Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)
Đồ chơi em bé đá bóng.
Bài văn thuyết minh có 3 phần:
- Nguyên vật liệu.
- Cách làm (quan trọng nhất)
- Yêu cầu thành phẩm.
Hai phần cũng rất quan trọng:
- Nguyên vật liệu: có chuẩn bị nguyên vật liệu mới có thể tiến hành chế biến, chế tạo được.
- Yêu cầu thành phẩm: giúp người làm so sánh, điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm.
Bổ sung số lượng cụ thể của nguyên liệu.
Văn bản b.
- Thuyết minh về cách nấu một món ăn.
- Ở phần nguyên vật liệu có đề ra số liệu cụ thể à người thực hiện dễ chuẩn bị. Phần yêu cầu thành phẩm cũng có khác vì món ăn khác với đồ chơi.
- Trình bày ngắn gọn bằng những gạch đầu dòng à dễ theo dõi, dễ thực hiện.
- Đã sắp xếp hợp lí, không thể thay đổi.
Bài: 19 - Tiết: 84 THUYẾT MINH VÈ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( Cách làm) Tuần dạy: 21 Mục tiêu: Kiến thức: -Nắm được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. -Nắm được mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm). 1.2 Kỹ năng: - Quan sát đối tượng được cần thuyết minh: một phương pháp(cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 1.3 Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Nội dung học tập: Giới thiệu một phương pháp(cách làm). Phương pháp trọng tâm:Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: Thế nào là đoạn văn? Các câu trong đoạn văn thuyết minh có thể được trình bày như thế nào?(6đ) - Bài văn thuyết minh gốm các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh. - Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ, ngắn gọn ý chủ đề; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức; theo thứ tự diễn biến sự việc hoặc theo thứ tự chính phụ,) - Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh: giới thiệu được về đối tượng một cách chính xác khách quan. Để giới thiệu được một phương pháp(cách làm), chúng ta phải làm gì? (2đ) Điều kiện: Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp(cách làm). GV kiểm tra việc thực hiện vở soạn bài, vở ghi của học sinh. (2đ) 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Vào bài. Muốn giới thiệu cho bè bạn về món ăn dân dã hay cách làm một món đồ chơi nào đó, ta phải làm gì? Các bước của hoạt động: Hoạt động của Thầy Hđ của trò Nội dung bài học Hoạt động 2: Giới thiệu một phương pháp(cách làm). Mục tiêu: Kiến thức: + Sự đa dạng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. + Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. + Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm). Kĩ năng: + Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp(cách làm). Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, tái hiện, thảo luận nhóm, đặt vấn đề. Phương tiện dạy học: giấy A4, A0 Gọi HS đọc văn bản a, sgk/24. 5 Văn bản hướng dẫn cách làm đồ chơi gì? GV cho học sinh thảo luận (5 phút) Nhóm 1,2,3: Bài văn thuyết minh đó có mấy phần? đó là những phần nào? Phần nào quan trọng nhất? Phần nguyên vật liệu và phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết hay không? Trong văn bản thuyết minh trên, có thể bổ sung điều gì? Nhóm 4,5,6: Gọi HS đọc văn bản b, sgk/25. 5 Văn bản thuyết minh về vấn đề gì? Cách thuyết minh có gì khác với văn bản a? Cách trình bày nội dung của hai văn bản trên như thế nào? Trình tự các phần trong hai văn bản trên có thay đổi được không? – Giáo viên nhận xét – 5 Để giới thiệu được một phương pháp(cách làm), đòi hỏi người giới thiệu phải làm gì? 5 Yêu cầu trình bày? Đọc văn bản ( 24) HS đọc văn bản b, sgk/25. Thảo luận nhóm Các nhóm trình bày học sinh nhận xét – Chất vấn Ghi bảng. Suy nghĩ trả lời I. Giới thiệu một phương pháp(cách làm): Đồ chơi em bé đá bóng. Bài văn thuyết minh có 3 phần: - Nguyên vật liệu. - Cách làm (quan trọng nhất) - Yêu cầu thành phẩm. Hai phần cũng rất quan trọng: - Nguyên vật liệu: có chuẩn bị nguyên vật liệu mới có thể tiến hành chế biến, chế tạo được. - Yêu cầu thành phẩm: giúp người làm so sánh, điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm. Bổ sung số lượng cụ thể của nguyên liệu. Văn bản b. - Thuyết minh về cách nấu một món ăn. - Ở phần nguyên vật liệu có đề ra số liệu cụ thể à người thực hiện dễ chuẩn bị. Phần yêu cầu thành phẩm cũng có khác vì món ăn khác với đồ chơi. - Trình bày ngắn gọn bằng những gạch đầu dòng à dễ theo dõi, dễ thực hiện. - Đã sắp xếp hợp lí, không thể thay đổi. Ghi nhớ: - Điều kiện: Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp(cách làm). - Yêu cầu của việc trình bày: + Cụ thể, rõ ràng về điều kiện, cách thức, trình tự thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. + Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, chính xác, rõ nghĩa. Hoạt động của Thầy Hđ của trò Nội dung bài học Hoạt động 3: : Luyện tập. Mục tiêu: Kiến thức: + Nắm được đặc điểm, cách làm một trò chơi, đồ chơi. Kĩ năng: + Lập được dàn bài. + Xác định được các ý trong một bài cụ thể.. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: tái hiện, đặt vấn đề, thực hành theo mẫu. Phương tiện dạy học: giấy A4, A0 Các bước của hoạt động: Bài tập 1 : GV định hướng cách làm bài cho học sinh. GV gọi 1 học sinh thực hiện trên bảng. các học sinh khác thực hiện vào nháp. Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 1 học sinh thực hiện trên bảng. các học sinh khác thực hiện vào nháp. Bài tập 1 : Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. MB: Giới thiệu khái quát trò chơi (tên gọi, tính chất trò chơi). TB: Số lượng người chơi? Dụng cụ cần có? Cách chơi? (chơi như thế nào? Thế nào là thắng? thua? Phạm luật?) Yêu cầu đối với trò chơi? KB: Tác dụng của trò chơi? (giải trí, rèn trí tuệ, thể chất?, ) Bài tập 2: Cách đặt vấn đề: Muốn tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tiết kiệm thời gian nghiên cứu phải có phương pháp đọc nhanh. - Cách đọc: có nhiều cách đọc (đọc thành tiếng và đọc thầm; đọc thầm gồm đọc theo dòng và đọc ý). Đọc ý là cách đọc nhanh. + Đọc ý: đọc ý chung của bài qua các từ chủ yếu. (từ chủ đề) + Cách đọc: Đọc toàn bộ khối từ để cái nhìn bao trùm lên 6-7 dòng, hoặc cả trang. Mắt chuyển động dọc từ trên xuống dưới (cần phải có sự tập trung cao). - Hiệu quả: Tốc độ đọc 1500 từ/phút đến 12000 từ/phút (tốc độ đọc bình thường: 150 – 200 từ/phút). Các số liệu trong bài có ý nghĩa thuyết phục cao. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: GV nhắc lại phần ghi nhớ. - Điều kiện: Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp(cách làm). - Yêu cầu của việc trình bày: + Cụ thể, rõ ràng về điều kiện, cách thức, trình tự thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. + Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, chính xác, rõ nghĩa. 5.2. Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài. + Sưu tầm một số bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm) trong một số báo, tạp chí. + Viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm) để tạo nên một sản phẩm cụ thể. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ”. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi SGK; các câu hỏi sau: + Văn bản này viết về đối tượng nào? Bài viết cho biết những tri thức gì? + Để có thể viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, chúng ta phải chuẩn bị trước những việc gì? + Bài viết được sắp xếp theo bố cục như thế nào? Theo em bài này có những gì thiếu sót về bố cục? + Để bài giới thiệu được hoàn chỉnh thì người viết nên tổ chức bố cục như thế nào? + Xét về mặt nội dung, bài thuyết minh trên còn thiếu những gì?
File đính kèm:
- Bai_19_Thuyet_minh_ve_mot_phuong_phap_cach_lam.doc