Kế hoạch dạy học theo chủ để môn Toán Lớp 8 - Chủ đề: Các trường hợp đồng dạng của tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Hồng Phong
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm vững nội dung định lí và hiểu được cách chứng minh định lí.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí để nhận biết các cặp tam giác đồng dạng.
3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, chủ động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. Năng lực ngôn ngữ
B. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, compa, câu hỏi, bài tập
HS: Ôn tập các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Thước, bảng phụ
C. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Hoạt động khởi động
a) Phát biểu định nghĩa và định lí
b) Cho ABC; A'B'C' có kích thước như hình vẽ. Hỏi hai tam giác ABC và A'B'C' có đồng dạng với nhau không?
PHÒNG GD & ĐT SÓC TRĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Lê Hồng Phong Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC” Năm học 2019 - 2020 Tổ: TOÁN BƯỚC 1. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC I. Xác định tên chủ đề: Các trường hợp đồng dạng của tam giác 1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: Chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học Tiết 42: Trường hợp đồng dạng thứ nhất. Tiết 43: Trường hợp đồng dạng thứ hai. Tiết 44: Trường hợp đồng dạng thứ ba. Tiết 45: Luyện tập. 2. Mục tiêu chủ đề: 2.1. Về kiến thức: - Học sinh biết được định lí về ba trường hợp đồng dạng của tam giác, biết được các bước để chứng minh mỗi định lí. 2.2. Về kỹ năng: - Học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng ba định lí để nhận biết các cặp tam giác đồng dạng với nhau, sắp xếp các đỉnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng, lập ra các tỉ số thích hợp để từ đó tính ra được độ dài các đoạn thẳng trong các hình vẽ ở phần bài tập. 2.3. Về thái độ: - Học sinh rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình, chứng minh, rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn. - Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tế. - Tinh thần hợp tác nhóm, rèn tính độc lập, sáng tạo. 2.4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: Suy luận để tìm ra các bước chứng minh các định lí, suy được tỉ số chu vi của hai tam giác đồng dạng, ... - Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học: Tam giác đồng dạng, tỉ số đồng dạng, tỉ số chu vi, tỉ số diện tích, ... - Năng lực giao tiếp: trong hoạt động nhóm. 3. Phương tiện: 3.1 Giáo viên: - Máy chiếu, thước thẳng, ê ke - Phiếu học tập 3.2 Học sinh: - Đọc và tìm hiểu bài trước tại nhà - Ôn lại các kiến thức định lý Talét, định lý đảo và hệ quả Định lý Talét, các trường hợp bằng nhau của tam giác. - Thước thẳng, êke, bảng nhóm 4. Các nội dung chính của chủ đề: Tiết 1: Trường hợp đồng dạng thứ nhất. Tiết 2: Trường hợp đồng dạng thứ hai. Tiết 3: Trường hợp đồng dạng thứ ba. Tiết 4: Luyện tập BƯỚC 2: BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP 4.1. Bảng mô tả NỘI DUNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO 1. Trường hợp đồng dạng thứ nhất. HS nêu được định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất Câu hỏi 1.1.1 HS nhận ra được hai tam giác đồng dạng khi biết độ dài các cạnh Câu hỏi 1.1.2 HS chứng minh được hai tam giác đồng dạng theo trường hợp thứ nhất Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đồng dạng. Câu hỏi 1.1.3 Câu hỏi 1.1.4 HS chứng minh được hai tam giác đồng dạng theo trường hợp thứ nhất Câu hỏi 1.1.5 2. Trường hợp đồng dạng thứ hai. HS nêu được định lí về trường hợp đồng dạng thứ hai Câu hỏi 1.2.1 HS nhận ra được hai tam giác đồng dạng theo trường hợp đồng dạng thứ hai Câu hỏi 1.2.2 Câu hỏi 1.2.3 HS chứng minh được hai góc bằng nhau, tính độ dài đoạn thẳng thông qua việc chứng minh hai tam giác đồng dạng theo trường hợp thứ hai Câu hỏi 1.2.4 1.2.6 HS chứng minh được mối quan hệ giữa hai góc của tam giác khi biết độ dài các cạnh. Chứng minh được tỉ số hai đường trung tuyến tương ứng bằng tỉ số đồng dạng. Câu hỏi 1.2.5 3. Trường hợp đồng dạng thứ ba. HS nêu được định lí về trường hợp đồng dạng thứ ba. Câu hỏi 1.3.1 HS nhận ra được hai tam giác đồng dạng theo trường hợp đồng dạng thứ ba. Câu hỏi 1.3.2 Câu hỏi 1.3.3 HS chứng minh được các hệ thức thông qua việc chứng minh tam giác đồng dạng. Tính độ dài cạnh. Câu hỏi 1.3.4 HS chứng minh được tỉ lệ thức, bất đẳng thức thông qua việc chứng minh tam giác đồng dạng. Câu hỏi 1.3.5 4. Luyện tập HS nêu được định lí 3 trường hợp đồng dạng của tam giác HS tìm được độ dài của 1 cạnh khi biết hai tam giác đồng dạng Câu hỏi 1.4.1; Chứng minh được hai tam giác dạng. Tính độ dài cạnh Câu hỏi 1.4.2; Câu hỏi 1.4.3 HS chứng minh được tỉ lệ thức, bất đẳng thức thông qua việc chứng minh tam giác đồng dạng. Câu hỏi 1.4.4 4.2. Câu hỏi/ Bài tập: Tiết 1: Trường hợp đồng dạng thứ nhất Câu hỏi 1.1.1: Phát biểu trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c). Câu hỏi 1.1.2: ?2 (SGK trang 74) Câu hỏi 1.1.4: Bài tập 30 (SGK trang 75) Câu hỏi 1.1.5: Cho tam giác ABC vuông tại A, AC = 4 cm, BC = 6cm. Kẻ tia Cx vuông góc với BC (tia Cx và điểm A nằm khác phía với đường thẳng BC). Lấy trên Cx điểm D sao cho BD = 9 cm. Chứng minh BD // AC Tiết 2: Trường hợp đồng dạng thứ hai Câu hỏi 1.2.1: Phát biểu trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c). Câu hỏi 1.2.2: ?1 (SGK trang 75) Câu hỏi 1.2.3: ?2 (SGK trang 76) Câu hỏi 1.2.4: ?3 (SGK trang 77) Câu hỏi 1.2.5: Bài tập 32 (SGK trang 77) Câu hỏi 1.2.6: Chứng minh rằng nếu tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k thì tỉ số của hai đường trung tuyến tương ứng của hai tam giác đó cũng bằng k. Tiết 3: Trường hợp đồng dạng thứ ba Câu hỏi 1.3.1: Phát biểu trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g). Câu hỏi 1.3.2: ?1 (SGK trang 78) Câu hỏi 1.3.3: ?2 (SGK trang 79) Câu hỏi 1.3.4: Tính độ dài x của đoạn thẳng BD trong hình 43. Biết ABCD là hình thang (AB//CD) ; AB = 12,5 cm; CD = 28,5 cm ; Câu hỏi 1.3.5: Tìm các dấu hiệu để nhận biết hai tam giác cân đồng dạng Nêu các dấu hiệu nhạn biết hai tam giác vuông đồng dạng Tiết 4: Luyện tập Câu hỏi 1.4.1: Phát biểu 3 trường hợp đồng dạng của tam giác Câu hỏi 1.4.2: Bài tập 38 (SGK trang 79) Câu hỏi 1.4.3: Bài tập 39 (SGK trang 79) Câu hỏi 1.4.4: Bài tập 44 (SGK trang 80) BƯỚC 3: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tuần 24 Ngày soạn: Tiết 42 Ngày dạy : Tiết 1: TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ NHẤT A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm vững nội dung định lí và hiểu được cách chứng minh định lí. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí để nhận biết các cặp tam giác đồng dạng. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, chủ động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. Năng lực ngôn ngữ B. Chuẩn bị GV: Thước thẳng, compa, câu hỏi, bài tập HS: Ôn tập các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác Thước, bảng phụ C. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Hoạt động khởi động a) Phát biểu định nghĩa và định lí b) Cho ABC; A'B'C' có kích thước như hình vẽ. Hỏi hai tam giác ABC và A'B'C' có đồng dạng với nhau không? Điền vào ô trống ()để hoàn thiện lời giải: - Lấy M trên AB sao cho AM = 1,5 cm. Qua M kẻ đường thẳng song song với BC cắt cạnh AC tại N Vì MN// BC nên AMN .. (1) Suy ra Vậy AMN = .. (c.c.c) Suy ra AMN .. (2) Từ (1) (2) suy ra ABC A’B’C’ 3. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các tam giác ABC; AMN; A’B’C’ ?Qua bài tập trên cho ta dự đoán gì ? Đó chính là nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất ? GV vẽ hình trên bảng, yêu cầu HS viết GT, KL - GV phân tích cách chứng minh định lí trong SGK: + Bước 1: tạo ra AMN = A’B’C’ +Bước 2: Chứng minh AMN ABC A’B’C’ ABC. - Yêu cầu HS làm ?2. HS hoạt động nhóm GV gọi 1 đại diện nhóm trả lời. => Nhận xét. GV chốt. 1. Định lí ( trang 73) Nếu ba cạnh tam giác này tỉ lệ với ba cạnh tam giác kia thì hai tam giác đồng dạng GT ABC; A'B'C' KL A'B'C' ABC Chứng minh: SGK tr. 73 2. Áp dụng ?2 ABC và DFE có: ABC DFE (c.c.c) 4. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung -Phát biểu trường hợp đồng dạng thứ nhất. -Làm BT 29 (SGK tr. 74) Làm BT 30 (SGK tr. 74) a)Ta có : ABC A’B’C’. b)Tính tỉ số chu vi Cách 1: PABC = AB + BC + CA = 6 + 12 + 9 = 27 (cm) PA’B’C’ = A’B’ + B’C’ +C’A’ = 4 + 8 + 6 = 18 (cm) Cách 2:ABC A’B’C’ theo tỉ số đồng dạng k = 3/2 Theo kết quả BT 28 (SGK tr 72) ta có: Chu vi tam giác ABC là: AB + BC + CA = 3 + 7 + 5 = 15 (cm) ΔA’B’C’ ΔABC 5. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng Hoạt động của GV và HS Nội dung - Cho tam giác ABC vuông tại A, AC = 4 cm, BC = 6cm. Kẻ tia Cx vuông góc với BC (tia Cx và điểm A nằm khác phía với đường thẳng BC). Lấy trên Cx điểm D sao cho BD = 9 cm. Chứng minh BD // AC Hướng dẫn: Tính Δ ABC Δ CDB (c.c.c) ( so le trong) Nên BD // AC D. Dặn dò: Nắm vững định lý trường hợp đồng dạng thứ nhất tam giác Bài tập về nhà 31 SGk, 29, 30, 31 SBT trang 71 Xem trước bài Trường hợp đồng dạng thứ hai tam giác Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 43 Ngày dạy : §6. TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ HAI A- Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm vững nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ 2 và biết cách chứng minh định lí. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí để nhận biết các cặp tam giác đồng dạng và tính độ dài các cạnh của tam giác. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, chủ động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. B- Chuẩn bị GV: Thước thẳng, compa, câu hỏi, bài tập HS: Ôn tập các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác Thước, bảng phụ C- Các bước lên lớp I. Ổn định tổ chức lớp II. Hoạt động khởi động Phát biểu định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất. Cho tam giác ABC và DEF có các kích thước : Nhóm 1: Vậy = Nhóm 2: Đo và tính Nhóm 3: So sánh với các tỉ số trên và dự đoán sự đồng dạng của hai tam giác ABC và DEF. III. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Như vậy bằng đo đạt ta thấy tam giác ABC và tam giac DEF có hai cạnh tương ứng tỉ lệ và cặp góc tạo bởi các cạnh đó bằng nhau thì sẽ đồng dạng. Ta sẽ chứng minh trường hợp đồng dạng này một cách tổng quát - 1 HS đọc định lí – SGK. ? Vẽ hình và ghi GT–KL của định lí. - HS làm vào vở. - GV hướng dẫn chứng minh theo 2 bước: + Bước 1: tạo ra AMN = A’B’C’. + Bước 2: chứng minh AMN ABC. - GV nhấn mạnh các bước chứng minh định lí - Trở về bài tập ?1 . Hãy giải thích tại sao ABC và DEF đồng dạng - Làm ?2. ? Hãy chỉ ra cặp tam giác đồng dạng và giải thích. - Làm ?3. 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu, còn lại vẽ vào vở. => Nhận xét. ? ABC và AED có đồng dạng với nhau không ? Chứng minh ABC AED. - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày. - HS khác làm vào vở. => Nhận xét. - GV tổng kết. 1. Định lí : SGK GT ABC, A’B’C’ KL A'B'C' ABC Chứng minh: SGK tr. 76. Xét ABC và DEF có: ABC DEF (c.g.c) 2. Áp dụng ?2 Xét ABC và DEF có: ABC DEF (c.g.c) ?3 Ta có: Xét ABC và AED có: AED ABC (c.g.c) IV. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bài 32 trang 77 GV yêu HS hoạt động theo nhóm để giải bài tập GV quan sát và kiểm tra các nhóm hoạt động GV nhận xét bài làm của nhóm a) Ta có Xét OCB và OAD Vậy OCB OAD (c.g.c) b) OCB OAD nên ( hai góc tương ứng) Xét IAB và ICD có ( đối đỉnh) ( vì tổng ba goc trong tam giác bằng 1800) Vậy IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một V. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (2 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung Chứng minh rằng nếu hai tam giác đồng dạng thì tỉ số hai đường trung tuyến tương ứng bằng số đồng dạng Gọi AM và A’M’ lần lượt là trung tuyến của ABC và A’B’C’. Từ ABC A’B’C’ ABM A’B’M’ (c.g.c) D. Dặn dò: Nắm vững định lý trường hợp đồng dạng thứ hai tam giác Bài tập về nhà 34 SGk, 35, 36 SBT trang 72 Xem trước bài Trường hợp đồng dạng thứ ba tam giác Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 44 Ngày dạy : §7. TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ BA A- Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm vững nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ 2 và biết cách chứng minh định lí. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí để nhận biết các cặp tam giác đồng dạng và tính độ dài các cạnh của tam giác. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, chủ động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. B- Chuẩn bị GV: Thước thẳng, compa, câu hỏi, bài tập HS: Ôn tập các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác Thước, bảng phụ C- Các bước lên lớp I. Hoạt động khởi động Câu 1. Phát biểu định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất và trường hợp đồng dạng thứ hai của hai tam giác. Câu 2. Điền các nội dung thích hợp vào chỗ trống để được các khẳng định đúng về hai tam giác đồng dạng 1/. Tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có 2/. Tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có góc A bằng góc A’ Suy ra Đặt vấn đề : Vậy không cần đo độ dài các cạnh hay dựa vào tỉ số giữa các cạnh ta vẫn có thể kết luận hai tam giác đồng dạng với nhau được hay không. Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nau. II. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. GV : Yêu cầu HS đọc đề bài toán HS : HS xem SGK đọc đề cẩn thận GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở HS: Thực hiện GV: Yêu cầu HS cho biết GT, KL của bài toán GV : Gợi ý phương pháp chứng minh dựa theo hai trường hợp thứ nhất và thứ hai GV : Ta cần tạo ra một tam giác mới bằng tam giác A’B’C’ bằng cách nào ? HS : Trên tian AB đặt đoạn AM sao cho AM = A’B’. Từ M dựng MN//BC cắt AC tại N. Ta được tam giác AMN cần tạo ra GV: Khi MN//BC thì ta được hai tam giác nào đồng dạng với nhau? HS: Hai tam giác AMN và ABC đồng dạng với nhau GV: Yêu cầu HS chứng minh hai tam giác AMN và A’B’C’ bằng nhau HS: Lên bảng trình bày theo gợi ý của GV GV: Điểu chỉnh và sửa chữa cho hoàn thiện GV: Từ kết quả chứng minh trên. GV nhấn mạnh nội dung hai bước chứng minh định lí (cho cả ba trường hợp đồng dạng) là: - Tạo ra DAMN ∽ DABC. - C/ minh DAMN = DA’B’C’ GV: Giới thiệu nội dung định lí 1. Định lí: a) Bài toán: (SGK. 77) GT DABC, DA’B’C’ KL DA’B’C’∽ DABC. Chứng minh: ( Xem Sgk) Đặt trên tia AB đoạn thẳng AM = A’B’. Qua M kẻ đường thẳng MN//BC (N AC) Vì MN//BC Nên (1) Xét có = (GT) AM = A’B’ (Theo cách vẽ) = B’ (cùng bằng góc B) Nên Suy ra (2) Từ (1) và (2) suy ra b) Định lí: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau III. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Chuyển sang phần áp dụng GV: Giới thiệu bài tập trắc nghiệm. Hãy chọn câu đúng Nếu tam giác ABC và tam giác OMN có góc B bằng góc M và góc C bằng góc O thì A. B. C. D. HS: Trả lời (đáp án: câu D) GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 GV: Yêu cầu HS tính số đo các góc còn lại của các tam giác trong hình vẽ HS: Đứng tại chỗ trả lời kết quả GV: Trình chiếu và kiểm tra từng góc một GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả các bạn vừa tính hãy dựa vào trường hợp đồng dạng thứ ba để xét xem cặp tam giác nào đồng dạng nêu lý do và cho biết những cặp tam giác nào không đồng dạng (GV có thể giải thích rõ hơn) HS: Hình a và hình b; Hình d và hình e GV: yêu cầu HS thực hiện ?2. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài GV: Hướng dẫn HS giải a) GV: Yêu cầu HS cho biết có bao nhiêu tam giác HS: Có ba tam giác GV: Có cặp tam giác nào đồng dạng không? Nếu có hãy nêu ra HS: Có GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu lý do HS: Vì có góc A chung và góc ABD bằng góc BCA (theo GT) b) GV: Yêu cầu HS lên bảng giải câu b c) GV: Khi BD là phân giác của góc B thì ta suy ra được tỉ lệ thức nào? HS: GV: Gọi 1 lên bảng giải GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải bài tập 35.SGK HS: Lên bảng thực hiện theo yêu cầu (GV cho điểm cộng) GV: Nêu nhận xét 2. Áp dụng: Bài tập trắc nghiệm. Hãy chọn câu đúng Nếu tam giác ABC và tam giác OMN có góc B bằng góc M và góc C bằng góc O thì A. B. C. D. ?1. (SGK. 78) Trong các tam giác dưới đây, những cặp tam giác nào đồng dạng với nhau? Hãy giải thích. ?2. (SGK.79). Bài tập 35(SGK.79). Chứng minh rằng nếu tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k thì tỉ số của hai đường phân giác tương ứng của chúng cũng bằng k. Nhận xét: Tỉ số hai đường phân giác tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng. IV. Hoạt động vận dụng thực tế V. Hoạt động mở rộng D. Hướng dẫn về nhà Nắm vững nội dung của định lí và cách chứng minh. Làm bài tập 35, 36, 37 (SGK tr 79). Tiết sau luyện tập. Tuần 26 Ngày soạn: Tiết 45 Ngày dạy : LUYỆN TẬP A- Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về ba trường hợp tam giác đồng dạng. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức để giải các bài toán liên quan. 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, chủ động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. B- Chuẩn bị GV: Thước thẳng, compa, câu hỏi, bài tập HS: Ôn tập các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác Thước, bảng phụ C- Các bước lên lớp I. Ổn định tổ chức lớp II. Hoạt động khởi động: Điền vào ô trống Cho ABC và A’B’C’ ABC A’B’C’ khi ABC = A’B’C’ khi AB = A’B’ AC = ..= và AB = A’B’ và AC = .=. III. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS làm BT 38. ? ABC và EDC có quan hệ với nhau ntn ? Vì sao ? ? ABC EDC thì các cạnh của 2 tam giác có quan hệ gì ? ? Thay số rồi tính x, y. - Yêu cầu HS làm BT 39. - GV hướng dẫn HS làm bài. OA.OD = OB.OC OAB OCD - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS khác làm vào vở. Gợi ý: Chứng minh , ta chứng minh chúng cùng bằng . - Yêu cầu HS làm BT 44 - Có thể chứng minh theo cách khác: đpcm Gợi ý : để chứng minh cần chứng minh chúng cùng bằng (dựa vào các cặp tam giác đồng dạng) BT 38 (SGK tr 79) ABC và EDC có : (GT) và (đối đỉnh) ABC EDC (g-g) hay x = 1,75 và y = 4. BT 39 (SGK tr 79) a) Vì AB // DC (GT) OAB OCD OA.OD = OB.OC b) Theo câu a: OAB OCD (1) OKC và OHA có AH // CK OKC OHA (g.g) (2) Từ (1) và (2) BT 44 (SGK tr 79) a) Từ BM // CN Mà AD là tia phân giác góc A Vậy : b) ABM ACN (g-g) BDM CDN (g-g) Vậy V. Hướng dẫn về nhà (2 phút) Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác. Làm các BT còn lại (SGK tr 79). Đọc trước §8. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. BƯỚC 4: TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ DỰ GIỜ Dự kiến thời gian dạy : Từ 18 tháng 5 đến 29 tháng 5 năm 2020 + Dự kiến người dạy mẫu: Huỳnh Trường Thọ + Dự kiến đối tượng dạy mẫu: 8A15 + Dự kiến thành phần dự giờ: Tổ chuyên môn Toán Dự kiến kiểm tra: Kiểm tra 15 phút Nội dung kiểm tra: Câu 1 (4 điểm): Điền vào ô trống Đúng ( Đ) hoặc Sai ( S) Câu Đ S 1. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau 2. Hai tam giác vuông cân luôn đồng dạng với nhau 3. Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng với nhau 4. Hai tam giác cân có một góc bằng nhau thì đồng dạng Câu 2 ( 6 điểm): Cho góc xAy. Trên tia Ax đặt các đoạn thẳng AE = 3cm, AC = 8cm. Trên tia Ay đặt các đoạn thẳng AD = 4cm, AF = 6cm. a) Chứng minh: ACD AFE b) Gọi I là giao điểm của CD và EF. Chứng minh IEC IDF. BƯỚC 5: PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Ưu điểm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Nhược điểm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Sóc trăng, ngày 10 tháng 5 năm 2020 Duyệt của tổ chuyên môn Người biên soạn Lê Hồng Dung
File đính kèm:
- Chuong III 8 Cac truong hop dong dang cua tam giac vuong_12854724.doc