Kế hoạch giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi

* Nói.

- Nhận biết phát âm các tiếng của tiếng việt.

- Nói đủ nghe, không nói lí nhí.

- Trả lời và đặt câu hởi: “Ai ?”; “cái gì?”; “khi nào?” nào? Cái gì? Ở đâu? Để làm gì? Thế nào?

- Dạy trẻ kể lại sự việc, bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân (đi chơi, xem phim, thăm ông bà )

 - Dạy trẻ sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.(dạ thưa, xin mời, xin lỗi, cảm ơn )

- Tập cho trẻ nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp (vui, buồn )

- Dạy trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè

- Dạy trẻ kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ .

- Dạy trẻ mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh có sự giúp đỡ.

- Tập cho trẻ kể lại sự việc.

- Tập cho trẻ bắt chước giọng nhân vật trong truyện.

- Tập cho trẻ đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.

- Dạy trẻ biết nhìn tranh minh họa và gọi tên nhân vật.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 3 - 4 TUỔI 
NĂM HỌC 2014-2015
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
I. Phát triển thể chất:
1.Dinh Dưỡng - Sức khỏe:
* Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Trẻ biết nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật, tranh ảnh (thịt, cá, tôm trúng..)
- Trẻ biết được tên các món ăn hàng ngày (canh, kho, rán) và biết ăn đủ chất, đủ lượng để khỏe mạnh và chóng lớn và phòng bệnh tật. 
*Tập làm một số việc tự phực vụ trong sinh hoạt.
- Trẻ làm được một số việc tự phục vụ đơn giản với sự giúp đỡ người lớn trong sinh hoạt.
* Gữi gìn sức khỏe và an toàn.
- Trẻ làm được một số thói quen về giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ biết nói với người lớn khi ốm, bị đau
 - Trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh về một số đồ vật nguy hiểm; những nơi nguy hiểm; mốt số hành động nguy hiểm. 
2. Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp
* Đi và chạy:
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động cơ bản và biết giữ thăng bằng cơ thể và kiểm soát được vân động: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, leo trèo ..... và biết phối hợp giữa vận động và các giác quan. 
- Trẻ hứng thú và thích chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi.
* Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
- Trẻ biết thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp bằng mắt trong một số hoạt động.
1.Dinh Dưỡng - Sức khỏe:
* Dạy trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Dạy trẻ biết, gọi tên một số thực phẩm và món ăn quen thuộc hàng ngày.
- Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Dạy trẻ biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật. (ỉa chảy, sâu răng, SDD, béo phì...)
* Tập làm một số việc tự phực vụ trong sinh hoạt.
-Tập cho trẻ cách đánh răng, lau mặt.
- Tập cho trẻ rửa tay bằng xà phòng.
- Tập cho trẻ tháo tất, cởi quần áo, để dép.
- Tập cho trẻ dùng bát, thìa, ca cốc.	
- Dạy trẻ thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
* Gữi gìn sức khỏe và an toàn.
- Trẻ biết tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe (Uống nước đun sôi, nước uống sạch, không ăn thức ăn có mùi hôi, giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu, tay bẩn, đánh răng);
- Dạy trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người;
- Nhận biết một số trang phục phù hợp theo thời tiết và có lợi cho sức khỏe. (đội mũ ra nắng, mặc áo ấm, đi tất trời lạnh, đi dép, giày khi đi học).
- Nhận biết dấu hiệu của một số bệnh thông thường khi ốm (đau đầu, đau bụng, nóng, lạnh., ho, sổ mũi...).
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm:
+ Cười đùa trong khi ăn uống, ăn thức ăn ôi thiu;
+ Không tự ý uống thuốc;
+ Không leo trèo bàn ghế, lan can, cây;
+ Không chơi, nghịch đồ vật nguy hiểm sắc nhọn (cây, dao, kéo, quengậm, hít hột hạt)
+ Không theo người lạ ra khỏi khu vực lớp.
- Nhận biết những nơi nguy hiểm, không an toàn (ao hồ, sông suối, bể chứa nước, ).
- Nhận biết những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. (đồ vật sắc nhọn, đồ vật sử dụng điện: bàn là, bếp đun, phích nước nóng, )
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ (té ngã, đi lạc, bị ốm, .)
2. Phát triển vận động:
* Dạy trẻ tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp.
- ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra. 
- ĐT tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Co và duỗi, bắt chéo 2 tay trước ngực.
- ĐT lưng, bụng, lườn: 
+ Cúi người về trước.
+ Quay người sang 2 bên.
+ Nghiêng người sang 2 bên.
- ĐT chân: 
+ Bước lên phía trước, bước sang ngang: ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.
+ Co duỗi chân
* Đi và chạy:
- Dạy trẻ đi kiểng gót. 
- Dạy trẻ đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Dạy trẻ đi, chạy thay đổi hướng theo dường dích dắc.
- Đi trong đường hẹp.
* Bò, trườn, trèo:
- Bò, trườn theo hướng thẳng dích dắc.
- Bò chui qua cổng. 
- Trườn về phía trước.
- Bước lên, xuống bục cao (30cm).
* Tung, ném, bắt bóng:
- Lăn, đập, tung bắt bong với cô.
- Ném xa bằng 1 tay.
- Ném trúng đích bằng 1 tay.
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang.
* Bật- nhảy:
- Bật tại chổ
- Bật về phía trước
- Bật xa 20 - 25cm.
- Chơi một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động.
* Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
- Dạy trẻ gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Vẽ hình tròn theo mẫu.
- Cắt đoạn thẳng 10 cm.
- Đan, tết.
- Xếp chồng 8 - 10 hình khối khác nhau.
- Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nghệch ngoạc, di màu. Vo, lăn tròn, 
- Cài, cởi cúc.
II.Phát triển nhận thức
1. Khám phá khoa học:
 a. Các bộ phận cơ thể người.
- Trẻ biết khám phá chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác trên cơ thể.
b. Đồ vật.
+ Đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc ở trường lớp, gia đình..
+ Phương tiện giao thông.
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Trẻ biết một số quy định đơn giản khi tham gia giao thông.
c. Động vật và thực vật.
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của con vật, cây hoa, quả quen thuộc.
- Phân loại được các đối tượng theo dấu hiệu nổi bật.
- Trẻ biết được mối quan hệ đơn giản giữa con vật, cây cối vơi môi trường sống.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật, cây cối gần gũi, quen thuộc.
d. Một số hiện tượng thiên nhiên.
- Trẻ biết những dấu hiệu nổi bật của sự vật, hiện tượng thiên nhiên. 
- Trẻ phân biệt được ngày và đêm.
-. Trẻ ích lợi và tác hại của sự vật, hiện tượng thiên nhiên đối với con người, con vật, cây cối... 
- Trẻ biết được tính đơn giản của nước, cát, đá .
2. Khám phá xã hội
a. Bản thân gia đình, trường mầm non, cộng đồng
- Trẻ biết nói tên, tuổi. giới của bản thân khi được hỏi trò chuyện
- Trẻ biết nói được bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Và nói được địa chỉ gia đình. 
- Trẻ biết nói được tên trường, lớp mẫu giáo, tên cô giáo, tên bạn. đồ dùng, đồ chơi khi được hỏi trò chuyện.
.
b. Một số nghề trong xã hội.
Trẻ biết kể tên và nói được sản phẩm một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương.
c. Danh lam thắng cảnh các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa
- Trẻ biết kể tên được một số lễ hội, sự kiện văn hóa và danh lam thắng cảnh.
3. Làm quen với một số khái niệm về toán.
* Tập hợp số lượng và đếm.
- Trẻ biết quan tâm đến số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.
- Trẻ biết đếm được trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
- Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 và đếm.
- Trẻ biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm nhỏ hơn.
* Xếp tương ứng.
- Trẻ biết xếp tương ứng 1:1, ghép đôi.
* So sánh, xắp xếp theo qui tắc.
- Trẻ biết so sánh 2 đối tượng về kích thước.
- Trẻ biết nhận ra qui tắc xắp xếp đơn giản (mẫu) và xắp xếp lại.
* Hình dạng.
- Trẻ biết nhận dạng và gọi được tên các hình học.
* Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
- Trẻ biết sử dụng lời nói để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân. 
- Trẻ biết được các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối.
1.Khám phá khoa học:
 a. Các bộ phận cơ thể người.
- Dạy trẻ biết tên gọi các bộ phận khác của cơ thể (miệng, chân, tay, ngón tay, ngón chân, da), chức năng các giác quan.
- Sự lớn lên của cơ thể (luôn thay đổi: lớn lên, cao hơn, nặng hơn)
- Giới tính, sở thích cá nhân.
- Nhu cầu của cơ thể (Ăn, ngủ,vui chơi, làm việc. học tập)
- Chăm sóc bản thân (Vệ sinh, làm đẹp, gữi gìn sức khỏe)
b. Đồ vật.
+ Đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng của một số đồ dùng gia đình.
+ Phương tiện giao thông.
- Dạy trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Dạy trẻ biết phân loại các đối tượng theo dấu hiệu nổi bật.
- Dạy trẻ một số qui định khi tham gia giao thông: Cách đi đường, đội mũ bảo biểm, ..
c. Động vật và thực vật.
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của con vật quen thuộc.
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của cây, hoa quả quen thuộc.
- Phân loại các đối tượng theo dấu hiệu nổi bật.(màu sắc, hình dạng, thức ăn)
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây cối quen thuộc với môi trường sống của chúng.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật. 
- Cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng gần gũi.
d. Một số hiện tượng thiên nhiên.
- Nhận biết hiện tượng nắng, mưa, nóng lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
- Nhận biết khí hậu thời tiết nổi bật của các mùa (hè, đông, xuân)
- Nhận biết một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm.
- Nhận biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Dạy trẻ biết ich lợi của nước, các hiện tượng thiên nhiên đối với đời sống con người và cây, con vật.
- Nhận biết một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận biết một vài đặc điểm, tính chất của nước đá, đất, cát , sỏi. (rắn, lỏng)
2. Khám phá xã hội
a. Bản thân gia đình, trường mầm non, cộng đồng
- Nhận biết tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Nhận biết tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình,
- Xem tranh ảnh gia đình, nói địa chỉ gia đình
- Nhận biết công vệc người thân trong gia đình.
- Nhận biết tên các bạn, tên trường, lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo
- Nhận biết đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
- Dạy trẻ nhân loại một số đối tượng theo dấu hiệu nổi bật.
b. Một số nghề trong xã hội.
- Dạy trẻ biết tên gọi, sản phẩm, ích lợi của một số nghề phổ biến.
- Dạy trẻ biết tên, sản phẩm của nghề truyền thống tại địa phương. 
- Dạy trẻ biết ich lợi của một số nghề gần gũi đối với con người.
c. Danh lam thắng cảnh các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa
- Dạy trẻ biết màu cờ tổ quốc, tên đất nước, tên thủ đô.
- Dạy trẻ biết tên thôn, xã phường trẻ đang sinh sống.
- Dạy trẻ biết tên một số di tích lịch sử quê hương, đất nước;
- Dạy trẻ biết tên danh lam, thắng cảnh ở địa phương;
- Dạy trẻ biết lễ hội, sự kiện văn hóa: (Ngày hội đến trường, tết trung thu, giỗ tổ Hùng Vương, Tết cổ truyền).
- Dạy trẻ biết trang phục truyền thống; các loại bánh truyền thống (bánh chưng, bánh dày..)
3. Làm quen với một số khái niệm về toán.
* Tập hợp số lượng và đếm.
- Dạy trẻ đếm theo đếm theo khả năng. Đếm vẹt
- Đếm biểu thị trên ngón tay
- Nhận biết 1 và nhiều.
- Dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 5.
- Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 và đếm. 
- Dạy trẻ tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm nhỏ hơn.
* Xếp tương ứng.
- Dạy trẻ xếp tương ứng 1 - 1
- Ghép đôi.
* So sánh, xắp xếp theo qui tắc.
- Dạy trẻ so sánh về kích thước Cao - thấp; 
- So sánh về kích thước dài - ngắn;
- So sánh về kích thước to- nhỏ;
- So sánh về kích thước bằng nhau.
- Xếp xen kẻ theo mẫu.
* Hình dạng.
- Nhận biết, gọi tên các hình: hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật và nhân dạng các hình trong thực tế.
- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép.
* Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
- Nhận biết phía trước - phái sau; phía trên - phái dưới; phía phải- phía trái, tay phải – tay trái).
- Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối
III. Phát triển ngôn ngữ
* Nghe.
- Trẻ biết nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp hàng ngày và thực hiện yêu cầu đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ hiểu được nghĩa của từ khái quát, gần gũi.
 - Trẻ biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi người đối thoại.
* Nói.
- Trẻ nói rõ ràng các tiếng.
- Trẻ biết sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Trẻ biết kể lại được sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân.
- Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Trẻ biết đọc thuộc bài thơ, ca dao phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ biết kể lại được câu chuyện đơn giản đã được nghe có sự giúp đỡ của người lớn.
* Làm quen với đọc viết.
- Trẻ nhận biết được các ký hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Trẻ biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách ra xem. giữ gìn sách cẩn thận.
- Trẻ có khả năng vẽ “viết” nghệch ngoặc.
* Nghe.
- Dạy trẻ hiểu các từ chỉ người, tên đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc. 
- Hiểu và làm theo yêu câu đơn giản..
- Dạy trẻ nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng. hiểu từ khái quát: quần áo, đồ vật, hoa quả
- Dạy trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với trẻ.
* Nói.
- Nhận biết phát âm các tiếng của tiếng việt. 
- Nói đủ nghe, không nói lí nhí.
- Trả lời và đặt câu hởi: “Ai ?”; “cái gì?”; “khi nào?” nào? Cái gì? Ở đâu? Để làm gì? Thế nào?
- Dạy trẻ kể lại sự việc, bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân (đi chơi, xem phim, thăm ông bà)
 - Dạy trẻ sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.(dạ thưa, xin mời, xin lỗi, cảm ơn)
- Tập cho trẻ nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp (vui, buồn)
- Dạy trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè 
- Dạy trẻ kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ .
- Dạy trẻ mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh có sự giúp đỡ.
- Tập cho trẻ kể lại sự việc.
- Tập cho trẻ bắt chước giọng nhân vật trong truyện.
- Tập cho trẻ đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.
- Dạy trẻ biết nhìn tranh minh họa và gọi tên nhân vật.
* Làm quen với đọc viết.
- Dạy trẻ làm quen1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ, ).
- Dạy trẻ tiếp xúc với chữ, sách truyện.
- Xem và nghe đọc sách các loại.
- Cầm và lật sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện.
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt: hướng đọc, viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ, đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
- Cầm bút vẽ, tô màu, viết nghệch ngoặc.
IV. Phát triển thẩm mỹ
1. Tạo hình:
* Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
-Trẻ nhận biết vui thích và nói lên cảm nhận khi nghe các âm thanh gợi cảm, các cảnh đẹp, các sự vật trong cuộc sống.
* Một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình.
- Trẻ biết một số kỹ năng trong hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình)
2. Âm nhạc.
* Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc.
- Trẻ biết hát tự nhiên, hát theo giai điệu bài hát quen thuộc.
- Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách nhịp, vận động minh họa)
* Thể hiện sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. 
- Trẻ biết thể hiện sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật 
1. Tạo hình:
* Dạy trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Nhận biết bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật .
* Một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình.
- Dạy trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.
- Dạy trẻ sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, xé, cắt, dán, gấp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm.
2. Âm nhạc.
* Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc.
- Trẻ nhận biết các bài hát, bản nhạc (nhạc thiêu nhi, dân ca)
- Dạy trẻ hát đúng giai điệu lời ca bài hát.
- Dạy trẻ vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. 
- Dạy trẻ sử dụng các dụng gõ đệm theo nhip, theo phách.
- Dạy trẻ biết thể hiện sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật 
* Thể hiện sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. 
- Dạy trẻ vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm.
V.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
1. Phát triển tình cảm:
* Ý thức về bản thân:
- Trẻ biết nói được tên, tuổi, giới tính, sở thích của bản thân.
- Trẻ biết thể hiện được sự tự tin, tự lực trong giao tiếp và trong hoạt động. 
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Trẻ nhân ra và biểu lộ được cảm xúc phù hợp (vui, buồn) qua cử chỉ nét mặt, cử chỉ, giọng nói qua tranh ảnh..
- Trẻ biết kính yêu Bác Hồ, biết quan tâm một số lễ hội, cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
2. Phát triển kỹ năng xã hội.
- Trẻ biết một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội phù hợp (ở lớp, gia đình) 
- Trẻ biết chào hỏi và mói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhỡ.
- Trẻ biết quan tâm, yêu thương, kính trọng, giúp đỡ những người gần gũi xung quanh: bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, bạn bè ,
- Trẻ biết quan tâm đến sự vật thiên nhiên và chăm sóc cây cối, con vật
1. Phát triển tình cảm:
* Ý thức về bản thân:
- Nhận biết tên, tuổi, giới tính.
- Những điều bé thích, không thích.
- Dạy trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả câu hỏi.
- Dạy tẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao (chia giấy, xếp đồ chơi..)
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Dạy trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
- Dạy trẻ biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.
- Dạy trẻ biết kính yêu Bác Hồ.
- Dạy trẻ biết quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
2. Phát triển kỹ năng xã hội.
- Dạy trẻ biết một số quy định ở lớp, gia đình (lấy và để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).
- Đạy trẻ biết chờ đến lượt
- Chơi hòa thuận với bạn, không giành đồ chơi.
- Dạy trẻ nhận biết hành vi “ đúng”, “sai” “ tốt”, “ xấu”
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).
- Dạy trẻ lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
- Dạy trẻ yên mến, quan tâm đến người thân trong gia đình (ông bà, cha, mẹ, anh em..)
- Dạy trẻ yêu mếm, kính trọng các cô, bác trong trường.
- Dạy trẻ yêu mếm và chơi hòa thuận với bạn.
- Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Dạy trẻ bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối.
- Dạy trẻ tiết kiệm điện, nước.
- Dạy trẻ gìn giữ đồ dùng, đồ chơi.
Tháng
Tên chủ đề
Số tuần
Thời gian
Ghi chú
 Tháng 9 
Trường mầm non 
3 tuần
08/09 - 26/09/2014
Tháng 10
Bản thân
2 tuần
29/09 - 10/10/2014
Tháng 10 +11
 Gia đình 
4 tuần
13/10 - 7/11/2014
Tháng 11 + 12
Nghề nghiệp +20/11
4 tuần
10/11 - 5/12/2014
Tháng 12 
Thế giới động vật
4 tuần
8/12 - 2/01/2015
Tháng 1 
Thế giới thực vật
4 tuần
5/01 - 30/01/2015
Tháng 2
Tết Nguyên Đán+ Mùa xuân
2 tuần
02/02 -13/02/2015
 Nghỉ tết từ 16/02-28/02 
Tháng 3
Phương tiện giao thông + 8/3
4 tuần
2/03 - 27/03/2015
Tháng 4
Hiện tượng thiên nhiên 
Giỗ tổ Hùng Vương
4 tuần
30/03 - 24/04/2015
Tháng 4+ 5
Quê hương - Đất nước - Bác Hồ- Trường tiểu học
4 tuần
27/4 - 22/05/2015
Cộng
35 tuần
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NINH HÒA
TRƯỜNG MẦM NON NINH PHÚ
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 5 – 6 TUỔI
NĂM HỌC 2014 - 2015

File đính kèm:

  • docKe_hoach_giao_duc_34_tuoi.doc