Giáo án Sinh học 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

HĐ 2: Tìm hiểu môi trường và các kiểu dinh dưỡng.

PP: PHT+VĐ

-Thế nào là môi trường sống?

- Với đặc điểm như vậy thì VSV sống được trong những loại môi trường nào?

-Trong tự nhiên VSV sống ở nơi nào?

VSV phân bố rộng rãi, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh vì thế nó tác động rất lớn tới đời sống con người ở cả mặt tích cực và tiêu cực. ví dụ dịch tả ở người do vi khuẩn gây nên lây lan rất nhanh, bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời chỉ sau một thời gian ngắn cơ thể mất nước, mất chất dinh dưỡng, kiệt

 

docx6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 10 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:10 cơ bản
Tiết dạy:
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
Ở VI SINH VẬT
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu rõ khái niệm vi sinh vật, kiểu dinh dưỡng.
- Phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
- Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua việc quan sát bảng biểu và nghiên cứu SGK rút ra kiến thức mới.
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp qua việc phân biệt 3 loại môi trường nuôi cấy, các kiểu dinh dưỡng ở VSV. 
3. Thái độ
 -Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường sống để tránh lây lan bệnh tật thông qua kiến thức về môi trường sống của VSV. Biết tác động tích cực và tác động tiêu cực của VSV đối với đời sống con người.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo án
Sơ đồ hình thành các kiểu dinh dưỡng dựa vào nhu cầu về nguồn cacbon và nguồn năng lượng:
Quang tự dưỡng
Quang dưỡng
Tự dưỡng
Nguồn NL
Quang dị dưỡng
Hóa dưỡng
Hóa tự dưỡng
Nguồn C
Hóa dị dưỡng
Dị dưỡng
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa 
- Đọc trước bài.
II.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp: 1-2 phút
 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
Vi sinh vật có những đặc điểm như thế nào , môi trường sống của chúng là gì, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra như thế nào. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần mới 
PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm VSV
PP: VĐ tái hiện
-Lấy ví dụ về VSV mà em biết ?
-Nhận xét về kích thước, cấu tạo cơ thể của chúng?
 -Nêu đại diện tập đoàn đơn bào? 
-Vậy vi sinh vật là gì?
HS nghiên cứu SGK và cho biết VSV có đặc điểm gì:
+ Về hoạt động sống?
 + Về phân bố?
Phân bố rộng: VSV có thể phân bố trong đất, nước, không khí thậm chí ở suối nước nóng hay ở nơi rất lạnh. Chúng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
VD: trong điều kiện thích hợp vi khuẩn tả sau 20 phút tế bào phân chia, vi khuẩn lactíc là 100 phút, vi khuẩn lao là 1000 phút,
 VK lactic trong 1h có thể phân giải lượng đường lactozo nặng hơn 1000 – 10000 khối lượng chúng
- VSV có ở những giới nào ? nêu một số đại diện ở mỗi giới .
-VK, nấm men, nấm sợi..
- Có kích tước rất nhỏ, cấu tạo đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào.
-tập đoàn trùng roi volvox
- hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh
- rộng( tất cả mọi nơi )
- Thuộc 3 giới: giới nấm(nấm men), giới nguyên sinh(trùng roi), giới khởi sinh(vi khuẩn).
I. Khái niệm Vi Sinh Vật
 1. khái niệm:
Vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ, nhân thưc hoặc tập đoàn đơn bào chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
 2.Đặc điểm:
 Hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng.
3.Đại diện
- Giới khởi sinh: vi khuẩn
- Giới nguyên sinh: ĐVNS, tảo đơn bào, nấm nhầy.
- Giới nấm: vi nấm(nấm men, nấm mốc)
10’
7’
10’
HĐ 2: Tìm hiểu môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
PP: PHT+VĐ
-Thế nào là môi trường sống?
- Với đặc điểm như vậy thì VSV sống được trong những loại môi trường nào? 
-Trong tự nhiên VSV sống ở nơi nào? 
VSV phân bố rộng rãi, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh vì thế nó tác động rất lớn tới đời sống con người ở cả mặt tích cực và tiêu cực. ví dụ dịch tả ở người do vi khuẩn gây nên lây lan rất nhanh, bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời chỉ sau một thời gian ngắn cơ thể mất nước, mất chất dinh dưỡng, kiệt sức có thể dẫn tới tử vong
Bên cạnh mặt có hại VSV cũng có lợi do vậy mà các nhà khoa học đã tạo ra các môi trường nuôi cấy chúng
- Môi trường nuôi cấy là gì?
-Có mấy loại MT nuôi cấy ? tên mỗi loại?
- Cơ sở để phân loại?
-Môi trường tự nhiên, môi trường bán tổng hợp và môi trường tổng hợp là môi trường như thế nào?
- Cơ sở để phân loại là gì? 
- VSV sử dụng những nguồn năng lượng nào?
VSV sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng gọi là Quang dưỡng. Nếu VSV sử dụng nguồn năng lượng là chất hữu cơ hoặc chất vô cơ gọi hóa dưỡng.
- VSV sử dụng những nguồn C nào?
- VSV sử dụng nguồn C là CO2 gọi là gì?
Nếu VSV sử dụng nguồn C là chất hữu cơ gọi là gì?
- Vậy dựa vào 2 tiêu chí nguồn năng lượng và nguồn C thì VSV có 4 kiểu dinh dưỡng.
Để tồn tại và phát triển sv luôn sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ môi trường . nếu kết hợp giữa quang dưỡng và tự dưỡng ta có kiểu dinh dưỡng là gì?
-Tương tự gọi 1 HS lên hoàn thành 3 kiểu dinh dưỡng còn lại.
- Dựa vào sơ đồ GV định nghĩa một kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng là kiểu dinh dưỡng mà VSV sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là CO2.
- Yêu cầu HS định nghĩa các kiểu dinh dưỡng còn lại. 
- VSV sử dụng nguồn năng lượng và nguồn C vào các hoạt động sống của chúng theo những cách khác nhau tạo nên 4 kiểu dinh dưỡng. 
Như vậy kiểu dinh dưỡng là gì?
Câu hỏi lệnh: 
-MTS bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sv, ảnh hưởng đến sự tồn tại sinh trưởng phát triển và các hoạt động khác của sv.
-2 MT là tự nhiên và nuôi cấy.
-Đất , nước , cơ thể sinh vật
- Là môi trường do con người tạo ra, là dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của VSV.
-Môi trường tự nhiên, môi trường bán tổng hợp và môi trường tổng hợp
-Căn cứ vào chất dinh dưỡng trong mt nuôi cấy
-Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên. Môi trường bán tổng hợp gồm các chất hóa học và các chất tự nhiên. Môi trường tổng hợp gồm các chất hóa học đã biết rõ số lượng và thành phần
- Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn cacbon
- NL:ánh sáng và chất hữu cơ, chất vô cơ
- nguồn C: CO2 ,chất hữu cơ
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng
-Quang tự dưỡng
- HS định nghĩa các kiểu dinh dưỡng còn lại.
 Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn C
-Kiểu dinh dưỡng là cách thức VSV sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon trong môi trường vào hoạt động sống.
- Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon là CO2, 
- Hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon hữu cơ
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
1. Môi trường sống của VSV
a.Môi trường tự nhiên
 - Trong tự nhiên, VSV có mặt ở khắp mọi nơi: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.
b. Môi trường nuôi cấy(MT nhân tạo)
- Là môi trường do con người tạo ra, là dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của VSV.
*Căn cứ vào cá chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia thành:
+ Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường bán tổng hợp gồm các chất hóa học và các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp gồm các chất hóa học đã biết rõ số lượng và thành phần
2.Các kiểu dinh dưỡng
 a. cơ sở phân loại:
 -Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn cacbon
b.Các kiểu dinh dưỡng
- Sơ đồ các kiểu dinh dưỡng của VSV
 c.Kiểu dinh dưỡng là gì?
-Kiểu dinh dưỡng là cách thức VSV sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon khác nhau từ môi trường để cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động sống.
4. Củng cố: 4 phút
 - HS đọc phần kiến thức ghi nhớ SGK trang 90 
 - Cho HS làm câu 3 SGK trang 91
 5. Hướng dẫn học ở nhà: 2 phút
- Đọc phần “em có biết”
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_22_Dinh_duong_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_luong_o_vi_sinh_vat.docx