Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 3 - Tuần 11: Chõ bánh khúc của dì tôi

- Quê hương ta có những món ăn đơn sơ, giản dị nhưng rất đặc sắc vì đó là sản phẩm mang hương vị của đồng quê Việt Nam, chỉ ở Việt Nam mới có. Một trong những món ăn đó là bánh khúc. Bài đọc Chõ bánh khúc của dì tôi sẽ giúp các em hiểu vì sao tác giả của bài viết này - nhà văn Ngô Văn Phú - không bao giờ quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc thong thả, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giàu hình ảnh.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 và sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV cho HS tìm các từ khó đọc và GV ghi các từ khó đọc lên bảng (sương sớm, long lanh, cỏ non, lượt tuyết, nghi ngút, lấp ló, hăng hắc)

- GV cho HS đọc nối tiếp các từ khó.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

- GV nhận xét phần đọc của HS.

- GV nêu câu hỏi: Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV gọi HS trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

Bài chia làm 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến đi hái rau khúc.

Đoạn 2: Từ “Cây rau khúc” đến “mới về”.

Đoạn 3: Tiếp cho đến gói vào trong đó.

Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS đọc đoạn 1.

- GV gọi HS

- GV giải thích:

Cây rau khúc thường có ở cánh đồng miền Bắc, lá giã nhỏ dung để làm bánh hoặc làm xôi cúc ở miền Nam.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 3 - Tuần 11: Chõ bánh khúc của dì tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lập kế hoạch dạy - học
Tập đọc
Chõ bánh khúc của dì tôi
 (Theo Ngô Văn Phú)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được nghĩa từ mới được chú giải cuối truyện: chõ, pha lê.
- Nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam.
- Hiểu được ý nghĩa truyện: Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì - sản phẩm từ đồng quê - khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương.
2. Về kĩ năng
- Đọc thầm tương đối nhanh.	
- Biết đọc đúng giọng văn miêu tả, nhấn ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc lưu loát bài tập đọc.
3. Thái độ
- Chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài, yêu thích bài học.
- 
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: sách giáo khoa; giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa; vở; bút.
C. Nội dung và tiến trình dạy – học
1. Tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Nội dung dạy - học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy - học
Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
I - Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: củng cố lại kiến thức bài trước
II - Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài:
Mục tiêu: giúp HS nắm được sơ lược nội dung bài tập đọc
2. Luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc.
Mục tiêu:
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Mục tiêu: giúp HS hiểu được nội dung của truyện
4. Luyện đọc lại.
Mục tiêu:
5. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: giúp HS khắc sau nội dung, kiến thức bài học.
- GV gọi HS lên bảng đọc thuộc long bài thơ Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ rất đẹp?
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương và thấy quê hương rất đẹp.
- Quê hương ta có những món ăn đơn sơ, giản dị nhưng rất đặc sắc vì đó là sản phẩm mang hương vị của đồng quê Việt Nam, chỉ ở Việt Nam mới có. Một trong những món ăn đó là bánh khúc. Bài đọc Chõ bánh khúc của dì tôi sẽ giúp các em hiểu vì sao tác giả của bài viết này - nhà văn Ngô Văn Phú - không bao giờ quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc thong thả, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giàu hình ảnh.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV cho HS tìm các từ khó đọc và GV ghi các từ khó đọc lên bảng (sương sớm, long lanh, cỏ non, lượt tuyết, nghi ngút, lấp ló, hăng hắc)
- GV cho HS đọc nối tiếp các từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- GV nhận xét phần đọc của HS.
- GV nêu câu hỏi: Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Bài chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến đi hái rau khúc.
Đoạn 2: Từ “Cây rau khúc” đến “mới về”.
Đoạn 3: Tiếp cho đến gói vào trong đó.
Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
- GV gọi HS 
- GV giải thích:
Cây rau khúc thường có ở cánh đồng miền Bắc, lá giã nhỏ dung để làm bánh hoặc làm xôi cúc ở miền Nam.
- GV gọi HS đọc đoạn 2. GV kết hợp nhắc HS nghỉ hơi khi đọc câu: “Những hạt sương sớm đọng trên lá/ long lanh như những bóng đèn pha lê”. Và nhấn giọng ở từ ngữ “long lanh”.
- GV nêu câu hỏi: 
Em hiểu thế nào là pha lê?
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức:
Pha lê là loại thủy tinh trong suốt.
- GV gọi HS đọc đoạn 3. GV kết hợp nhắc HS nghỉ hơi đúng câu: “Những chiếc bánh màu rêu xanh/ lấp ló trong áo xôi nếp trắng/ được đặt vào những miếng lá chuối/ hơ qua lửa thật mềm/ trông đẹp như những bông hoa. Và nhấn giọng ở những từ ngữ: lấp ló, đẹp như những bông hoa.
- GV nêu câu hỏi:
Em hiểu như thế nào là chõ?
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Chõ là nồi có nhiều lỗ ở đáy, để đồ xôi, hấp bánh.
- GV giải thích them:
Vàng ươm là vàng đều và tươi, nom đẹp mắt.
- GV gọi HS đọc đoạn 4. GV lưu ý HS nhấn giọng ở các từ ngữ: không sao quên được, thơm ngậy, hăng hắc.
- GV giải thích thêm:
Thơm ngậy: thơm có vị béo, bùi.
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV cho HS luyện đọc trong tổ.
- GV gọi đại diện mỗi tổ lên đọc thi đoạn 3.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và cả lớp chọn ra bạn đọc đúng và hay nhất.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- GV nêu câu hỏi:
Tác giả đã tả cây rau khúc như thế nào?
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức:
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc; như được phủ lượt tuyết cực mỏng; sương đọng trên lá long lanh như bóng đèn pha lê. Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh rất đẹp, tả rất đúng và chân thực về cây rau khúc.
- GV nêu câu hỏi:
Em hãy tìm trong bài những câu văn tả chiếc bánh khúc.
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức:
Những câu văn tả chiếc bánh khúc như: Những chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
- GV nêu câu hỏi: 
2 bạn ngồi cạnh nhau một cặp, các em hãy thảo luận với nhau xem vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương. 
Thảo luận trong thời gian 2 phút.
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì đó là mùi vị độc đáo của đồng quê gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ về người dì, về những người thân yêu khác trong những ngày thơ ấu.
- GV nêu câu hỏi:
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì - sản phẩm từ đồng quê - khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương, thêm yêu quê hương.
- GV nêu giọng đọc của bài: giọng đọc thong thả, tình cảm.
- GV nêu những từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giàu hình ảnh: rất nhỏ, mầm cỏ non, mạ bạc, cực mỏng, long lanh, nghi ngút, lấp ló, đẹp như những bông hoa, vàng ươm, không sao quên được, thơm ngậy, hăng hắc.
- GV đọc diễn cảm lần 2.
- GV cho HS thi đọc đoạn 3.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét và cả lớp bình chọn bạn đọc đúng và hay nhất.
- GV gọi HS đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét.
- GV củng cố lại nội dung bài học: Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì - sản phẩm từ đồng quê - khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương, thêm yêu quê hương.
- GV dặn HS về đọc trước bài tiếp theo.
Thực hiện
Nhận xét
Ghi tên bài vào vở

File đính kèm:

  • docTuan_11_Cho_banh_khuc_cua_di_toi.doc