Kế hoạch dạy học Sinh học 6 kì 2
Tiết: 50
Tên bài dạy: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa.
2. Kĩ năng:
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa
3. Thái độ:
- Bảo vệ cây trồng
II. CHUẨN BỊ
a. Của giáo viên:
- Tranh : Cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đưc và nón cái.
b. Của học sinh:
- Vật mẫu: Cành thông có nón.
ầm và hạt cây 2 lá mầm ? 3. Vì sao phải thu hoạch dậu xanh đậu đen trước khi quả chín khô ? 4. So sánh quả mọng và quả hạch ? 5. Giải thích và nêu thí dụ về sự thốnh nhất giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan và sự thống nhất giữa chức năng trong các cơ quan ở cây có hoa ? *Tiểu kết : Có 2 loại quả chính : Quả khô và quả thịt - Quả và hạt có 3 cách phát tán tự nhiên: Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán - Con người.cũng giúp quả và hạt phát tán di xa - Hạt gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trử - Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm như : nước, không khí, nhiệt độ thích hợp và chất lượng của hạt - Quả và hạt có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Chương VIII : Các nhóm thực vật : - GV nêu câu hỏi HS trả lời : 1 Nêu những đặc điểm cấu tạo và hình dạng, dinh dưỡng của tảo xoắn so với rong mơ. 2. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa rêu và dương xỉ ? - GV cho HS làm một số bài tập điền từ trong chương VIII Dặn dò - Chuẩn bị : - Ôn bài để kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày 04 tháng 02 năm 2010 Tiết: 49 Tên bài dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá lại các kiến thức cơ bản đã học qua các chương: Quả và hạt, Hoa và sinh sản hữu tính, các nhóm thực vật. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng trắc nghiệm, trình bày bài tự luận 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong kiêm tra II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Đêg kiểm tra b. Của học sinh: - Giấy làm bài, ôn kiến thức đã học trong hk2 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra c.Bài mới I. Ma trận: Mức độ đánh giá Kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính 2 câu 1 1 Chương VII: Quả và hạt 1 câu 3 3 câu 3 1 câu 1 7 Chương XIII: Các nhóm thực vật 1 câu 2 2 Tổng 3 câu 4 4 câu 5 1 câu 1 10 II. Nội dung đề : PHẦN I: Trắc nghiệm: Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Trong các nhóm quả sau đây nhóm quả nào toàn quả khô: a. Quả cải, quả chò, quả thừng mứt, quả đậu bắp b. Quả ớt, quả đậu xanh, quả chò, quả mướp c. Quả đậu ván, quả bông, quả chuối, quả đậu xanh d. Quả trâm bầu, quả quít, quả mơ, quả lạc Câu2: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái gọi là: a. Sinh sản hữu tính c. Sinh sản sinh dưỡng b. Sinh sản vô tính d. Tất cả đều đúng Câu 3: Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành 2 nhóm chính: a. Quả khô và quả nẻ b. Quả khô và quả không nẻ c. Quả khô và quả thịt d. Quả nẻ và quả không nẻ. Câu 4: Để cây phát triển tốt sau khi gieo hạt nếu gặp trời mưa to, đất úng thì nên: a. Cung cấp thêm phân để hoà tan vào đất b. Phủ rơm rạ lên đất để giữ nước c. Tháo hết nước ngay d. Các biện pháp trên đều đúng Điền từ thích hợp: (2 điểm) Hãy chọn các từ, cụm từ sau: Bật cao, bào tử, chưa có mạch dẫn, vẫn đơn giản rồi điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, ... để hoàn chỉnh các câu sau: Rêu là những thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo ...(1)..., thân không phân nhánh ...(2)... và chưa có rễ chính thức; chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng ...(3)... Rêu là những thực vật sống ở cạn đầu tiên. Rêu cùng với những thực vật khác có rễ, thân, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật ...(4)... PHẦN II: TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) So sánh các bộ phận của hạt cây một lá mầm và hạt của cây hai lá mầm. Câu 2: (3 điểm) Trình bày các cách phát tán của quả và hạt? Cho ví dụ minh hoạ. ĐÁP ÁN PHẦN I: Trắc nghiệm: Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1 2 3 4 Ý đúng a a c c Điền từ thích hợp: (2 điểm) (1)vẫn đơn giản (2)chưa có mạch dẫn (3)bào tử (4)bật cao PHẦN II: TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) - Điểm giống nhau: + Vỏ + Phôi: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm + Chất dinh dưỡng dự trữ. - Điểm khác nhau: Hạt một lá mầm Hạt hai lá mầm - Phôi của hạt chỉ có một lá mầm. - Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong phôi nhũ. - Phôi của hạt có hai lá mầm. - Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong hai lá mầm. Câu 2: (3 điểm) Trình bày đúng được mỗi cách đúng được 0,5 điểm, nêu đúng các ví dụ được 1,5 điểm Ngày 25 tháng 02 năm 2010 Tiết: 50 Tên bài dạy: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông. - Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa. 2. Kĩ năng: - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa 3. Thái độ: - Bảo vệ cây trồng II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Tranh : Cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đưc và nón cái. b. Của học sinh: - Vật mẫu: Cành thông có nón. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra c.Bài mới Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 2’ 15’ 17’ 6’ Thông là thựcvật rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng hình thức sinh sản của nó thì không phải ai cũng biết Hoạt động 1 : Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông - GV giới thiệu sơ đồ về cây thông Đặc điểm cành, màu sắc như thế nào? Lá hình dạng, màu sắc Nhổ cành con quan sát cách mọc của lá? (chú ý vảy nhỏ ở nách lá ) - GV thông báo : Rễ to, mọc sâu để đến hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2 : Cơ quan sinh sản (nón) Vấn đề 1: Cấu tạo của nón đực, nón cái : - GV cho HS quan sát mẫu vật Xác định nón đực, nón cái trên cành? Đặc điểm cấu tạo của hai loại nón (số lượng, kích thước). - GV cho HS quan tranh nón đực và nón cái cắt dọc : Nón đực có cấu tạo như thế nào? Nón cái có cấu tạo như thế nào? - GV rút ra kết luận hoàn thiện kiến thức Vấn đề 2: So sánh hoa và nón: - GV cho HS so sánh cấu tạo hoa và nón. Lập bảng. Căn cứ vào bảng phân biệt hoa và nón. Có thể coi nón như một hoa được không? - GV nhận xét hoàn thiện Vấn đề 3: Quan sát một nón cái đã phát triển : - GV cho HS quan sát nón thông : Tìm các hạt, hạt có đặc điểm gì?Nằm ở đâu? So sánh nón đã phát triển với một quả của cây có hoa. Tại sao gọi thông là một cây hạt trần? Hoạt động 3 : Giá trị của cây hạt trần - GV đưa ra một số thông tin về cây hạt trần khác cùng giá trị của chúng - HS lắng nghe - Từng nhóm tiến hành quan sát cành thông, lá thông. - Các nhóm ghi đặc điểm ra vở nháp - Đai diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét - HS quan sát mẫu vật đối chiếu H40.2 : Xác định : + Vị trí. + Đặc điểm. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm. - HS rút ra kết luận - HS làm bài tập điền bảng, gọi 1-2 HS trình bày bảng. - HS căn cứ vào bảng hoàn chỉnh phân biệt nón và hoa - HS quan sát nón cái trả lời : - Đại diện lớp trình bày. + Hạt nằm lộ trên lá noãn hở. + Nón chưa phải là quả. + Hạt nằm lộ ra. + HS ghi được giá trị thực tiễn của các cây thuộc ngành hạt trần. Tiết 50. HẠT TRẦN – CÂY THÔNG 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông - Rễ to, khoẻ đâm sâu xuống đất. - Thân, cành màu nâu xù xì (cành có nhiều vết sẹo khi lá rụng). - Lá nhỏ hình kim mọc từ 2-3 chiếc trên cành ngắn. 2. Cơ quan sinh sản - Nón đực nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. - Vảy (nhị) có mang hai túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái mọc riêng lẻ; vảy (lá noãn) mang hai noãn. - Nón chưa có bầu nhị chứa noãn không thể coi như một hoa - Hạt nằm lộ trên lá noãn hở (hạt trần) chúng chưa có hoa và quả. 3. Giá trị của cây hạt trần Các cây hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn như: Cây kim giao, cây hoàng đàn, vạn tuế, bách diệp, Kiểm tra đánh giá : (4’) Cơ quan sinh dưỡng của cây thông là gì ? So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ ? Dặn dò - chuẩn bị : (1’) - Học bài. - Đọc mục : “Em có biết ?” - Chuẩn bị cành bưởi, huệ, hồng, lá đơn, lá kép, quả kép, quả cam. - Kẻ bảng SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày 25 tháng 02 năm 2010 Tiết: 51 Tên bài dạy: HẠT KÍN-ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong quả. Từ đó phần biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần. - Biết cách quan sát một cây hạt kín. - Nêu được sự da dạng của cơ quan sinh ản và cơ quan sinh dưỡng của thực vật hạt kín. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Bảo vệ cây trồng II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Kính lúp, kim nhọn b. Của học sinh: - Vật mẫu:Mẫu đã dặn trước ở bài 39. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ:(6 phút) Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của cây thông. So sánh cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông và cây dương xỉ c.Bài mới Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 2’ 16’ 15’ Chúng ta đã biết đặc điểm cấu tạo cơ thể, cũng như hình thức sinh sản của TV hạt trần__Vậy cây hạt kín có gì khác, chúng tiến bộ hơn hạt trần ntn? Hoạt động 1 : Quan sát cây có hoa - GV hướng dẫn HS quan sát từ cơ quan sinh dưỡng cơ quan sinh sản theo trình tự SGK (những bộ phận nhỏ thì dùng kính lúp). - GV kẻ bảng trống theo mẫu SGK trên bảng. - GV bổ sung hoàn thành bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cây hạt kín - Căn cứ vào bảng ở mục 1: H. Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả. - GV: Cây hạt kín đã có mạch dẫn phát triển. H. Nêu đặc điểm chung của cây hạt kín. - GV nhận xét kết luận. So sánh cây hạt trần thấy sự tiến hoá của cây hạt kín - HS quan sát cây của nhóm đã chuẩn bị ghi đặc điểm quan sát được vào bảng trống ở bài tập - Căn cứ vào bảng 1 HS nhận xét sự đa dạng. của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. - HS thảo luận và rút ra đặc điểm của cây hạt kín. - HS so sánh cây hạt trần và cây hạt kín đặc điểm tiến hoá của cây hạt kín. Tiết 51. HẠT KÍN-ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN Thực vật hạt kín là thực vật có hoa chúng có một số đặc điểm chung: + Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép, ) - Trong thân có mạch dẫn phát triển. - Có hoa, quả, hạt nằm trong quả (trước đó noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt. - Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. - Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả Kiểm tra đánh giá : (4’) Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất: - Tính chất đặc trưng nhất của thực vật hạt kín là: a. Có rễ, thân, lá. b. Có sự sinh sản bằng hạt. c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. H. Giữa cây hạt kín và hạt trần có đặc điểm nào phân biệt? H. Vì sao thực vật hạt kín phong phú và đa dạng? Dặn dò - chuẩn bị : (1’) - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết ?” - Chuẩn bị bài 42: Lớp 2 lá mầm, lớp 1 lá mầm. IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày 25 tháng 02 năm 2010 Tiết: 52 Tên bài dạy: LỚP HAI LÁ MẦM - LỚP MỘT LÁ MẦM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa). - Căn cứ vào các đặc điểm để nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp 2 lá mầm hay một lá mầm. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát thực hành 3. Thái độ: - Bảo vệ môi trường qua việc thu mẫu II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Tranh : Rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá b. Của học sinh: - Mẫu vật : Cây lúa, huệ, cỏ. Cây bưởi con, lá râm bụt. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ:(6 phút)- Cây hạt kín và cây hạt trần có đặc điểm nào phân biệt, trong đó đặc nào quan trọng nhất. - Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân, lá, hoa khác nhau. c.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 2’ 18’ 11’ Do ưu thế hạt kín nên ngày nay TV hạt kín rất đa dạng và phong phú vì vậy người ta chia ra các nhóm khác nhau: MLM, HLM Hoạt động 1 : Cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm - HS nhắc lại kiến thức cũ về kiểu rễ, kiểu gân lá kết hợp quan sát tranh vẽ: + GV nói : Các đặc điểm nầy có ở cá cây khác nhau trong lớp 2 lá mầm hay lớp một lá mầm: - GV cho HS hoàn thành bảng SGK: Đặc điểm phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ? - GV gọi HS lên điền vào bảng trống: Hoạt động 2 : Quan sát một vài cây khác - GV cho HS hoạt động nhóm quan sát mẫu vật mang đi điền vào bảng : - HS chỉ trên tranh trình bày: + Các loại rễ, thân, lá. + Đặc điểm của rễ, thân, lá. - HS hoạt động nhóm: quan sát kỹ cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm ghi các đặc điểm vào bảng trống. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - HS đọc nghiên cứu thông tin nhận biết 2 dấu hiệu nữa là số lá mầm và đặc điểm của thân. - GV gọi HS lên hoàn thành bảng SGK. - Các nhóm nhận xét bổ sung Lớp 2 lá mầm Lớp 1 lá mầm - Rể chùm - Song song hoặc hình cung - Có 3 hoặc 6 cánh - Phôi có 1 lá mầm - Rể cọc - Hình mạng - Có 4 hoặc 5 cánh - Phôi có 2 lá mầm - Các nhóm ghi thêm 10 cây vào bảng - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung - Rút ra kết luận Tiết 52. LỚP HAI LÁ MẦM - LỚP MỘT LÁ MẦM 1.Cây hai lá mầm và cây một lá mầm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm - Rể chùm - Song song hoặc hình cung - Có 3 hoặc 6 cánh - Phôi có 1 lá mầm - Thân cỏ - Rể cọc - Hình mạng - Có 4 hoặc 5 cánh - Phôi có 2 lá mầm - Thân đa dạng 2. Đặc điểm phân biệt cây MLM và HLM Cây hạt kín được chia làm hai lớp: Lớp HLM: bao gồm thực vật có HLM. Lớp MLM: bao gồm thực vật có MLM Kiểm tra đánh giá : (5’) GV cho HS nhận dạng nhanh: Cây 1 lá mầm cây 2 lá mầm trên vật mẫu. Dặn dò - Chuẩn bị : (2’) - Học bài. - Ôn lại các nhóm thực vật từ tảo đến hạt kín. - Đọc mục “ Em có biết”? IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày 25 tháng 02 năm 2010 Tiết: 53 Tên bài dạy: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được phân loại thực vật là gì ? - Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và đặc điểm chủ yếu của các nghành 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân loại 2 lớp của thực vật hạt kín. 3. Thái độ: - Thấy được thực vật đa dạng và phong phú II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống phần đặc điểm b. Của học sinh: - Xem lại các ngành thực vật đã học III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) - Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây 2 lá mầm và cây một lá mầm là gì?- Có thể nhận biết cây thuộc lớp 2 lá mầm hoặc cây thuộc lớp một lá mầm nhờ những đặc điểm chủ yếu nào? c.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 2’ 10’ 12’ 10’ Thế giới TV rất đa dạng và phong phú và phức tạp (Tảo 20.000 loài; rêu 2200 loài; dương xỉ 1.100 loài; hạt trần 600 loài; hạt kín gần 300.000 loài) để nghiên cứu đa dạng của thực vật, chúng ta phải tiến hành phân loại chúng Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại thực vật là gì - GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học : Tại sao xếp cây thông, trắc bách diệp vào 1 nhóm ? Tại sao xếp tảo, rêu vào 2 nhóm khác nhau ? - GV cho HS đọc thông tin SGK: H. Phân loại thực vật là gì? - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bậc phân loại thực vật - GV giới thiệu các bậc phân loại từ cao xuống thấp: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài - GV giải thích : Ngành là bậc phân loại cao nhất. Loài là bậc phân loại cơ sở. VD: Họ Cam có nhiều loài : Bưởi, quất, ... - GV chốt kiến thức. Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật - GV cho HS nhắc lại các ngành thực vật đã học và đặc điểm nỗi bậc của ngành. - GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống đặc điểm của mỗi ngành trên bảng phụ. - GV treo sơ đồ câm và cho HS gắn đặc điểm của mỗi ngành. - GV chuẩn kiến thức theo sơ đồ SGK. - GV yêu cầu HS chia ngành hạt kín thành 2 lớp (dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm của phôi) - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - HS nhắc lại kiến thức. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét. - HS đọc thông tin. - Đại diện lớp trình bày. - HS nghe giới thiệu các bậc phân loại thực vật - HS cho VD về một họ cây khác - HS làm bài tập. - Đại diện lớp trình bày. - HS chọn các tấm bìa đã ghi sẵn cá đặc điểm của mỗi ngành gắn cho phù hợp. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. Tiết 53. KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT 1. Phân loại thực vật là gì? phân loại thực vật là sự phân chia thực vật thành các bậc phân loại khác nhau dựa trên sự giống nhau và khác nhau giữa chúng 2.Các bậc phân loại Giới thực vật được chia thành nhiều ngành với những đặc điểm khác nhau dưới ngành có các bậc phân loại thấp hơn: Lớp, bộ, họ, chi, loài. Loài là bậc phân loại cơ sở 3. Các ngành thực vật - Ngành tảo - Ngành rêu - Ngành dương xỉ - Ngành hạt trần - Ngành hạt kín Kiểm tra đánh giá : (4’) Thế nào là phân loại thực vật ? Kể tên những ngành thực vật đã học và nêu được đặc điểm chính của mỗi ngành đó. Dặn dò - chuẩn bị :(1’) - Học bài. - Đọc mục : “Em có biết ?” - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK. - Tóm tắt đặc điểm chính các ngành đã học. IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày 25 tháng 02 năm 2010 Tiết: 54 Tên bài dạy: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển dần đời sông từ dưới nước lên cạn. - Nêu được ba quá trình phát triển chính của giới thực vật. - Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển của giới thực vật và sự thích nghi của chúng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá. 3. Thái độ: - Thấy được thực vật đa dạng và phong phú II. CHUẨN BỊ a. Của giáo viên: - Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống phần đặc điểm b. Của học sinh: - Xem lại các ngành thực vật đã học III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP a. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) b. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Thế nào là phân loại thực vật ? Kể những ngành thực vật đã học và nêu được đặc điểm chính của mỗi ngành. c.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 2’ 18’ 12’ Có 5 ngành TV đã học đó là TV có mặt trên TG ngày nay. Nhưng chúng không phải xuất hiện cùng lúc mà trải qua các giai đoạn khác nhau Hoạt động 1 : Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật - GV cho HS quan sát tranh H44.1. + Đọc kĩ các câu từ sắp xếp lại theo trật tự đúng : 1a, 2d, 3b, 5c, 6e. - GV cho HS thảo luận (dựa trên tranh). Tổ tiên của TV là gì? Xuất hiện ở đâu? Giới TV tiến hoá như thế nào về đặc điểm cấu tạo và cơ quan sinh sản? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường sống thay đổi? Vì sao thực vật lên cạn chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống mới? Các nhóm thực vật đã phát triển hoàn thiện dần dần như thế nào? - GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức. - Cho 1-2 HS nhắc lại. Hoạt động 2 : Các giai đoạn phát triển của giới thực vật - GV cho HS quan sát tranh H44.1 SGK. H. Ba giai đoạn phát triển của giới thực vật là gì? GV chỉnh lý bổ sung : - GV phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật liên quan đến môi trường sống - Giai đoạn 1: Đại dương chủ yếu thực vật ở nước phát triển. - Giai đoạn 2: Lục địa mới xuất hiện thực vật lên cạn có rễ, thân, lá thích nghi ở cạn. - Giai đoạn 3 : Khí hậu khô hơn thực vật hạt kín chiếm ưu thế do noãn ở trong bầu. * Các dặc điểm cấu tạo hoàn thiện dần về cấu tạo và sinh sản khi, khi đời sống thay đổi. - HS quan sát tranh vẽ H44.1. - Quan sát kĩ hình, đọc các câu và sắp xếp lại cho đúng. + HS đọc lại câu đúng. - Các nhóm trao đổi thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu : +Cơ thể sống đầu tiên ở nước. + Giới thực vật phát triển từ đơn giản phức tạp, từ rễ giả đến rễ thật. - Thân chưa phân nhánh phân nhánh. + Khi điều kiện môi trường thay đổi thực vật đã biến đổi thích nghi với điều kiện sống mới. - Nhóm khác nhận xét. - HS hoàn thiện kiến thức. - HS quan sát tranh vẽ nêu tên ba giai đoạn phát triển của giới thực vật. + Yêu cầu: - Giai đoạn 1: Thực vật ở nước xuất hiện - Giai đoạn 2: Thựcvật ở cạn lần lược xuất hiện. - Giai đoạn 3: Sự chiếm ưu thế của thực vật hạt kín. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. Tiết 54. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT 1. Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật - Giới thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất
File đính kèm:
- SINH 6 HKIINAM 2010 2011.doc