Kế hoạch giảng dạy môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 6: Mol. Tỉ khối chất khí - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Thịnh

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu

- Nắm được các khái niệm tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.

- Học sinh vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận về tỉ khối của khí A so với khí B. Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.

- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.

2. Phương thức hoạt động

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi.

Hoạt động chung toàn lớp.

3. Sản phẩm:

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 6: Mol. Tỉ khối chất khí - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Văn Thịnh
Trường THCS Chân Lý 
BÀI SOẠN
 TIẾT- 13. BÀI 6: MOL. TỈ KHỐI CHẤT KHÍ
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Nắm được các khái niệm tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
- Học sinh vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận về tỉ khối của khí A so với khí B. Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
 Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm, tính toán cho học sinh
- Học sinh có kỹ năng nhận ra các chất khí cần so sánh về khối lượng, và sử dụng công thức tính toán cho phù hợp.
- Đọc và thu thập thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo
- Có kỹ năng giải bài tập có liên quan, biết lấy ví dụ, cách gọi tên, biết nhận biết một chất khí nặng hay nhẹ hơn khí kia, và vận dụng giải quyết các tình huống thực tế.
3. Thái độ: 
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn hóa. Bước dầu hình thành và tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
4. Năng lực:
 - Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS
1. Giáo viên: 
- Tư liệu, SGK, Phiếu học tập cặp đôi, nhóm:
- Một số video, hình ảnh hóa học
- Giáo án, giáo án pwopoint.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học trong tài liệu
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 1 phút
2. Bài mới: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
1. Mục tiêu
- Huy động các kiến thức gắn liền với đời sống hang ngày mà học sinh đã tiến hành thực hiện.
- Tạo nhu cầu tìm hiểu về so sánh khối lượng các khí với cùng thể tích?
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân theo dõi hình ảnh, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Trình bày được dự đoán so sánh khối lượng các chất khí với cùng thể tích; đọc tên thành thạo các chất khí.
Tiết 13-BÀI 6: MOL. TỈ KHỐI CHẤT KHÍ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV. Trên tay thầy có 2 quả bóng quả 1 bơm khí H2, quả 2 bơm khí CO2 có kích thước bằng nhau. Em cho biết thể tích khí của 2 quả bóng này? 
 Các em dự đoán so sánh khối lượng của những chất khí khác nhau trong hai quả bóng này? 
Theo em bằng cách nào ta có thể so sánh khối lượng của chúng?
GV thả 2 quả bóng
Như vậy bằng quan sát thấy quả bóng 1 nhẹ hơn quả bóng 2.
GV Với các chất khí khác nhau, có thể tích bằng nhau thì có thể khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia hoặc hai khí có khối lượng bằng nhau.
Vậy chúng ta có thể so sánh được chúng dựa vào kiến thức.
Để hiểu rõ hơn về điều đó thầy mời các em nghiên cứu nội dung tiết học hôm nay.
Gv: nêu mục tiêu tiết học
- Biết được tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
- Biết tính toán để so sánh khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào.
HS 2 quả bóng trên có thể tích khí bằng nhau.
HS một vài em dự đoán:
TH 1: Khối lượng của chúng không bằng nhau: quả 1 nhẹ hơn quả 2.
TH 2: Khối lượng của chúng bằng nhau. 
HS: 
- Có thể cân
- Thả 2 quả bóng ra
HS quan sát.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Khái niệm tỉ khối của khí A so với khí B
1. Mục tiêu
- Nắm được các khái niệm tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi.
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Trình bày được tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Hiểu ý nghĩa các đại lượng?
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV. Tiết 13-Bài 6. Mol. Tỉ khối mol của chất khí
GV bài này có 4 tiết, tiết 1, 2 chúng ta đã tìm hiểu nội dung phần I và II. Tiết hôm nay các em tìm hiểu tiếp nội dung phần III. Tỉ khối khí.
Ở phần này các em phải xác định được tỉ khối của khí A so với khí B là gì? 
GV chiếu yêu cầu
GV yêu cầu học sinh đọc tư liệu mục 1 của phần III trong sách hướng dẫn học trang 37 và hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút để trả lời câu hỏi:
Để so sánh với cùng một thể tích khí bằng nhau của các chất khí khác nhau người ta dùng đại lượng nào? Cho biết cách xác tính đại lượng đó ?
GV nhận xét 
GV Em trả lời rất chính xác.
Vậy tỉ khối của khí A so với khí B là gì?
GV ghi công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B.
dA/B = 
GV hướng dẫn hs cách viết các đại lượng cho chính xác và yêu cầu hs viết vào vở.
GV gọi một hs đứng tại chỗ cho biết tên của các đại lượng trong công thức trên.
GV tỉ khối là đại lượng không có đơn vị mà chỉ là giá trị số vì khối lượng mol của khí A là gam/mol và khối lượng mol phân tử của khí B là gam/mol rút gọn hết cho nhau.
GV Một bạn đứng tại chỗ cho biết công thứ tính tỉ khối của khí hidro so với khí oxi
GV Dựa vào công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B, một bạn lên bảng viết công thức tính tỉ khối của khí B so với khí A; cho biết tên các đại lượng.
GV nhận xét:
GV công thức tính tỉ khối của một chất khí: chất khí nào nói trước thì khối lượng mol của nó đặt làm tử số, còn chất khí nào nói đến sau thì đặt làm mẫu số.
GV chỉ vào biểu thức tính tỉ khối và hỏi:
Công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B gồm mấy đại lượng?
Nếu biết 2 đại lượng có thể tính đại lượng còn lại không?
Vậy muốn tính khối lượng mol phân tử của khí A cần biết những đại lượng nào?
Một bạn đứng tại chỗ đọc công thức tính khối lượng mol phân tử của khí A khi biết hai đại lượng kia?
GV ghi vào phần bảng phụ.
GV nhận xét.
Vậy các em hãy cho biết ý nghĩa của công thức tính tỉ khối.
(Hoặc Dựa vào biểu thức trên một bạn hãy phát biểu thành lời?)
HS: đọc phần thông tư liệu trong sách hướng dẫn học trang 37.
HS trả lời câu hỏi:
DK: Người ta dùng tỉ khối của khí A so với khí B.
HS: DK Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol phân tử của khí A so với khối lượng mol phân tử của khí B.
HS khác nhắc lại
HS 1 em cho biết tên của các đại lượng trong công thưc
HS nêu được: 
 dA/B: tỉ khối của khí A so với khí B
MA: khối lượng mol phân tử của khí A.
MB: khối lượng mol phân tử của khí B.
HS một em nêu được công thức tính tỉ khối khí hidro so với khí oxi
 = 
HS lên bảng viết được biểu thức tính tỉ khối khí B so với khí A.
Dự kiến HS viết được:
dB/A = 
HS công thức có 3 đại lượng
HS Nếu biết 2 đại lượng có thể tính được đại lượng còn lại.
HS cần biết dA/B và MB
HS một đọc công thức tính
Dự kiến hs:
MA = dA/B. MB
HS một hs phát biểu, hs khác nhận xét, bổ sung.
DK: người ta có thể tính khối lượng mol phân tử của khí này khi biết tỉ khối của nó với khí đã biết khối lượng mol phân tử.
III. Tỉ khối khí.
1. Đọc tư liệu.
dA/B = 
Trong đó
+) dA/B: tỉ khối của khí A so với khí B
+) MA: khối lượng mol phân tử của khí A.
+) MB: khối lượng mol phân tử của khí B.
GV. Để khắc sâu kiến thức các em vừa tìm hiểu thầy mới các em cung tham gia một trò chơi.
GV thông báo luật chơi
Luật của trò chơi như sau:
GV chiếu luật chơi, yêu cầu một bạn đọc.
Mỗi dãy cử 3 bạn tham gia trò chơi tập trung thành hàng ở dãy giữa.
- Khi hiệu lệnh bắt đầu bạn thứ nhất lên thực hiện một phép tính.
- Sau khi bạn thứ nhất tính xong, bạn thứ hai tiếp tục lên thự hiện phép tính tiêp theo.
- Sau khi bạn thứ hai tính xong, bạn thứ ba tiếp tục lên thực hiện phép tính tiêp theo.
- Khi bạn thứ 3 tính xong thì dãy đó đã hoàn thành xong phần trò chơi của dãy mình.
Nếu nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
Nội dung trò chơi:
Hãy tính tỉ khối khí của các trường hợp sau: 
; ; 
BiỂU ĐiỂM CHẤM
- Phép tính thực hiện nếu ra số thập phân thì làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai.
- Mỗi ý sai trừ 0,25 điểm.
- Viết sai một kí hiệu trừ 0,25 điểm.
- Viết sai một đại lương trừ 0,25 điểm. 
 GV để tránh trường hợp nhìn bài của nhóm bạn thầy cử một bạn lên làm trọng tài cho trò chơi này. Và bạn trọng tài cũng công bố kết quả của trò chơi dựa vào luật chơi.
GV cùng bạn trọng tài chấm bài của hai nhóm và công bố kết quả của trò chơi.
GV nhận xét.
Qua trò chơi thầy nhận thấy các bạn được cử ra tham gia trò chơi rất tích cực tuy nhiên bạn . Còn chậm,  tính chậm nên nhóm này tính xong chậm hơn một chút so nhóm bạn. Các e cần lưu ý để các hoạt động sau làm tốt hơn.
GV để xác định được tỉ khối thì các em phải chú ý tính chính xác khối lượng mol phân tử của chất khí.
HS đọc luật chơi.
HS cử 3 bạn đại diện tham gia.
HS nhanh chóng lần lượt lên bảng thực hiện phép tính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
- Nắm được các khái niệm tỉ khối của khí A so với khí B là gì? Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
- Học sinh vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận về tỉ khối của khí A so với khí B. Tỉ khối của một khí bất kì so với không khí.
- Phân tích và đề xuất được cách giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, vận dụng việc đã thực hiện để trả lời câu hỏi.
Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Trình bày được các bài tính tỉ khối, tính khối lượng mol của khí X..
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV Thầy trò ta vừa tìm hiểu được tỉ khối của khí A so với khí B và biểu thức tính là
dA/B = 
Vậy vận dụng kiến thức này thầy trò ta đi làm một số bài tập sau:
GV chiếu đầu bài bài 1 lên, yêu cầu hs đọc.
Bài 1. Em hãy điền từ cần thiết vào chỗ trống trong kết luận sau: “Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số giữa (1).. của khí A và (2) của khí B”.
GV yêu cầu hs dựa vào phần kiến thức vừa học để điền.
GV nhận xét, đánh giá, động viên hs.
Các em đã nhớ rất tốt kiến thức của bài.
GV chiếu tiếp bài 2.
Bài 2. Chon đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A, hoặc B, hoặc C, hoặc D.
a) Tỉ khối của khí O2 so với khí H2 bằng
A. 8 gam	B. 16	
C. 16 gam	D. 0,0625
b) Tỉ khối của khí Y so với khí hidro bằng 32. Khối lượng mol phân tử của khí Y bằng.
A. 64 gam/mol	B. 64 gam	
C. 64 đvC	 D. 16 gam/mol.
GV Để xác định được kết quả của bài này thầy yêu cầu các em hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút. Sau thời gian này thầy mời một nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác cho biết ý kiến.
GV quan sát hoạt động của các nhóm, có thể hỏi học sinh
Nếu học sinh lúng túng chưa biết cách làm giáo viên có thể hỏi:
Để lựa chọn được đáp án đúng các em phải tính được khối lượng mol phân tử của khí oxi và khối lượng mol của khí hidro sau đó áp dụng công thức tính tỉ khối để tính.
ở ý (b) các em phải tính đc khối lượng mol của khí hidro và áp dụng công thức tìm khối lượng mol phân tử của chất khí khi biết 2 đại lượng kia để tính.
Sau 3 phút giáo viên gọi đại diện một nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm và nhóm khác cho biết ý kiến hoặc có thể hỏi câu hỏi mà nhóm còn băn khoăn để nhóm bạn hoặc bàn khác trả lơi giúp.
GV điều hành cho nhóm khác nhận xét và phỏng vấn.
GV chốt kết quả đúng. 
GV thầy hoàn toàn nhất trí với đáp án của các nhóm cũng như phần trả lời câu hỏi thắc mắc của nhóm các em đã nhớ và vận dụn kiến thức rất tốt vào để giải các bài tập. các em cần phát huy.
GV chiếu tiếp bài 3.
Bài 3. Khí X là hợp chất của cacbon và hidro có tỉ khối so với khí hidro bằng 14. Tính khối lượng mol phân tử khí X.
GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân để làm ra giấy, một học sinh lên bảng trình bày.
GV quan sát học sinh ở dưới lớp, có thể hỏi, gợi ý học sinh nếu học sinh lúng túng chưa biết cách làm hoặc làm sai.
GV gọi một học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, bổ sung nếu cần.
GV nhận xét, uốn nắn những phần hs làm sai hoặc viết chưa đúng.
GV đánh giá kết quả bài làm của học sinh trên bảng và yêu cầu hs về nhà làm vào vở.
GV chiếu bài 4 
Bài 4.
Thảo luận về tình huống sau: Bạn Vinh cho rằng có thể tích tỉ khối của khí A so với khí B bằng công thức: dA/B = , trong đó mA, mB là khối lượng của V thể tích khí A, B tương ứng ở cùng điều kiện. Ý kiến bạn Vinh là đúng hay sai? Giải thích?
GV để làm bài tập này thầy yêu cầu các em hãy hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút. Sau đó thầy sẽ gọi đại diện một cặp đứng tại chỗ trình bày kết quả của mình.
GV quan sát các cặp thảo luận
GV có thể gợi ý cho hs để xác định ý kiến của bạn Vinh đúng hay sai.
Các em thấy mA, mB là khối lượng không phải khối lượng mol nhưng chúng đều có V thể tích khí tức là thể tích khí của chúng bằng nhau.
GV Bạn nào có ý kiến khác và có bổ sung gì không.
GV Thầy hoàn toàn nhất trí với câu trả lời của bạn.
Vậy có thể so sánh khối lượng mol phân tử hoặc khối lượng của cùng một thể tích khí như nhau thì đều có thể áp dụng công thức tính tỉ khối khí được.
Gv: cho hs tính tỉ khối của khí hiđro so với không khí
Tính tỉ khối của khí CO2 so với không khí
Gv: giải thích quả bóng 1 bay lên, quả bóng 2 chìm xuống.
- HS đọc đầu bài.
HS hoạt động cá nhân để điền từ vào chỗ trống.
Một hs đứng tại chỗ đọc kết quả của mình, hs khác nhận xét, bổ sung
HS đọc đầu bài
HS hoạt động nhóm để lựa chon đáp án đúng.
HS hoạt động nhóm tính toán và thống nhất lựa chọn đáp án đúng
HS một nhóm trình bày kết quả của nhóm mình bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng mà nhóm đã thống nhất ở dưới nhóm.
HS nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn và phỏng vấn lại:
Mình đồng ý với kết quả của nhóm bạn. nhưng trong quá trình thảo luận nhóm mình còn băn khoăn với đáp án ở ý (a) và ý (b)
Tại sao ý (a) bạn lại chọn đáp án (B-16) mà không chọn đáp án (C-16 gam) tớ cũng thấy kết kết quả là cùng con số 16.
Và tại sao ý (b) nhóm bạn lại chọn đáp án (A- 64 gam/mol) mà không chọn đáp án B, C vì tớ thấy đáp án B, C cũng có số là 64.
HS nhóm trình bày có thể trả lời:
Tớ cảm ơn câu hỏi của nhóm bạn. Sau đây tớ trả lời cho cấu hỏi của bạn.
Ý (a) nhóm tớ chọn đáp án (B- 16) vì như các bạn đã biết tỉ khối không có đơn vị, còn đáp án (C- 16 gam) có đơn vị và là đơn vị của khối lượng.
Còn ý (b) nhóm tớ chọn đáp án (A- 64 gam/mol) vì đây là kết quả và đơn vị của khối lượng mol mà nhóm tớ không chọn đáp án (B- 64 gam) bởi đây chỉ đúng số mà không đúng đơn vị của khối lượng mol, còn đáp án (C- 64 đvC) đúng con số nhưng đơn vị lại là của phân tử khối.
Vậy câu trả lời của tớ đã thỏa mãn cho thắc mắc của nhóm bạn chưa.
HS Tớ cảm ơn phần trả lời của bạn, nó đã trả lời đầy đủ cho thắc mắc của nhóm mình.
HS Còn bạn nào có câu hỏi hoặc còn băn khoăn nào khác không?
HS đọc đầu bài.
HS một bạn lên bảng, hs còn lại làm ra giấy.
HS đọc đầu bài.
HS hoạt động cặp đôi, thống nhất trả lời.
HS đại diện một cặp trình bày kết quả cặp mình.
DK: Ý kiến của bạn Vinh đúng.
DK hs giải thích:
Ý kiến của bạn Vinh đúng.
Theo bài cho biết các khí ở cùng điều kiện và có V thể tích khí bằng nhau
Như kiến thức vừa học chúng ta biết: có thể so sánh khối lượng của các chất khí khác nhau có cùng thể tích bằng thỉ khối của khí A so với khí B.
Vậy có thể dùng công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B bằng công thức 
dA/B = 
2. Bài tập.
Bài 1.
Bài 2.
Bài 3
MH2 = 2 g/mol
MX = dX/H2. MH2 
 = 14.2
 = 28 (gam/mol) 
Vậy khối lượng mol của khí X là 
28 g/mol.
Bài 4.
D, E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu
- Biết vận dụng kiến thức vừa học giải thích các hiện tượng thực tế và đưa ra cách phòng tránh.
2. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân; Hoạt động chung toàn lớp.
3. Sản phẩm:
- Hiểu được các hiện tượng mà em đã gặp trong thực tế, giải thích được dựa vào kiến thức hóa học.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV chiếu tập tiếp theo
Bài 5. 
 Em và các bạn hãy tìm hiểu, quan sát các hình bên, kết hợp với hiểu biết của bản thân và cho biết: 
- Người ta đã có biện pháp gì để phát hiện sự rò rỉ gas? 
- Nếu phát hiện thấy rò rỉ khí gas trong phòng bếp kín thì cần phải làm gì?
GV yêu cầu hs quan sát hình bên kết hợn với hiểu biết của bản thân nêu ra những cánh để phát hiện rò rỉ khí gas.
Dựa vào hình nêu một số biện pháp cần làm nếu phát hiện sự rò rỉ gas trong phòng bếp tối.
GV có thể gọi một số hs nêu.
GV có thể gợi ý để có thể nêu nên một
 số cách phát hiện rò rỉ gas và việc cần làm để xử lý hợp lý.
GV Chiếu bài 6 yêu cầu học sinh đọc đầu bài.
Bài tập 6
Hãy tìm hiểu về khí cầu và chia sẻ với các bạn trong lớp:
a) Những loại khí có đặc điểm nào thì có thể được bơm vào trong khí cầu?
b) Nêu những ưu điểm, hạn chế của khí cầu so với các phương tiện vận chuyển khác.
GV hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng internet, viêt báo cáo tiết sau trình bày.
GV cho học sinh đọc phần hướng dẫn về nhà.
Nếu còn thời gian giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn clip về một số trường hợp tử vong do lâm vào những nới có khí độc.
HS đọc đầu bài.
HS quan sát các tranh trên máy chiếu, kết hợp hiểu biết bản thân hs nêu một số cách phát hiện hiện tượng rò rỉ khí gas.
HS nêu một số việc cần làm khi gặp trường hợp khí gas bị rò rỉ trong phòng bếp kín
Phát hiện rò rỉ gas:
- Ngửi mùi khí gas đặc trưng giống hơi xăng hoặc nhìn thấy hiện tượng tạo sương tuyết xung quanh điểm rò rỉ. Có thể dùng giẻ ướt, có tẩm nước xà phòng để lau nhẹ ống dẫn khí và vị trí gas rò rỉ sẽ xuất hiện bong bóng nhỏ. có thể phát hiện bằng âm thanh tại cụm van.
Nếu phát hiện khí gas rò rỉ ttrong phòng bếp kín thì cần phải:
- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
- Lập tức khóa van bình.
- Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
- Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.

File đính kèm:

  • dochoa 7 tiet 13 bai 6 oxit THM_12730358.doc
Giáo án liên quan