Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Đỗ Thị Tươi

2.Kiểm tra bài cũ: Bài “ phong cảnh Đền Hùng ”

-gv gọi một học sinh lên bảng và cho học sinh đọc đoạn 1 và đoạn 2, sau đó trả lời câu hỏi

+ tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?

-gv gọi tiếp một học sinh lên bảng đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+nêu nội dung chính của bài thơ.

-gv nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới:

-gv giới thiệu bài mới: giáo viên đưa cho học sinh xem bức tranh trong sgk và hỏi: các em hãy cho cô biết các hình ảnh trong tranh là gì?

-gv mô tả bức tranh và giới thiệu: ở tiết tập đọc trước thì cô và các em đã tìm hiểu về phong cảnh rất đẹp và nên thơ của đền Hùng. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một bài thơ cũng ca ngợi cảnh đẹp của quê hương nhưng hơn hết là tình cảm và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta. Để biết điều mà tác giả muốn gửi gắm là gì chúng ta vào học bài mới: Cửa sông.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Đỗ Thị Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
	Môn: Tiếng Việt
	Phân môn: Tập đọc
	Lớp: 5
	Bài: Cửa sông
	Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Tâm
	Sinh viên thực tập: Đỗ Thị Tươi
 I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được một số từ khó trong bài thơ.
- Học sinh hiểu được nội dung bài thơ và ý nghĩa bài thơ. 
2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước qua những hình ảnh thân thuộc của đất nước
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về phong cảnh cửa sông. Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm
III. Hoạt động của giáo viên và học sinh:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
-gv cho cả lớp hát một bài.
2.Kiểm tra bài cũ: Bài “ phong cảnh Đền Hùng ”
-gv gọi một học sinh lên bảng và cho học sinh đọc đoạn 1 và đoạn 2, sau đó trả lời câu hỏi
+ tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
-gv gọi tiếp một học sinh lên bảng đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
+nêu nội dung chính của bài thơ.
-gv nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
-gv giới thiệu bài mới: giáo viên đưa cho học sinh xem bức tranh trong sgk và hỏi: các em hãy cho cô biết các hình ảnh trong tranh là gì?
-gv mô tả bức tranh và giới thiệu: ở tiết tập đọc trước thì cô và các em đã tìm hiểu về phong cảnh rất đẹp và nên thơ của đền Hùng. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một bài thơ cũng ca ngợi cảnh đẹp của quê hương nhưng hơn hết là tình cảm và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta. Để biết điều mà tác giả muốn gửi gắm là gì chúng ta vào học bài mới: Cửa sông.
-Hoạt động1 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu 
a.Luyện đọc:
Mục tiêu : Hs đọc đúng tiếng .
-Yêu cầu hs nối nhau đọc toàn bài thơ.
-Gv hỏi: bài này chúng ta cần lưu ý khi đọc các từ nào?
- Gv ghi các từ khó lên bảng:
 Cần mẫn uốn cong
 Chất sóng bạc đầu
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gv treo bảng phụ và hướng dẫn hs đọc và ngắt nghĩ đúng nhịp. đoc diễn cảm.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gv cho hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi song chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
-Gv chốt ý: Là cửa nhưng không then khóa
 Nhưng không khép lại bao giờ.
Cái hay của tác giả đó chính là sử dụng biện pháp. Cửa song cũng là cửa nhưng không bao giờ then khóa.
-gv cho hs đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời các câu hỏi:
+làm việc theo nhóm: Theo bài thơ,cửa sông là điểm đặc biệt như thế nào?
+phép nhân hóa ở khổ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng ” của cửa sông đối với cội nguồn?
-gv chốt ý:
+Cửa sông là nơi giữ lại phù sa được bồi 
đắp bãi bồi, nơi nước ngọt chảy vào biển 
rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi 
sông và biển hoà lẫn vào nhau.
+ Cửa sông “giáp mặt” với biển rộng, lá 
xanh “bỗng nhớ một vùng nước non.
Tác giả muốn gửi lòng mình vào cội 
nguồn, không quên cội nguồn, nơi đã sinh 
ra và trưởng thành.
-gv gọi hs nêu nội dung chính của bài thơ
-gv chốt ý: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
-gv cho hs đọc thi bài thơ thuộc lòng và diễn cảm.
4. Củng cố, dặn dò:
- học thuộc lòng bài thơ
-Xem lại bài và đọc trước bài mới
-lớp hát.
-một hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-một hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-hs quan sát và trả lời.
-hs chú ý lắng nghe.
-hs nối nhau đọc đoạn thơ.
-hs trả lời.
-hs quan sát.
-hs chú ý theo dõi.
-hs đọc.
-hs lắng nghe.
-hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-hs lắng nghe.
-hs đọc thầm
-hs làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi 2.
-hs trả lời câu hỏi 3.
-hs lắng nghe.
-hs trả lời.
-hs lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxTuan_25_Cua_song.docx