Kế hoạch giảng dạy môn Sinh học Lớp 6 - Ngô Văn Lợi

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- HS xác định được các cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào.

- HS nắm được các thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.

- HS hiểu được khái niệm về mô.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh

- Rèn tư duy tổng hợp logic, hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Có lòng yêu thích môn học

4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để biết được cấu tạo của tế bào thực vật

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- VẤn đáp tìm tòi, quan sát tranh

- Trực quan, dạy học nhóm

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh hình 7.1→ 7.5 SGK

- Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra

3. Bài mới

a) Khởi động: Cơ thể thực vật được cấu tạo từ những tế bào. Vậy tế bào được cấu tạo như thế nào? .

b) Hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG 1 : HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TẾ BÀO(17 Phút)

MT: HS Nắm được cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào có nhiều hình dạng.

 

doc211 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Sinh học Lớp 6 - Ngô Văn Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bài cũ : - Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khởi động: Hoa là cơ quan sinh sản của cây . Vậy hoa có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng sinh sản? 
 b) Hình thành kiến thức:
- GV cho hs chơi trò chơi “ai nhanh hơn”. Thi nêu tên các loài hoa
+ Chia lớp thành hai đội ( Đội A và đội B)
+ Đội A nêu tên hoa màu vàng
+ Đội B nêu tên hoa màu đỏ
- Đội nào nêu được nhiều hơn là đôi thắng cuộc ( đội thắng cuộc được thưởng một tráng pháo tay)
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA (20 Phút)
MT: HS nắm được các bộ phận chính của hoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS quan sát hoa thật xác định các bộ phận của hoa.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 28.1 trang 94 ghi nhớ các bộ phận của hoa.
- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị và nhụy.
- GV yêu cầu các nhóm lấy nhị, nhụy tách ra bỏ ở tờ giấy để quan sát trả lời:
+ Nhị gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
+ Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
- GV quan sát các nhóm và giữ vệ sinh.
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV có thể cho HS tìm đĩa mật.
- GV nhấn mạnh cần xác định nhị và nhụy.
- GV treo tranh giới thiệu hoa xác định nhị và nhụy 1 lần nữa cho HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận của hoa về vị trí, cấu tạo
- HS quan sát, kết hợp với hình vẽ ghi nhớ các bộ phận 
- HS tách hoa quan sát các bộ phận
- HS nêu được:
+ Nhị gồm: chỉ nhị, bao phấn. hạt phấn nằm ở bao phấn
+ Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy. noãn nằm trong bầu nhụy
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS tìm đĩa mật
- HS nhắc lại
KL: Hoa gồm các bộ phận: 
Cuống hoa và đế hoa
Bao hoa gồm: 
	+ Đài hoa: nằm phía trên đế hoa gồm các mảnh có màu lục, các lá đài có thể rời 
 nhau hoặc dính nhau
	+ Tràng hoa: là bộ phận nằm phía trong đài, gồm các mảnh có màu sắc, mùi 
 thơm, rời nhau hoặc dính nhau 
- Nhị nằm ở trong tràng hoa, gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn
- Nhụy nằm ở chính giữa hoa, gồm đầu, vòi và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có noãn.
 HOẠT ĐỘNG 2: CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA (16 phút)
MT: HS nắm được chức năng các bộ phận của hoa, biết được hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia sinh sản hữu tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV yêu cầu HS xem thông tin ð, thảo luận nhóm trong 3’ các câu hỏi mục Ñ: 
 + Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? Vì sao?
 + Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, chúng có chức năng gì? 
Gợi ý: TBSD đực (cái) nằm ở đâu? Chúng thuộc bộ phận nào của hoa? 
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhấn mạnh : hoa là cơ quan sinh sản hữu tính mang yếu tố đực và cái vì có nhị và nhụy
- GV yêu cầu HS phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng dực vào khái niệm và bộ phận tham gia vào sinh sản, ứng dụng của chúng
- GV giáo dục ý thức bảo vệ hoa cho HS 
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức 
- HS đọc SGK, thảo luận nêu được :
+ Nhị, nhụy vì nó chứa tế bào sinh dục đực và cái
+ Đài, tràng→bảo vệ
- Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS lưu ý
- HS vận dụng trả lời dựa vào kiến thức đã học
- HS ghi nhớ
Kết luận: 
 Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhụy và nhị. 
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để duy trì nòi giống. 
 + Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị. 
 + Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn chứa trong bầu nhụy.
- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính mang yếu tố đực và cái vì có nhị và nhụy
c) Luyện tập : (4’)
Câu 1) Xác định các bộ phận của hoa ? 
Câu 2) Nêu chức năng các bộ phận của hoa ?
Câu 3) Tại sao nhị, nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa ? Quan sát hoa cúc và hoa dâm bụt tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng ?
d). Vận dụng (4’)* Tìm tòi mở rộng : 
- Loài hoa nào được mệnh danh là chúa tất cả các loài hoa
- Loài hoa nào có mùi thơm nhất
- Loài hoa nào thường nở về đêm 
4) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài theo nd vở ghi 
- Làm bài tập tr 95 ở SGK 
- Soạn trước bài 29 
- Chuẩn bị mẫu vật : các loại hoa ( Hoa dại)
Rút kinh nghiệm..................
....................... 
Tiết 35
Ngày soạn:	
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS ôn lại những kiến thức đã học thuộc các chương II : RỄ ; chương III : THÂN
- HS vận dụng các kiến thực đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập trong chương II ;III
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I. 
- Nắm được nội dung trọng tâm chuẩn bị cho bài kiểm tra HKI
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh
- Kỹ năng trả lời câu hỏi, bài tập
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích môn học
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Vấn đáp- tìm tòi
- Thảo luận nhóm, động não
- Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khởi động: Nhằm hệ thống các kiến thức đã học trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức.
b) Hình thành kiến thức:
- GV cho lớp hát một bài hát « Một đời người một rừng cây ”) (GV hát cùng lớp)
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC (24 Phút)
MT: HS củng cố khắc sâu kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV giới thiệu nd kiến thức cần ôn tập trong học kì I ( Bám sát ma trận đề KT HKI của sở GD)
Chương II: Rễ
Bài 9: Các loại rễ - các miền của rễ
- GV nêu lên các câu hỏi
+ Có mấy loại rễ? Nêu đặc điểm của mỗi loại ?Nêu ví dụ về các loại rễ đó 
+ Rễ gôm mấy miền? đặc điểm chức năng của mỗi miền? 
+ Miền nào là quan trọng nhất ? Vì sao
Bài 10: Cấu tạo miền hút của rể
+ Miền hút của rễ được cấu tạo gồm mấy phần? Nêu đặc điểm và chức năng của mỗi phần? 
Bài 11: Sự hút nước và MK của rễ
- Các TN chứng minh nhu cầu nước và MK của cây : 
- Sự hút nước và MK của cây :
Bài 12: Biến dạng của rễ
+ Đặc điểm và chức năng cá loại rễ biến dạng? Ví dụ ? 
Chương III: THÂN.
Bài 13: cấu tạo ngoài của thân
+ Thân cây gồm những bộ phận nào ?
+ Phân biệt chồi lá và chồi hoa ?
+ Đặc điểm của các loại thân? Ví dụ ?
Bài 14: Thân dài ra do đâu ?
+ Thân dài ra do đâu ?
Bài 15; Cấu tạo trong của thân non
+ Thân non gôm những phần nào? Đặc điểm của mỗi phần?
Bài 16: Thân dài ra do đâu ?
+ Thân to ra do đâu ?
Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
+ Trình bày Tn chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân ?
Bài 18: Biến dạng của thân 
 + Trình bày đặc điểm và chức năng của các loại thân biến dạng? Ví dụ ?
- HS nhắc lại kiến thức
- HS ghi nhớ
+Rễ cọc  vd: 
+ Rễ chùmvd: 
Các miền của rễ: Miền trưởng thành, , Miền sinh trưỡng, Miền chóp rễ.
+ Miền hút: Vì có lông hút hút nước và mk hòa tan.
Miền hút gồm : 
1/ Vỏ
2/ Trụ giũa
a) Biểu bì
b) Thịt vỏ
a) Bó mạch
b) Ruột
+ TN1,2,3 sgk
+ Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ → qua vỏ → mạch gỗ → các bộ phận của cây.
 Rễ củ
Rễ biến dạng Rễ móc
 Rễ thở 
 Rễ giác mút
- HS nhắc lại khái nệm về thân
* Cấu tạo ngoài của thân
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách có chồi hoa và chồi lá
+ Chồi lá: Có mô phân sinh
+ Chồi hoa: có mầm hoa
* Các loại thân chính
- Thân đứng:
 + Thân gỗ: cứng, cao, có cành (Xà cừ,bàng, phượng, điều )
 + Thân cột: cứng, cao, không cành ( dừa, cau .)
 + Thân cỏ: thấp, mềm, yếu ( lúa, đậu, một số loại cỏ..)
- Thân leo: thân quấn, tua cuốn ( mướp,mồng tơi, bầu,bí.)
- Thân bò: bò lan mặt đất( rau má, dưa hấu.)
+ Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên ở tb mô phân sinh .
Thân non gồm: 
Vỏ
Trụ giữa
+ Biểu bì
+ Thịt vỏ
+Bó Mạch : M.gỗ, M.rây
+ Ruột
+ Thân to ra do sự phân chia tb ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Vận chuyển các chất trong thân
+ TN1, 2 sgk
Thân biến dạng 
+ Thân củ
+ Thân rễ
+ Thân mọng nước
HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN CÂU HỎI KHÓ (16 phút)
MT: HS hoàn thiện kiến thức đầy đủ nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu học sinh nêu ra những câu hỏi khó chưa giải đáp được để cả lớp cùng thảo luận trả lời
- Sau đó GV cho HS thảo luận nêu đáp án
- GV nhận xét hoàn chỉnh cho HS nắm
- GV đưa ra 1 số câu hỏi yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời
+ Câu 2 SGK/42, 
+ Câu 2 SGK/50
- HS nêu ra những vấn đế cần giải đáp
- HS thảo luận nêu đáp án
- HS suy nghĩ trả lời
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
Câu 2 (sgk tr42): Vì chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dd cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa kết quả thì chất dd giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của rễ củ giảm.
* Giống nhau: đều có 2 phần chính: Vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) và Trụ giữa( Bó mạch, ruột)
* Khác nhau: 
Cấu tạo
Thân non
Miền hút
Biểu bì 
Có một lớp TB trong suốt
Có TB lông hút
Thịt vỏ
TB có chất diệp lục
TB không có chất diệp lục
Bó mạch 
Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẻ nhau.
c) Thực hành, vận dụng (4’)
- GV yêu cầu HS ôn tập lại kiến thức trọng tâm cấn cho kiểm tra
- Tóm tắt nội dung ôn tập bằng bản đồ tư duy
4) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và hoàn chỉnh các bài tập ở SGK 
- Ôn tập lại kiến thức chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra
Rút kinh nghiệm..................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
Tiết 35
Ngày soạn:	
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TT) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS ôn lại những kiến thức đã học thuộc các chương IV : LÁ; chương V : SINH SẢN SINH DƯỠNG; chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
- HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập trong chương IV; V; VI .
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I. 
- Nắm được nội dung trọng tâm kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra HKI
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh
- Kĩ năng trả lời câu hỏi, bài tập
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích môn học
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Vấn đáp- tìm tòi
- Thảo luận nhóm, động não
- Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khởi động : Nhằm hệ thống các kiến thức đã học trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức.
b) Hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC (24 Phút)
MT: HS củng cố khắc sâu kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chương IV: LÁ
Bài 19: đặc điểm bên ngoài của lá
+ Nêu đđ bên ngoài của lá ?
+ Phân biệt lá đơn lá kép?
+ Các kiểu xếp lá trên thân và cành ? Ý nghĩa ?
Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
+ Trình bày đđ cấu tạo và chức năng các bộ phận của phiến lá?
Bài 21: Quang hợp
+ Trình bày các TN chứng minh quang hợp ở cây? 
+ Khái niệm quang hợp ?
+ Viết sơ đồ quang hợp? 
Bài 22: Ảnh hưởng của các đk bên ngoài đến QH, Ý nghĩa QH 
+ Những đk bên ngoài nào ảnh hưởng đến QH ?
+ Ý nghĩa của QH ?
Bài 24: phần lớn nước vào cây đi đâu ?
+ Trình bày TN chứng minh sự thoát hơi nước qua lá ?
+ Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá ? 
- HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của lá phù hợp với chức năng
- Lá gồm: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
+ Đđ ........( Hs tự nêu )
+ Lá đơn: 
+ Lá kép: 
- Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành:
+ Mọc cách, Mọc vòng, mọc đối
- Phiến lá gồm: 
+ Biểu bì: .............
+ Thịt lá: ................
+ Gân lá: ................
- TN sgk
KN: - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, CO2 , năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí O2
- Sơ đồ quang hợp: 
- Những đk : Nước, nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng khí cacbônic...
- Ý nghĩa: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí O2 cần cho sống cho hầu hết các sinh vật trên trái đất, kể cả con người.
- Nó góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm
- TN sgk
Ý nghĩa: 
+ Tạo động lực cho rễ hút và vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, 
+ Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới áng nắng mặt trời.
HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN CÂU HỎI KHÓ (11 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu hs nêu ra những câu hỏi khó chưa giải đáp được để cả lớp cùng thảo luận trả lời
- GV n/x hoàn chỉnh cho HS nắm
- GV đưa ra 1 số câu hỏi yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời
Câu 3 sgk/64: 
Câu 4 sgk/ 67
Câu 3 sgk/72
Câu 4 sgk/ 82
Câu 3 sgk/98
- HS nêu ra những vấn đế cần giải đáp
- HS thảo luận nêu đáp án
- HS suy nghĩ trả lời
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
Câu 3 sgk/64: 
+ Hình dạng
+ Kích thước
+ Màu sắc: 
Câu 4 sgk/ 67
- Vì các Tb thịt lá ở mặt trên có nhiều lục lạp hơn.
Câu 3 sgk/72
- Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp. Vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.
- Ở những cây không có lá hoặc lá rụng sớm chức năng quang hợp do thân , cành cây đảm nhận. Vì thân, cành của những cây này thường có lục lạp (nên có màu xanh) .
Câu 4 sgk/ 82
- Thay thế bằng túi nilông
Câu 3 sgk/98
- Giúp hoa lấy được nhiều mật=> tăng khả năng thụ phấn cho hoa.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THEO ĐỀ CƯƠNG ( 5 phút) 
Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá 
Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Bài 21: Quang hợp
Bài 23: Cây có hô hấp không?
Bài 25: TH: quan sát biến dạng của lá
Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
c) Thực hành, vận dụng (4’)
- GV yêu cầu HS ôn tập lại kiến thức trọng tâm cần cho kiểm tra
- Tóm tắt nội dung ôn tập bằng bản đồ tư duy
4) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và hoàn chỉnh các bài tập ở SGK 
- Ôn tập lại kiến thức chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra
Rút kinh nghiệm..................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************************
Tuần 18 - Tiết 36
Ngày soạn: 	
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS ôn tập lại và khắc sâu kiến thức đã học, kịp thời uốn nắn những sai sót của mình
- Nắm được khả năng nhận thức của mình
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận thức, phát hiện kiến thức
II. MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
(30%)
Thông hiểu
(40%)
Vận dụng
Cấp độ thấp (20%)
Cấp độ cao (10%)
Chương V: Lá
(09 tiết)
Nhận biết đặc điểm , chức năng các loại lá biến dạng
Phân biệt được phần thịt lá mặt trên và mặt dưới của phiến lá.
Ví dụ về các loại lá biến dạng
Viết sơ đồ quang hợp và hô hấp 
Chứng minh mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. 
Số câu: 3
Số điểm: 7,5đ
Tỉ lệ: 75%
1 câu
Số điểm:2,5đ
Tỉ lệ: 25%..
1 câu
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%..
1 câu
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 20%..
Chương VI: Sinh sản ở thực vật.
(04 tiết)
Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
Muốn diệt cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ  mà không dùng thuốc diệt cỏ người ta phải làm gì 
Số câu: 2
Số điểm: 2,5đ
Tỉ lệ: 25%
1 câu
Số điểm:0,5đ
Tỉ lệ: 5%..
1 câu
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%..
1 câu
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%..
TS câu:4
TSđiểm:10
2ý: 3 điểm =30%
3 ý = 4điểm = 40%
1ý=2 điểm =20%
1ý: 1điểm =10%
III. ĐỀ RA
Câu 1: (2đ) Phân biệt đặc điểm cấu tạo và chức năng phần thịt lá mặt trên và mặt dưới của phiến lá?
Câu 2: ( 2đ ) Viết sơ đồ quang hợp và hô hấp ? Chứng minh mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp? 
Câu 3: ( 3,5 đ) Có những loại lá biến dạng nào? Nêu đặc điểm, chức năng và lấy ví dụ cụ thể ?
Câu 4: ( 2,5đ ) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Muốn diệt cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ  mà không dùng thuốc diệt cỏ người ta phải làm gì ? 
IV. ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Số điểm
Câu 1
Các tế bào thịt lá đều chứa nhiều lục lạp (có hạt diệp lục) => Giúp lá chế tạo chất hữu cơ
+ Lớp tế bào thịt lá phía trên :gồm những tế bào dạng dài xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp hơn giúp thu nhận ánh sáng chế tạo chất hữu cơ
 + Lớp tế bào thịt lá ở phía dưới: ít lục lạp hơn, tế bào dạng tròn, xếp thưa tạo các khoảng trống giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước
2đ
Câu 2
 Sơ đồ quang hợp 
Nước + CO2 Ánh sáng Tinh bột + O2
 Diệp lục 
(rễ hút từ đất) ( từ không khí) ( trong lá) (thải ra ngoài môi trường)
Sơ đồ hô hấp:
Chất hữu cơ + Khí ôxi ® Năng lượng + Khí cacbônic + Hơi nước
Chứng minh mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
- Sản phẩm của quang hợp (Tinh bột, khí oxi) là nguyên liệu của hô hấp 
- Sản phẩm của hô hấp (nước, khí cacbonic) là nguyên liệu của quang hợp
=> Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong hai quá trình thì cây sẽ chết.
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 3
Một số lá biến dạng để đảm nhiệm chức năng khác của cây như:
- Lá biến thành gai: Lá dạng gai nhọn -> Giảm thoát hơi nước Vd: Cây Xương rồng
- Tua cuốn: Lá ngọn có dạng tua cuốn -> Giúp cây leo cao. Vd: Lá đậu Hà Lan
- Tay móc: Lá ngọn dạng tay móc -> Giúp cây leo cao. Vd: Lá mây 
- Lá vảy : Lá vảy phủ trên thân rễ, dạng vảy mỏng, nâu nhạt -> Bảo vệ chồi của thân rễ . Vd: Củ dong ta
- Lá dự trữ: Bẹ lá phình to thành dạng vảy dày màu trắng -> Chứa chất dự trữ. Vd: Củ hành
- Lá bắt mồi: 
+ Cây bèo đất : Trên lá có lông tuyến tiết chất dính -> Bắt và tiêu hóa sâu bọ 
+ Cây nắp ấm: Cuối gân lá tạo bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết dịch -> Bắt và tiêu hóa sâu bọ.
3,5đ
Câu 4
*Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cây mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: 
+ Thân bò : rau má , cỏ chỉ ...
+ Thân rễ : cỏ cú , củ dong ta...
+ Thân củ : Khoai tây, khoai mỡ
+ Rễ củ : khoai lang
+ Lá : lá bỏng
+ Rễ : rễ cây ổi
*Muốn diệt cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ  mà không dùng thuốc diệt cỏ người ta phải xới đất và nhặt cỏ, bỏ hết phần thân rễ nằm ở dưới đất. Vì nếu còn sót lại, mấu thân rễ dưới đất, khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới.
0,5đ
1đ
1đ
Tiết 39
Ngày soạn:	
Bài 29 CÁC LOẠI HOA 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Kể tên các loại hoa và các kiểu xếp hoa trên cây. 
- Phân biệt hoa lưỡng tính và đơn tính, 2 kiểu xếp hoa trên cây ® Ý nghĩa sinh học của hoa mọc cụm. 
- Xác định được các loại hoa mà HS gặp trong thực tế. 
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ hoa
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, hợp tác trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa
- Kĩ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát
- Vấn đáp- tìm tòi
- Hỏi và trả lời
- Dạy học nhóm 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 29.1→29.2SGK 
- Mẫu vật các loại hoa
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1) Nêu đặc điềm và chức năng chính các bộ phận của hoa ? 
Câu 2) Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới
a)  Khởi động: Hoa rất đa dạng, có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có những biện pháp để phân biệt các loại hoa với nhau, dựa vào đâu? 
 b) Hình thành kiến thức:
- Thi hát các bài hát có tên các loài hoa
HOẠT ĐỘNG 1: PHÂN CHIA CÁC LOẠI HOA DỰA VÀO BỘ PHẬN SINH SẢN CHỦ YẾU CỦA HOA. (18 Phút)
MT: HS nắm được hoa chia làm 2 loại dựa vào bộ phận sinh sản nhị và nhụy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đem mẫu hoa để lên bàn quan sát kết hợp hình 29.1 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng đầu trang 97 cột 1, 2, 3 và làm bài tập 

File đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_mon_sinh_hoc_lop_6_ngo_van_loi.doc