Kế hoạch dạy học trực tuyến Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau. Hs biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại
1. Hoạt động cơ bản:
a. Hoạt động 1:
- Yêu cầu các nhóm đọc mục tiêu bài học
b. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức giữa Học kì II.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống và củng cố kiến thức các bài đã học trong nửa đầu Học kì II.
* Cách tiến hành:
- Phụ huynh yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung các bài đã học trong nửa đầu Học kì II.
- Yêu cầu học sinh trình bày các kết quả thu hoạch được để phụ huynh nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
* Mục tiêu : Giúp HS xử lí các tình huống đơn giản.
- Phụ huynh cùng học sinh đóng vai một tình huống.
+ Tình huống 1 : Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển sách của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ
+ Tình huống 2 : Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại em sẽ
- Phụ huynh đánh giá và nhận xét.
+ Tình huống 3: Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày lễ.
+ Tình huống 4: Em muốn nhờ bạn lấy hộ quyển sách.
b. Hoạt động 2:
* Mục tiêu : Giúp HS trình bày cùng phụ huynh xử lí các tình huống đơn giản.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đóng vai theo cặp cùng người thân.
+ Tình huống 1: Bạn Nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
+ Tình huống 2: Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TỔ 2 TUẦN 25 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 17/4/2020) Ngày Môn Tên bài dạy Hình thức dạy Thứ hai 13/04/2020 Tiếng Việt Bài 25A: Em biết gì về sông biển. - GVCN gửi bài qua zalo PHHS của lớp vào lúc 8 giờ mỗi sáng. - GVCN nhận phản hồi kết quả từ Zalo của từng phụ huynh sau mỗi ngày. Toán Bài 71: Bảng chia 5. Một phần năm. Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa HKII. Thứ ba 14/04/2020 Tiếng Việt Bài 25B: Sông biển và cuộc sống của chúng ta. Toán Bài 72: Luyện tập. Thứ tư 15/04/2020 Tiếng Việt Bài 25B: Sông biển và cuộc sống của chúng ta. Toán Bài 73: Giờ, phút. Thực hành xem đồng hồ. TNXH Bài 12: Cây sống ở đâu? Thứ năm 16/04/2020 Tiếng Việt Bài 25C: Em thích nhất loài chim nào? Toán Bài 73: Giờ, phút. Thực hành xem đồng hồ. Thứ sáu 17/04/2020 Tiếng Việt Bài 25C: Em thích nhất loài chim nào? Toán Bài 74: Luyện tập. TTCM KT. HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG Thứ hai, ngày 13 tháng 04 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 25A: EM BIẾT GÌ VỀ SÔNG BIỂN ? (Tiết 1, 2, 3), (trang 61,62, 63, 64) *Mục tiêu: đọc từ 2 đến 3 lần. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Câu 1: Em hãy nói những điều em biết về sông biển cho cha, mẹ nghe. Câu 2, 3, 4, 5: Mỗi câu em đọc đi đọc lại nhiều lần. Riêng câu 5 em đọc lại cả bài 2 lần (em cố gắng đọc cho hay nhé) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Câu 1(có 5 câu a, b, c, d, e): Trước khi trả lời câu hỏi a em phải đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn 1. sSau đó em đọc câu hỏi (3 hoặc 4 lần). Suy nghĩ và tra3 lời cho cha mẹ nghe. *Tương tự câu a, em hãy thực hiện tiếp câu b, c, d, e em nhé. Câu 2: Em đọc nhiều lần câu hỏi, sau đó và tìm một câu trả lời đúng (câu a, b hoặc c). Em lấy bút chì khooanh vào sách câu trả lời của em. Câu 3: Em đọc đi đọc lại nhiều lần. Lưu ý nhất câu mẫu (khung màu xanh). -Dựa vào câu mẫu, trong cuộc sống hằng ngày đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em em phải nói và đáp lời cho phù hợp, lệ phép và ngoan ngoãn nhé. Câu 4: Có 3 câu, em hãy đọc và suy nghĩ rồi trả lời cho cha mẹ nghe nhé. -PH lưu ý dùm: +Câu 1: suối. +Câu 2: ao hoặc hồ. +Câu 3: sông. Câu 5: Các em lấy bút chì đọc kỹ từng từ trong ô màu xanh và ô màu cam sậm sau đó em nối 1 từ màu này với 1 từ màu kia cho phù hợp nhé. Thầy ví dụ: nước biển ( nước biển ) Sau khi làm bút chì trong sách em lấy vở ra, kẻ ngang qua và viết như sau: Thứ hai, ngày 13 tháng tư năm 2020. Tiếng Việt Bài 25A: Em biết gì về sông biển ? Câu 5: Các từ ghép được là: nước biển, ., ., (em tự ghi ra nhé) Câu 6: Em hãy quan sát tranh, suy nghĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần câu hỏi và trả lời cho cha mẹ nghe nhé. Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2020 Toán BÀI 71. BẢNG CHIA 5. MỘT PHẦN 5 (TIẾT 2) Mục tiêu - Vận dụng được bảng chia 5 trong tính toán - Nhận biết được một phần 5 B. Hoạt động thực hành 1. Tính nhẩm - HS làm bằng bút chì vào sách - Cần lưu ý không để học sinh nhìn vào các bảng nhân, chia có sẵn, để học sinh tự nhớ và làm. 2. Giải bài toán - HS đọc đề nhiều lần (trên 3 lần), trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? (Có 35 quyển vở, chia đều cho 5 bạn) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi mỗi bạn được mấy quyển vở?) + Để giải được bài toán này, ta thực hiện phép tính gì? (Phép chia) - Học sinh tự giải vào vở - Bài giải gợi ý: Số quyển vở mỗi bạn được là: 35 : 5 = 7 (quyển) Đáp số: 7 quyển vở 3. Đã tô màu vào 1/5 hình nào? - HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái dưới hình đã tô màu một phần năm hình đó, có thể khoanh nhiều chữ cái. - Lưu ý: một phần năm nghĩa là một hình được chia thành 5 phần bằng nhau, chọn (tô màu) một phần. Có thể hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi: + Hình này được chia làm mấy phần bằng nhau? + Người ta tô màu mấy phần? - Hình cần chọn: A, B, D Thứ hai, ngày 13 tháng 04 năm 2020 ĐẠO ĐỨC Chủ điểm: Ôn tập Thực hành kĩ năng Giữa học kì Hai I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau. Hs biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại 1. Hoạt động cơ bản: a. Hoạt động 1: - Yêu cầu các nhóm đọc mục tiêu bài học b. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức giữa Học kì II. * Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống và củng cố kiến thức các bài đã học trong nửa đầu Học kì II. * Cách tiến hành: - Phụ huynh yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung các bài đã học trong nửa đầu Học kì II. - Yêu cầu học sinh trình bày các kết quả thu hoạch được để phụ huynh nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động thực hành: a. Hoạt động 1: Xử lí tình huống * Mục tiêu : Giúp HS xử lí các tình huống đơn giản. - Phụ huynh cùng học sinh đóng vai một tình huống. + Tình huống 1 : Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển sách của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ + Tình huống 2 : Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại em sẽ - Phụ huynh đánh giá và nhận xét. + Tình huống 3: Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày lễ. + Tình huống 4: Em muốn nhờ bạn lấy hộ quyển sách. b. Hoạt động 2: * Mục tiêu : Giúp HS trình bày cùng phụ huynh xử lí các tình huống đơn giản. * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS đóng vai theo cặp cùng người thân. + Tình huống 1: Bạn Nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ. + Tình huống 2: Một người gọi nhầm số máy nhà Nam. Thứ ba, ngày 14 tháng 04 năm 2020. TIẾNG VIỆT BÀI 25B: SÔNG BIỂN VÀ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA (Tiết 1, 2) (trang 65, 66, 67, 68) *Mục tiêu: Đọc từ 2 đến 3 lần. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Câu 1: Dựa vào câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, em sắp xếp các tranh đúng với nội dung câu chuyện cho mẹ nghe. Câu 2: Em đọc lại câu chuyện cho hay nhé. Câu 3, 4: Em luyện viết chữ hoa V vào bảng con hoặc vào vở. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Câu 1: Thầy chọn câu a (bỏ câu b). -Em lấy bút chì làm vào sách, sau đó lấy vở trắng ra va2 viết như sau: Thứ ba, ngày 14 tháng 04 năm 2020. Tiếng Việt Bài 25B: Sông biển và cuộc sống của chúng ta. Câu 1a: Điền vào chỗ trống tr, ch? - chép, trôi, trắm. - trê, chim, chuồn. Câu 2: Em nhờ cha hoặc mẹ đọc và viết vào vở đoạn từ: "Hùng Vương thứ mười tám đến cầu hôn công chúa", viết như sau: Nghe viết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2020 Toán BÀI 72. LUYỆN TẬP Mục tiêu - Vận dụng được bảng chia 5 trong tính toán A. Hoạt động thực hành 1. Tính nhẩm - HS làm bằng bút chì vào sách - Cần lưu ý không để học sinh nhìn vào các bảng nhân, chia có sẵn, để học sinh tự nhớ và làm. 2. Giải bài toán - HS đọc đề nhiều lần (trên 3 lần), trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? (Có 25 quả hồng, chia đều vào 5 dĩa) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi mỗi dĩa có mấy quả hồng?) + Để giải được bài toán này, ta thực hiện phép tính gì? (Phép chia) - Học sinh tự giải vào vở - Bài giải gợi ý: Số quả hồng mỗi dĩa có: 25 : 5 = 5 (quả) Đáp số: 5 quả hồng 3. Đã tô màu vào 1/5 hình nào? - HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái dưới hình đã tô màu một phần năm hình đó, có thể khoanh nhiều chữ cái. - Lưu ý: một phần năm nghĩa là một hình được chia thành 5 phần bằng nhau, chọn (tô màu) một phần. Có thể hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi: + Hình này được chia làm mấy phần bằng nhau? + Người ta tô màu mấy phần? - Hình cần chọn: A, B, D Thứ tư, ngày 15 tháng 04 năm 2020. TIẾNG VIỆT BÀI 25B: SÔNG BIỂN VÀ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA (Tiết 3) Câu 3: Em lấy bút chì, viết tên con vật dưới bức tranh (câu a) và viết tên đồ vật dưới tranh nhé (câu b). Câu 4: Em đọc câu hỏi nhiều lần sau đó dựa vào câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, e, lấy bút chì viết lời đáp sau chữ Vì.. Câu 5: Em đọc câu hỏi nhiều lần, suy nghĩ rồi trả lời cho mẹ nghe. Sau đo1 lấy vở và ghi như sau: Câu 5: Hỏi - Đáp với ca6u hỏi Vì sao? -Hỏi: Vì sao mọi người cần biết bơi? -Đáp:. (Em tự ghi ra nhé). Câu 6: Em nhìn tranh, lấy bút chì ra điền từ thích hợp dưới tranh nhé. *PH lưu ý: + tranh 1: sông + tranh 2: suối + tranh 3: thác + tranh 4: kênh Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2020 Toán BÀI 73. GIỜ, PHÚT. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾT 1) Mục tiêu - Em biết 1 giờ có 60 phút - Em xem được đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6 - Em biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút A. Hoạt động cơ bản 1. Thực hiện các hoạt động sau: - HS sử dụng đồng hồ có kim để thực hiện theo hướng dẫn trong sách 2. Thực hiện các hoạt động sau: - HS sử dụng đồng hồ có kim để thực hiện theo hướng dẫn trong sách - Hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận sau yêu cầu c: Kim ngắn đi hết 60 vạch (tương ứng với 60 phút) thì kim dài đi được 1 số (tương ứng với 1 giờ). Vậy ta có: 1 giờ bằng 60 phút. 3. Đọc kĩ nội dung sau - HS đọc nội dung trong sách. - Lưu ý học kĩ: + 1 giờ = 60 phút + Kim phút chỉ số 12 à giờ đúng (không cần đọc phút) + Kim phút chỉ số 3 à 15 phút + Kim phút chỉ số 6 à 30 phút (rưỡi) 4. Chơi trò chơi “Ai đọc đúng giờ” - HS nhìn vào sách tự đọc giờ của cả 4 đồng hồ trong hình - Phụ huynh có thể sử dụng đồng hồ thật và xoay kim phút chỉ số 12, 3, 6, kim giờ chỉ số bất kì để đố học sinh. Thứ tư, ngày 15 tháng 04 năm 2020. TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BÀI 12. CÂY SỐNG Ở ĐÂU? (TIẾT 1) Mục tiêu - Kể được tên một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước - Nhận biết được ích lợi của cây đối với con người. - Yêu quý và bảo vệ cây. A. Hoạt động cơ bản 1. Lần lượt hỏi và nghe bạn trả lời. - HS đọc câu hỏi trong sách và trả lời - Phụ huynh giúp đỡ học sinh xác định thông tin học sinh nêu ra là đúng hay sai. - Gợi ý: + Cây sống trên cạn: bàng, phượng, mai, cau, khế, thanh long, + Cây sống dưới nước: hoa sen, hoa súng, rau nhút, rau muống, rong, rêu, lúa nước, bèo, 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện lần lượt theo các yêu cầu trong sách. - Phụ huynh giúp đỡ học sinh xác định thông tin học sinh nêu ra đã phù hợp chưa. - Gợi ý: + Cây sống trên cạn: cây bắp (hình 2), cây thanh long (hình 5) + Cây sống dưới nước: cây hoa sen (hình 3), cây rong (hình 4) + Câu c: chúng sẽ chết vì nơi đó không phải là nơi sống của chúng, không có đủ các điều kiện để cây có thể sống được. 3. Tìm hiểu cây ở sân trường (không thực hiện) 4. Hoàn thành bảng học tập (thực hiện tích hợp với nhiệm vụ 5) 5. Cùng thực hiện a) Kẻ bảng 2 giống như bảng 1 - HS dùng bảng 1 ở nhiệm vụ 4, không cần kẻ thêm bảng b) Quan sát các cây trong hình dưới đây HS quan sát các cây trong hình nhiệm vụ 5 (sách trang 52) c) Viết tên các cây vào cột 1 của bảng - HS dùng bút chì viết tên các cây đã quan sát trong hình của nhiệm vụ 5 vào bảng 1 của nhiệm vụ 4, không viết cây lúa vì cây lúa đã được viết rồi. - Sau khi viết thêm 5 tên cây thì sẽ còn dư 1 dòng, HS viết tên 1 loài cây bất kì mà em thích vào dòng đó. d) Đánh dấu x và điên thông tin vào các cột còn lại - HS dùng bút chì đánh dấu x và điền thông tin vào các cột còn lại phù hợp với loài cây đã viết, HS có thể viết nhiều hơn 1 ích lợi cho mỗi cây. - Gợi ý một số lợi ích của cây: cung cấp lương thực, cung cấp thực phẩm, lấy gỗ, toả bóng mát, làm thuốc, trang trí, Thứ năm, ngày 16 tháng 04 năm 2020. TIẾNG VIỆT BÀI 25C: VÌ SAO SÔNG BIỂN ĐÁNG YÊU ĐẾN THẾ? (Tiết 1) *Mục tiêu: Đọc từ 2 đến 3 lần HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Câu 1: Em đọc câu hỏi 2 lần, sau đó nói cha mẹ nghe nhé. Câu 2, 3: Em đọc mỗi câu 3 hoặc 4 lần. Câu 4: Em đọc mỗi câu hỏi từ 3 đến 4 lần sau đó suy nghĩ trả lời cho cha mẹ nghe nhé. Câu 5: Em học cho thuộc bài thơ. Câu 6: Em đọc nhiều lần băng giấy xanh, nhiều lần băng giấy hồng, suy nghĩ nối một băng xanh với một băng hồng sau cho phù hợp. Sau đó em lấy vở trắng ra và viết là: Thứ năm, ngày 16 tháng 04 năm 2020. Tiếng Việt Bài 25C: Vì sao sông biển đáng yêu đến thế? Câu 6: Câu ghép được là: Thâỳ ví dụ: Con thuyền trôi được vì có. Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2020 Toán BÀI 73. GIỜ, PHÚT. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾT 2) Mục tiêu - Em biết 1 giờ có 60 phút - Em xem được đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6 - Em biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút B. Hoạt động thực hành 1. Mỗi đồng hồ chỉ thời gian nào đã cho dưới đây: - HS xem đồng hồ và đọc giờ - Dùng thước và bút chì nối thời gian với đồng hồ thích hợp 2. Viết tiếp vào chỗ chấm - HS xem đồng hồ - HS dùng bút chì viết tiếp giờ trên đồng hồ xuống các câu còn trống bên dưới - Lưu ý: + Cần cho học sinh viết đủ đơn vị. Ví dụ: 8 giờ 30 phút hoặc 8 giờ rưỡi, không viết 8 giờ 30 (không có chữ phút). + Cần dựa vào đề bài để ghi giờ phù hợp theo kiểu giờ 12 giờ hay 24 giờ Sau dấu nếu đề bài có ghi buổi ( trưa, chiều, tối, đêm,..) thì ghi theo kiểu 12 giờ Sau dấu nếu đề bài không ghi gì thì ghi theo kiểu 24 giờ Ví dụ: câu c (16 giờ 15 phút), câu d (10 giờ đêm) 3. Tính (theo mẫu) - HS tính nhẩm và ghi kết quả bằng bút chì vào sách. - Lưu ý: ghi đủ đơn vị. Ví dụ : 2 giờ + 3 giờ = 5 giờ, không ghi 2 giờ + 3 giờ = 5 4. Trả lời câu hỏi - HS đọc câu hỏi và trả lời. Ghi câu trả lời vào vở. - Lưu ý: + Cần gợi ý để HS làm rõ 2 khái niệm: sớm, muộn Sớm hơn thì giờ nhỏ hơn hay lớn hơn? (nhỏ) Muộn hơn thì giờ nhỏ hơn hay lớn hơn? (lớn) + Cần trả lời tròn câu Gợi ý câu trả lời: - Hà đến trường sớm hơn. - Quyên đi ngủ muộn hơn 5. Quan sát tranh dưới dây rồi điền các lời kể (a, b, c, d) vào ô trống ở mỗi góc tranh cho đúng trình tự thời gian của một chuyến du lịch: - HS đọc các câu a, b, c, d và quan sát 4 bức tranh - HS xác định việc làm và thời gian thích hợp với từng bức tranh và dùng bút chì ghi a, b, c, d vào dưới mỗi bức tranh cho phù hợp. VD: a) Chúng tôi ăn sáng lúc 6 giờ. Bức tranh số 4 thể hiện việc ăn sáng nên ta viết chữ a vào dưới bức tranh 4. Thứ sáu, ngày 17 tháng 04 năm 2020. TIẾNG VIỆT BÀI 25C: VÌ SAO SÔNG BIỂN ĐÁNG YÊU ĐẾN THẾ? (Tiết 2, 3) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Câu 1: Em viết tiếp theo vào vở là: Nhớ viết Bé nhìn biển. Em tự ghi ra. Câu 2: Thầy chọn câu a, e, lấy bút chì viết tên vật, tên con vật vào dưới tranh. Câu 3: Em đọc ca6u hỏi nhiều lần sau đó em nói lời đáp cho mẹ nghe nhé. Câu 4, 5: Em suy nghĩ nói về cảnh biển cho mẹ nghe nhé. Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2020 Toán BÀI 74. LUYỆN TẬP Mục tiêu - Em xem được đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6 - Em trả lời đúng câu hỏi “lúc nào?” A. Hoạt động thực hành 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: - HS đọc câu hỏi, xem đồng hồ và trả lời. Ghi câu trả lời vào vở. - Lưu ý: Cần trả lời tròn câu, viết đủ đơn vị. Ví dụ: Gà gáy lúc 5 giờ, không nên viết 5 giờ. An cùng các bạn đến trường lúc 7 giờ 15 phút, không nên viết An cùng các bạn đến trường lúc 7 giờ 15 (không ghi phút) hay chỉ viết 7 giờ 15 phút là chưa chính xác. 2. Viết tiếp vào chỗ chấm - HS xem đồng hồ - HS dùng bút chì viết giờ trên đồng hồ xuống chỗ trống bên dưới mỗi đồng hồ - Lưu ý: Cần cho học sinh viết đủ đơn vị. Ví dụ: 1 giờ 30 phút hoặc 1 giờ rưỡi, không viết 1 giờ 30 (không có chữ phút). 3. Nối mỗi công việc với giờ thích hợp - HS xem đồng hồ và đọc giờ - Dùng thước và bút chì nối thời gian với đồng hồ thích hợp
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_truc_tuyen_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc