Kế hoạch giảng dạy môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 31, Bài 5: Oxit - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Thịnh

Hoạt động 2 : Tên gọi oxit

1. Mục tiêu

- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị

- Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị

- Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ dựa vào CTHH

- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.

2. Phương thức hoạt động

- Hoạt động nhóm, cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi

Hoạt động chung toàn lớp.

3. Sản phẩm:

- Gọi tên được các oxit theo tên gọi, và tên thông thường.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 31, Bài 5: Oxit - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Văn Thịnh
Trường THCS Chân Lý
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC 8
CHỦ ĐỀ 4 : CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tiết 31- BÀI 5. OXIT
1/ Kiến thức : 
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa oxit, oxit axit, oxit bazơ, cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị 
- Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị 
- Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ dựa vào CTHH 
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
 Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm, tính toán cho học sinh
- Học sinh có kỹ năng nhận ra các oxit và phân biệt oxit, cách gọi tên.
- Đọc và thu thập thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo
- Có kỹ năng giải bài tập có liên quan, biết lấy ví dụ, cách gọi tên, và vận dụng giải quyết các tình huống thực tế.
3. Thái độ: 
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn hóa. Bước dầu hình thành và tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
4. Năng lực:
 - Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: 
- Tư liệu, SGK, Phiếu học tập cặp đôi, nhóm:
- Một số video, hình ảnh hóa học
- Giáo án, giáo án pwopoint.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học trong tài liệu
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Khởi động (A)
1. Mục tiêu
- Huy động các kiến thức gắn liền với đời sống hang ngày mà học sinh đã tiến hành thực hiện.
- Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức về oxit?
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động nhóm, cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Trình bày được dự đoán về thành phần các hợp chất là oxit
- Dự doán khái niệm oxit.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV chiếu yêu cầu khởi động
 Hãy viết công thức hóa học của ba chất oxit mà em biết, cho biết thành phần các nguyên tố trong các oxit đó.
 Theo em, oxit là gì?
GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong 3 phút trả lời các câu hỏi.
GV yêu cầu các nhóm nộp bài
GV chiếu bài làm của các nhóm 
Vậy qua kêt quả của các nhóm thầy nhận thấy hầu hết các em đã đưa ra được một số ví dụ và dự đoán về thành phần và cũng như định nghĩa oxit 
Vậy dự đoán của các em đã đúng và đủ chưa, để biết được điều đó thầy mời các em cùng đi nghiên cứu nội dung của bài học bài học này.
HS đọc yêu cầu khởi động.
HS hoạt động nhóm
 HS lần lượt các nhóm báo cáo kết quả.
DK hs trả lời được.
- CTHH của ba oxit là: CO2, CaO, CuO,
- (Phân tử có 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi)
- Dự đoán về oxit: Oxit là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1 : Khái niệm oxit 
1. Mục tiêu
- Nêu được định nghĩa oxit, oxit axit, oxit bazơ; công thức hóa học chung của oxit.
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động nhóm, cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Trình bày được về thành phần các hợp chất là oxit
- Nêu được khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit.
GV Bài 6 nằm trong chủ đề 4 CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ. 
GV chiếu mục tiêu của bài, yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của bài.
GV bài này các em sẽ nghiên cứu trong 4 tiết. Trong tiết hôm nay các em sẽ tìm hiểu phần I. Định nghĩa, cách gọi tên.
GV hiện lên các mục tiêu của tiết học bằng chữ màu khác.
HS đọc mục tiêu của bài.
I. Định nghĩa, cách gọi tên.
GV Để hiểu được oxit là gì chúng ta nghiên cứu mục 1. Định nghĩa
GV Các em quan sát lên bảng thầy có câu hỏi sau:
GV chiếu và yêu cầu học sinh đọc.
Cho công thức hóa học sau: CO2 ; Na2O ; CaO ; P2O5 ; MgO ; SO2 
- Nêu đặc điểm chung về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất trên ?
- Chỉ ra các hợp chất của oxi với phi kim?
- Chỉ ra các hợp chất của oxi với kim loại ?
 GV để làm bài tập này thầy yêu cầu các em hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút, sau đó một bạn đại diện trình bày, các bạn khác nhận xét.
GV quan sát học sinh hoạt động và giúp đỡ các cặp gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi.
GV gọi đại diện một cặp trình bày kết quả.
GV gọi đại diện cặp khác nhện xét, bổ sung.
GV có nhóm nào có kết quả khác không.
GV chốt kết quả đúng.
GV. Các hợp chất có sự kết hợp của oxi với một nguyên tố khác và các nguyên tố đó có thể là kim loại hoặc phi kim được gọi là oxit.
Vậy dựa vào đó em hãy cho biết oxit là gì?
GV nhận xét và gọi một học sinh khác nhắc lại.
GV ghi bảng
GV chỉ tiếp vào bài của học sinh và nhận xét tiếp
GV Vậy các em đã chỉ ra được các hợp chất có sự kết hợp của oxi với kim loại và các hợp chất có sự kết hợp của oxi với phi kim
GV mỗi hợp chất oxit của phi kim trên có một axit tương ứng và mỗi oxit bazơ cũng có một bazơ tương ứng. 
GV chiếu bảng sau.
Oxit
Oxit
CO2
SO2
P2O5
CaO
Na2O
MgO
GV như CO2 có axit tương ứng là H2CO3. tương tự như vậy là các oxit khác.
SO2 (axit tương ứng: H2SO3)
P2O5 (axit tương ứng: H3PO4)
GV các oxit này được gọi là oxit axit. 
GV chiếu.
Dựa vào đó và thông tin SHD hãy cho biết thế nào là oxit axit?
GV chỉ vào các oxit bazơ và nói.
GV Ttương tự như với oxit axit thì này cũng có một bazơ tương ứng như:
CaO (bazơ tương ứng: Ca(OH)2)
Na2O (bazơ tương ứng: NaOH)
MgO (bazơ tương ứng: Mg(OH)2
GV các oxit như trên là oxit bazơ.
GV Dựa vào đó và thông tin SHD cho biết thế nào là oxit bazơ?
HS đọc yêu cầu bài tập
HS hoạt động cặp đôi trao đổi để trả lời yêu cầu bài tập.
HS đại diện một cặp trả lời, cặp khác nhận xét, bổ sung.
HS nêu được khái niệm oxit là gì
DK Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
HS nhắc lại
HS nêu được 2 ví dụ.
HS quan sát và ghi nhớ.
HS dựa vào các ví dụ trong bảng kết hợp với thông tin SGK nêu được oxit axit là gì?
DK thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
HS dựa vào các oxit bazơ trên và thông tin SHD nêu được oxit bazơ là gì?
DK oxit bazơ là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ
1. Định nghĩa.
- Định nghĩa:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
GV vậy dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu các em hãy làm một số bài tập sau.
GV chiếu bài tập phần câu hỏi SHD
Câu hỏi
1. Hãy dùng các từ/cụm từ thích hợp cho dưới đây để hoàn thành khái niệm về oxit:
(một; hai; ba; kim loại; phi kim; oxi)
	Oxit là hợp chất của ..(1).. nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là ..(2)..
2. Viết công thức hóa học chung của oxit.
3. Cho các chất: CuO; N2O5; SO3; FeO; K2O. Những chất nào thuộc loại oxit axit, Những chất nào thuộc loại oxit bazơ?
GV để làm các câu hỏi thầy yêu cầu các em hãy hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút sau đó các nhóm kiểm tra chéo nhau
GV quan sát xuống quan sát một nhóm hoạt động, giáo viên kiểm tra lần lượt các câu hỏi nhóm đó bằng một số câu hỏi để xác nhận nhóm đó đã làm tốt các câu hỏi đó.
Sau khi kiểm tra nhóm đó xong giáo viên chốt kết quả của nhóm đó.
GV giao việc cho bạn nhóm trưởng của nhóm đó đi kiểm tra một nhóm khác với các câu hỏi tương tự như giáo viên đã kiểm tra nhóm đó.
GV sang kiểm tra một nhóm còn lại.
GV như vậy qua kiểm tra của thầy và bạn các em đều làm tốt bài các yêu cầu trên.
Dựa vào bài làm của nhóm mình một bạn đứng tại chỗ cho biết công thức chung của oxit?
GV Ghi bảng
GV một bạn cho ví dụ về một oxit.
GV Như vậy các em đã nắm được kiến thức phần định nghĩa rất tốt.
HS đọc câu hỏi trên phông chiếu.
HS hoạt động nhóm làm thống nhất làm ra giấy
HS trình bày lần lượt kết quả của nhóm mình dựa vào bài làm đã thống nhất làm ra giấy và có thể sửa cho đúng.
HS nhóm trưởng nhóm làm tốt đi kiểm tra sang kiểm tra nhóm khác bằng những câu hỏi tương tự đã được giáo viên kiểm tra nhóm mình.
HS báo cáo kết quả kiểm tra của mình đối với nhóm bạn cho giáo viên.
HS nêu được công thức chung.
DK MxOy
HS nêu đc VD
Công thức chung của oxit: MxOy
- Ví dụ: CO2 CaO
Hoạt động 2 : Tên gọi oxit 
1. Mục tiêu
- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị 
- Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị 
- Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ dựa vào CTHH 
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động nhóm, cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Gọi tên được các oxit theo tên gọi, và tên thông thường.
GV chiếu lại công thức một số oxit.
GV trên đây là CTHH của một số oxit. Các oxit trên có tên gọi là gì để biết được điều đó thầy mời các em nghiên cứu sang mục 2. Gọi tên.
GV Như trên các em đã biêt oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác, nguyên tố đó có thể là kim loại hoặc phi kim vì vậy gọi tên cũng được chia làm 2 loại này
GV ta nghiên oxit tên gọi của thứ nhất.
a) Tên oxit kim loại.
GV chiếu CTHH và tên một số oxit.
Na2O: natri oxit
CaO: canxi oxit
FeO: Sắt (II) oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
GV yêu cầu hs dựa vào tên gọi của các oxit trên, kết hợp với thông tin trong SHD cho biết cách gọi tên của oxit kim loại. 
GV tắt màn hình máy chiếu.
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ một số oxit.
GV ghi bảng.
GV lưu ý học sinh để gọi tên oxit kim loại chính xác các em phải nhớ những kim loại nào có nhiều hóa trị và phải xác định được hóa trị của kim loại trong công thức đó.
GV lưu ý học sinh hóa trị được đặt trong ngoặc đơn và viết bằng số La Mã
GV chỉ vào các oxit sắt và nói: Sắt còn oxit nữa là Fe3O4 có khả năng nhiễm từ và có tên gọi là oxit sắt từ, trong công thức Fe3O4 có chứa cả sắt hóa trị II và sắt hóa trị III.
HS quan sát tự phân tích tên của một số oxit.
HS dựa vào đó và thông tin SHD nêu được cách gọi tên của oxit kim loại.
DK: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit.
HS lấy đc một số ví dụ
CaO: canxi oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
2. Gọi tên
a) tên oxit kim loại.
Ví dụ:
CaO: canxi oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
GV Chúng ta vừa tìm hiểu cách gọi tên của oxit kim loại, vậy cách gọi tên oxit phi kim như thế nào thầy mời các em cùng đi nghiên cứu sang phần b) Tên oxit phi kim.
GV các em nghiên cứu thông tin trong SHD cho biết cách gọi tên của oxit phi kim.
GV chiếu CTHH và tên của một số phi kim.
GV trên đây là tên của một số phi kim
GV Tiền tố được gọi theo tiếng Hi Lạp.
Ví dụ: 1- mono; 2- đi; 3- tri; 4- tetra 5- penta,  
GV yêu cầu học sinh nêu được một số ví dụ oxit phi kim.
GV Vậy dựa vào cách gọi tên chung của oxit phi kim các em có thể đọc được tên của tất cả các oxit phi kim nào.
GV trong thực tế một số oxit của phi kim có thêm tên gọi khác.
GV giới thiệu thêm tên gọi khác của các công thức trên nếu học sinh chưa biết.
CO còn được gọi cacbon oxit
CO2 – khí cacbonic
SO2 – khí sunfurơ 
HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SHD và nêu được trình tự gọi tên của phi kim
DK: 
Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim (nếu số nguyên tử phi kim > 1) + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit.
HS quan sát và ghi nhớ
HS dựa và cách gọi tên của phi kim, kết hợp với tên tiền tố lấy được một số ví dụ cụ thể.
CO - cacbon monooxit
CO2 - Cacbon đioxit
N2O5 – đinitơ pentaoxit
HS có thể đọc tên của các oxit trên như CO, CO2, SO2,
b) Tên oxit phi kim.
Ví dụ:
CO - cacbon monooxit
CO2 - Cacbon đioxit
N2O5 – đinitơ pentaoxit
GV áp dụng cách gọi tên oxit kim loại và oxit của phi kim chúng ta làm một bài tập sau:
GV chiếu bài tập phần câu hỏi SHD của mục 2.b
Câu hỏi :
Hãy gọi tên các oxit sau:
a) K2O ; MgO ; Cu2O ; Al2O3.
b) NO ; N2O ; NO2 ; SO3 ; P2O5
GV gọi hs đọc đầu bài.
GV để trả lời được câu hỏi trên thầy yêu cầu các em hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút để hoàn thành bài tập ra giấy giáo viên đã phát.
GV quan sát học sinh hoạt động và có thể giúp đỡ học sinh ở những cặp gặp khó khăn, giáo viên có thể gợi ý để các em tự làm được.
GV gọi đại diện 1 cặp trình bày và gọi cặp khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt kết quả đúng cho một cặp.
GV có bạn nào có ý kiến khác không
GV ngoài cách gọi tên như trên thì còn cách gọi nào khác cho mỗi oxit trên không.
GV qua đây thầy thấy các em đã nắm rất tốt kiến thức của bài. 
Áp dụng kiến thức các em vừa học ta đi làm một số bài tập sau.
HS đọc đầu bài
HS hoạt động cặp đôi để trả lời câu hỏi
HS đại diện trình bày kết quả của nhóm mình
C. Hoạt động Luyện Tập
1. Mục tiêu
- Nêu được định nghĩa oxit, oxit axit, oxit bazơ, cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị 
- Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị 
- Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ dựa vào CTHH 
- Học sinh có kỹ năng nhận ra các oxit và phân biệt oxit, cách gọi tên.
- Đọc và thu thập thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo
- Có kỹ năng giải bài tập có liên quan, biết lấy ví dụ, cách gọi tên, và vận dụng giải quyết các tình huống thực tế.
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động nhóm, cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Nêu được khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit.
- Vận dụng kiến thức đã học để lập công thức hóa học của oxit, biết lấy ví dụ về oxit và cách gọi tên.
GV chiếu bài 1 
Bài tập 1. Lập công thức hóa học của nhôm oxit, biết nhôm có hóa trị III
GV Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài 
GV gọi một học sinh lên bảng trình bày bài làm
GV Yêu cầu cả lớp quan sát lên bảng gọi học sinh nhận xét.
GV nhận xét, uốn nắn những sai sót của học sinh.
GV yêu cầu học sinh về nhà làm vào vở.
HS đọc đầu bài
HS một em lên bảng, học sinh còn lại làm ra giấy nháp.
HS quan sát và nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
HS tử sửa những sai sót nếu có để làm chính xác vào vở.
- Công thưc chung: 
AlxIIIOyII
- Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II 
Þ x/y = II/III = 2/3
	Þ x = 2; y = 3
- Vậy CTHH của nhôm oxit là Al2O3
GV chiếu bài 2.
Bài tập 2. Viết công thức hóa học của 2 oxit axit và 2 oxit bazơ. Gọi tên của các oxit đó.
GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi trong thời gian 2 phút để làm bài trên sau đó đại diện một cặp nên bảng trình bày, các cặp khác nhận xét.
GV chiếu bài làm của một cặp đã làm xong.
GV gọi học sinh cặp khác nhận xét.
GV vậy có nhóm nào có ý kiến khác không.
GV chốt kết quả của cặp trên.
GV chiếu thêm một số cặp khác và cho các cặp nhận xét chéo.
GV vậy các em đã vận dụng rất tốt cách gọi tên của oxit kim loại và oxit phi kim để là bài tập.
HS đọc đầu bài
HS hoạt động cặp đôi
HS nhận xét, bổ sung hoặc có thể sửa sai cho bạn.
HS đại diện một cặp lên trình bày kết quả cặp mình, hs cặp khác cho biết ý kiến.
HS nhận xét chéo giữa các cặp
GV chiếu bài tập 3
Bài tập 3. Hãy cho biết trong các hợp chất sau : CO ; CO2 ; CuO ; BaO ; NO ; SO3 ; CaCO3 ; HNO3 ; Ag2O, hợp chất nào là oxit axit ? Hợp chất nào là oxit bazơ ?
GV Để làm bài này thầy yêu cầu các em hoạt động nhóm trong thời gian 2 phút sau đó một nhóm lên trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác sẽ nhận xét kết quả và cho biết ý kiến, có thể hỏi thêm nhóm bạn những vấn đề chưa được rõ.
GV nhận xét bổ sung nếu cần và chốt kết quả đúng.
HS đọc đầu bài
HS hoạt động nhóm thống nhất kết quả và làm ra giấy
HS đại diện lên bản trình bày, nhóm khác nhận xét, cho ý kiến
DK học sinh làm được
Oxit axit: CO2; SO3
Oxit bazơ gồm: CuO; BaO. 
HS có thể thắc mắc:
Tại sao CO không phải là oxit axit vì nó cũng là oxit của phi kim
Tại sao Ag2O nó là oxit kim loại nhưng lại không phải là oxit bazơ 
Và CaCO3, HNO3 vì sao không xếp vào oxit nào cả.
HS có thể trả lời:
- CO là oxit phi kim nhưng không phải là oxit axit vì nó không có axit tương ứng.
- Còn Ag2O không phải là oxit bazơ vì nó không có bazơ tương ứng.
CaCO3 và HNO3 không phải là oxit vì là hợp chất có 3 NTHH.
D, E. Hoạt động Vận dụng, tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu
- Biết vận dụng kiến thức về oxit, oxit axit, oxit bazơ, cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị vào tình huống thực tế.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
- Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Vận dụng kiến thức đã học về oxit làm bài tập kể tên 5 oxit mà em biết và gọi tên.
GV chiếu bài 4
Bài tập 4. Hãy kể tên và viết công thức hóa học của 5 oxit mà em biết. Cho biết chúng thuộc loại oxit nào ? Oxit nào thường gặp trong đời sống hàng ngày ?
GV có thể cho học sinh dựa vào kiến thức của bài yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn trong thời gian 2 phút, viết công thức và đọc tên của các oxit đó.
GV thu bài và chiếu cho học sinh nhận xét chéo.
GV nhận xét và đánh giá.
GV nhận xét giờ dạy và cho học sinh đọc hướng dẫn và nhà.
HS đọc đầu bài
HS hoạt động nhóm bàn làm bài ra giấy 
HS nhận xét chéo giữa các nhóm.

File đính kèm:

  • doctiet 28 bai 6 oxit THM_12730360.doc