học sinh đã bước vào học lớp 9, tức là đã tiếp xúc với môn Hình học mấy năm rồi vẫn có ý nghĩ ngại học môn Hình học, có suy nghĩ dùng phân môn Đại số bù điểm cho phân môn Hình học với hy vọng mỏng manh là chỉ cần đạt điểm trung bình. Những học sinh trên biểu hiện ở những việc làm sau:
- Không thuộc khái niệm, định nghĩa, định lý.
- Không vẽ hình được.
- Không biết cách trình bày bài giải.
B. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
Qua thực tế giảng dạy Toán lớp 9 năm học 2008-2009 để giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Toán tăng tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình, khá môn Toán; qua các tiết dạy phụ đạo học sinh yếu cũng như trong các tiết dạy chính khóa tôi đã tiến hành khắc phục thực trạng trên như sau:
I. Giúp học sinh cách nắm khái niệm, định nghĩa, định lý Hình học:
1- Đặc điểm của môn hình học là khái niệm, định nghĩa, định lý gắn liền với hình vẽ nên có nhiều cách học: 
-Phát biểu bằng lời xong thì kèm theo vẽ hình minh họa và ghi tóm tắt khái niệm, định nghĩa, định lý. 
-Cách học nắm chắc, nhớ lâu, khó quên là: Vừa phát biểu, vừa vẽ hình; phát biểu đến đâu vẽ hình đến đó kèm theo ký hiệu các điều kiện đã cho và các kết luận trên hình vẽ. 
-Lại có thể học theo cách đọc qua vẽ phác hình rồi vừa đọc chậm vừa ký hiệu các điều kiện trên hình vẽ.
2- Một đặc điểm của môn hình học là kiến thức các lớp dưới và kiến thức của lớp trên liên hệ với nhau rất chặc chẽ nên: 
-Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức vận dụng trước khi vào học một chương, trước khi giải một hệ thống bài tập. 
-Những kiến thức vận dụng ở bài sau cần nhắc học sinh học trước ở nhà, những kiến thức vận dụng nhiều cần nhắc học sinh chú ý học kỹ. 
-Xác định mối quan hệ giữa các kiến thức đã học với nhau đặc biệt là các kiến thức có mối liên quan gần chẳng hạn: Các loại góc liên quan đến đường tròn.
3- Thực hiện đúng tính chất đặc trưng của bộ môn là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”: 
-Khi dạy các kiến thức mới (nếu được) nên trình bày qua vật mẫu, mô hình, qua các thao tác vẽ hình, qua thực hành đo đạc.
-Trước khi đưa ra kiến thức mới cần tạo điều kiện để học sinh thực hành, nhìn nhận từ việc thực hiện các thao tác hoặc cảm nhận từ trực quan. 
-Tận dụng và thể hiện tính động một cách hợp lý trong thiết kế giáo án điện tử đối với môn hình học.
-Sưu tầm thêm và giải các bài toán thực tế vận dụng các kiến thức vừa học.
4- Rèn luyện cách nhớ kiến thức thông qua phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề có trước một cách chính xác: 
-Đặc biệt là các mệnh đề đảo không hoàn toàn lúc đó khi phát biểu mệnh đề đảo phải thêm (hoặc bớt) một số điều kiện ở giả thiết của mệnh đề mới để được một mệnh đề đúng. Chẳng hạn như ví dụ sau:
+ Định lý thuận là: Đường kính vuông góc với một dây thì đi trung điểm của dây ấy.
+ Định lý đảo là: Đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
II. Rèn luyện để hoc sinh thực hiện được các thao tác vẽ hình:
1- Hướng dẫn cho học các thao tác dùng thước thẳng, thước hai lề, e-ke, com-pa vì thực tế có những trường hợp sau: 
-Còn có học sinh không vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm cho trước hay không vẽ được tia đối của một tia cho trước.
-Còn có học sinh chưa vẽ được tia phân giác của một góc một cách tương đối chính xác.
-Có học sinh chưa vẽ được đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với một đường thẳng cho trước.
-Có học sinh không vẽ được đường tròn có đường kính cho trước hay vẽ một đường tròn khi biết tâm và một đường thẳng mà nó tiếp xúc.
2- Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác lúc vẽ hình: 
-Đối với những bài toán hình ở mức độ trung bình: Trước hết cần đọc hết đề một vài lượt để thâm nhập và hiểu đề rồi quay lại đọc từng câu, đọc xong câu nào vẽ hình, ký hiệu đúng với nội dung câu đó.
-Nhấn mạnh cho học sinh một số trường hợp ngược với tiến trình trên chẳng hạn: Vẽ một tam giác nội tiếp một đường tròn thì nên vẽ đường tròn trước tam giác sau. 
-Một số hình vẽ gắn liền với một tính chất đã học chẳng hạn: Một tam giác vuông nội tiếp đường tròn thì cạnh huyền của tam giác vuông đó phải là một đường kính.
3- Vẽ hình đúng với đề ra, biết cách thay đổi kích thước, chiều hướng hình vẽ để dễ nhìn nhận khi giải toán:
-Không nên vẽ hình quá đặc biệt để tránh ngộ nhận trong lúc giải chẳng hạn: Một tam giác (nếu không nói gì thêm) thì không nên vẽ là tam giác cân hoăc là tam giác đều.
-Hình vẽ cần phải rõ, sạch sẽ, có độ lớn vừa phải (không quá nhỏ) để dễ nhìn nhận trong quá trình chứng minh.
-Những hình vẽ có tính chất đối xứng thì cần vẽ đúng tính chất đối xứng đó. Thậm chí trường hợp đối xứng trục nên biết xoay hình để được đối xứng trục ngang hoặc trục dọc để dễ phát hiện yếu tố tương tự.
III. Rèn luyện để học sinh biết cách trình bày bài toán Hình học:
1- Ra hệ thống bài tập vận dụng từ dễ đến khó.
-Ra bài tập bằng hình vẽ để chủ yếu là rèn luyện lập luận giải và tập dùng ký hiệu để trình bày bài toán hình học. 
-Ra bài tập theo hình thức vẽ hình còn đơn giản để giải một số câu đầu rồi bổ sung thêm hình để giải các câu sau để học sinh thấy là toán hình không quá khó.
-Ra hế thống bài tập từ hẹp đến rộng: Bài tập vận dụng một đơn vị kiến thức đến bài tập vận dụng nhiều kiến thức cùng lúc.
2- Rèn luyện cho học sinh cách trình bày bài toán hình học: 
-Cách trình bày khẳng định trước giải thích sau: Chỉ nên dùng khi khẳng định đưa ra và được giải thích một cách ngắn gọn.
-Cách trình bày giải thích trước khẳng định sau: Có ưu điểm khi từ một điều kiện đã cho hoặc một khẳng định trước đó đưa ra được nhiều khẳng định khác. 
-Linh hoạt trong áp dụng hai cách trên: Khi với nhiều khẳng định có trước nằm rải rác nhiều nơi ta kí hiệu là (1), (2), (3)....để từ các khẳng định đó ta đưa ra được một khẳng định mới.
3- Một số lưu ý khác trong trình bày bài toán hình học:
-Các góc khi viết ba chữ cái in hoa phải viết đúng thứ tự sao cho đỉnh phải viết đúng là ở giữa. Việc này rất dễ nhầm lẫn và góc nầy thành ra góc khác, khi kiểm tra lại phần trình bày buộc phải dò từng chữ rất nhọc nhằn. Nên cần số hóa các góc nhất là các góc nhọn để dễ nhìn nhận và trình bày. Tuy vậy không được quá lạm dụng, cụ thể là các góc mà hai cạnh của nó có một tia ở giữa thì không nên số hóa.
-Trước khi học trình bày bài toán hình trước hết phải nắm các khái niệm, định nghĩa, định lý; phải rèn luyện để vẽ được hình; làm quen dần với các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự...
C.KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 
Học sinh ngại học môn Hình học do mất căn bản ở các lớp dưới và do môn Hình học có tính lô-gic cao, đòi hỏi phải thành thạo các thao tác vẽ hình và tư duy trừu tượng. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của bản thân trong quá trình dạy hình học lớp 9, nhằm khắc phục thực trạng ngại học hình học của học sinh lớp 9 năm qua. Qua thực hiện có phần tạo được phần tự tin cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh lúc học hình học và khắc phục một phần thực trạng trên./.
 Quảng Điền, ngày.........tháng........năm..........
 Người viết.
 Nguyễn Văn
NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN TRƯỜNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc