Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Mỹ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm
HĐ 2: Hướng dẫn cách thực hiện
- Chọn 2 hs lên bảng và hướng dẫn quan sát khuôn mặt nhau trước
- Gợi mở bằng câu hỏi:
? Em quan sát thấy những bộ phận gì trên khuôn mặt bạn?
? Hình dáng khuôn mặt bạn như thế nào?( trái xoan, tròn, dài, vuông )
? Tóc bạn ngắn hay dài, thẳng hay xoăn ?
- Chọn 1 hs làm mẫu để vẽ minh họa biểu cảm, vẽ minh họa thêm nét biểu cảm vào bài.
- Đưa câu hỏi gợi mở:
+ Sau khi thêm các nét vào bức tranh chân dung, em có nhận xét gì?
+ Nhân vật trong tranh đang vui hay buồn, cáu giận hay lo lắng?
- Cho hs tham khảo tranh hs vẽ chân dung biểu cảm để có cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh
-Kết luận
+ Khi vẽ mắt quan sát đến đâu, tay đưa bút đến đó, vẽ theo cảm nhận, không đưa bút ra khỏi giấy
+ Vẽ thêm các nét trang trí theo cảm xúc
+ Vẽ màu theo ý thích
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: Mĩ thuật – Lớp 3 Chủ đề 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM Tiết 8-9 I.Mục tiêu chung: - Bước đầu làm quen với chân dung biểu cảm. - Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận của cá nhân - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II.Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm III. Đồ dùng và phương tiện: Chuẩn bị của GV: + Sách Học Mĩ thuật lớp 3 + Bài vẽ chân dung và tranh chân dung biểu cảm của học sinh + Hình minh họa các bước vẽ chân dung Chuẩn bị của HS: + Sách Học Mĩ thuật lớp 3 + Giấy vẽ, giấy màu, hồ dán. IV.Các hoạt động dạy - học Tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ Phương tiện Tiết 1 Tìm hiểu tranh chân dung biểu cảm Tổ chức lớp: - Chia nhóm - Khởi động/ giới thiệu bài HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh chân dung trong hình 4.1 - Đặt câu hỏi để học sinh thảo luận theo nhóm + Nêu sự khác nhau của 2 bức tranh chân dung? - Cho nhóm trưởng thay mặt nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Cho hs xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm - Chốt: + Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở đường nét và màu sắc + Thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại đặc điểm của người được vẽ + Màu sắc thoải mái, tự docó thể sử dụng màu đậm, nhạt, sáng, tối rõ ràng và màu sắc tương phản để biểu cảm về hình khối HĐ 2: Hướng dẫn cách thực hiện - Chọn 2 hs lên bảng và hướng dẫn quan sát khuôn mặt nhau trước - Gợi mở bằng câu hỏi: ? Em quan sát thấy những bộ phận gì trên khuôn mặt bạn? ? Hình dáng khuôn mặt bạn như thế nào?( trái xoan, tròn, dài, vuông) ? Tóc bạn ngắn hay dài, thẳng hay xoăn? - Chọn 1 hs làm mẫu để vẽ minh họa biểu cảm, vẽ minh họa thêm nét biểu cảm vào bài. - Đưa câu hỏi gợi mở: + Sau khi thêm các nét vào bức tranh chân dung, em có nhận xét gì? + Nhân vật trong tranh đang vui hay buồn, cáu giận hay lo lắng? - Cho hs tham khảo tranh hs vẽ chân dung biểu cảm để có cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh -Kết luận + Khi vẽ mắt quan sát đến đâu, tay đưa bút đến đó, vẽ theo cảm nhận, không đưa bút ra khỏi giấy + Vẽ thêm các nét trang trí theo cảm xúc + Vẽ màu theo ý thích HĐ 3: Hướng dẫn thực hành cá nhân - Từng đôi ngồi đối diện với nhau vẽ - Yêu cầu hs tập trung quan sát khuôn mặt của bạn và vẽ không nhìn vào giấy - Vẽ thêm nét và vẽ màu vào bài vẽ HĐ 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá sp sau HĐ - Nêu câu hỏi gợi mở - Cho các nhóm nên trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm. - Cho các nhóm tự đặt câu hỏi và nhận xét bài của các nhóm. - Nêu cảm nhận của cá nhân về các bài của các nhóm. - Gợi mở cho tiết học thứ 2. -Bầu nhóm trưởng -Thực hiện các HĐ của GV - Quan sát hình ảnh - Thảo luận - Nhóm trưởng trả lời, các nhóm khác bổ sung -Quan sát, trả lời câu hỏi theo gợi ý của gv - Lắng nghe , ghi nhớ - Quan sát đặc điểm khuôn mặt - Trả lời câu hỏi - Quan sát, nhận biết cách thực hiện - Trả lời câu hỏi - Tham khảo - Lắng nghe, ghi nhớ - Hs thực ành vẽ theo cặp đôi - Trả lời câu hỏi. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm. - Các nhóm cùng nhận xét và đưa ra câu hỏi. - Chú ý lắng nghe - Có ý tưởng thực hiện theo gợi ý của Gv - Hình ảnh trong sách Học MT - Tranh ảnh, hình ảnh trong sách Học MT - Giấy, màu vẽ - Tranh ảnh chân dung biểu cảm - Sản phẩm nhóm Tiết 2 Sáng tạo từ tranh chân dung biểu cảm Khởi động: - Cho HS hoàn thiện SP của HĐ trước HĐ 1: Tìm hiểu cách thực hiện sáng tạo bức tranh - Cho hs quan sát những bức tranh sáng tạo từ tranh chân dung biểu cảm của hs cũ - Đặt câu hỏi gợi mở để hs tìm ra cách thể hiện, chất liệu khác nhau - Chốt: Có nhiều cách sáng tạo như: + Làm khung để tạo ra món quà tặng cho bạn + Dùng sản phẩm của các bạn trong lớp đóng thành album, lưu niệm HĐ 2: Thực hành sản phẩm nhóm - Hướng dẫn hs chọn cách thể hiện sáng tạo trên bức tranh chân dung dựa theo các chất liệu mình đã chuẩn bị - Chốt: + Chọn chất liệu + Sáng tạo theo ý thích HĐ 3: Hướng dẫn thực hành - Cho h.s thực hành - Đưa ra yêu cầu của bài thực hành :lựa chọn chất liệu theo ý thích từ đó sáng tạo và trang trí theo ý thích HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Cho hs nên trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm. - Cho hs tự đặt câu hỏi và nhận xét bài của nhóm bạn - Nêu cảm nhận của cá nhân về các bài của các nhóm. - Tổng kết chủ đề - Hướng dẫn vận dụng sáng tạo - Hoàn thiện SP của tiết 1 - Quan sát hình ảnh - Thảo luận, tìm ra cách thực hiện sản phẩm nhóm, lựa chọn vật liệu - Lắng nghe, ghi nhớ - Quan sát, nhận biết cách thực hiện - Lắng nghe, - Thực hành - Giới thiệu bài sáng tạo, đại diện nhóm trả lời câu hỏi gợi ý của Gv - Nhóm khác nhận xét và đưa ra câu hỏi. - Lắng nghe - Có ý tưởng theo sự hướng dẫn của giáo viên SP của tiết trước -Tranh sáng tạo từ tranh chân dung . - Vật liệu: Giấy bìa, vải,.. - Các sp nhóm Rút kinh nghiệm bổ sung . ... . .
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_theo_chu_de_mon_my_thuat_lop_3_chu_de_4_cha.doc