Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 9: Thường thức và trải nghiệm (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương

* Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc vân:

- Cho HS xem tranh chân dung họa sĩ, yêu cầu HS nghiên cứu phần 1 trong Sgk

- Yêu cầu HS:

+ Kể vài nét tiểu sử của họa sĩ?

+ Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng?

- Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật Việt Nam hiên đại. Những năm 1939-1944 là giai đoạn ông sáng tác sưng sức nhất, chất liệu chủ đạo là sơn dầu.

- Tác phẩm ở giai đoạn này: Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, hai thiếu nữ và em bé.

- Sau cách mạng tháng 8/1945 ông làm hiệu trưởng trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Giai đoan này ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ và đề tài kháng chiến. Ông hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

* Giới thiệu tranh Thiếu nữ bên hoa huệ:

- Cho HS xem tranh trên máy chiếu.

- Yêu cầu HS nêu:

+ Hình ảnh chính trong tranh?

+ Cách vẽ hình ảnh chính?

+ Kể tên hình ảnh khác?

+ Màu sắc chủ đạo?

- Hãy nói lên suy nghĩ của mình khi xem tranh?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 9: Thường thức và trải nghiệm (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 9: THƯỞNG THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM
(4 tiết )
Bài 1: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
Bài 9: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Bài 17: Xem tranh du kích tập bắn.
Bài 25: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết dược một số thông tin sơ lược về họa sĩ
- HS hiểu được nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu...
- HS phát triển khả năng phát hiện khi tiếp xúc với tranh vẽ của họa sĩ, các tác phẩm, công trình điêu khắc cổ Việt Nam.
- HS sử dụng được phương pháp trải nghiệm qua vẽ lại, sắm vai, để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: 
- Các phụ bản tranh trong các bài học.
- Một số tranh khác của các họa sĩ có trong bài học.
- Một số tranh phong cảnh của học sinh.
- Máy chiếu
- Vận dụng quy trình “Các phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm”.
2. Học sinh:
- Bút chì, tẩy, giấy A4, màu vẽ, giấy màu,.....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Tiết 1+ 2)
1. Ổn định lớp:
Tổ chức cho HS khởi động bằng bài hát “Quê hương em”
2. Giới thiệu chủ đề:
 Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với chủ đề..
3. Bài học:
Hoạt động 1: Trải nghiệm. 
GV:
* Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc vân:
- Cho HS xem tranh chân dung họa sĩ, yêu cầu HS nghiên cứu phần 1 trong Sgk
- Yêu cầu HS:
+ Kể vài nét tiểu sử của họa sĩ?
+ Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng?
- Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật Việt Nam hiên đại. Những năm 1939-1944 là giai đoạn ông sáng tác sưng sức nhất, chất liệu chủ đạo là sơn dầu.
- Tác phẩm ở giai đoạn này: Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, hai thiếu nữ và em bé...
- Sau cách mạng tháng 8/1945 ông làm hiệu trưởng trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Giai đoan này ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ và đề tài kháng chiến. Ông hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
* Giới thiệu tranh Thiếu nữ bên hoa huệ:
- Cho HS xem tranh trên máy chiếu.
- Yêu cầu HS nêu:
+ Hình ảnh chính trong tranh?
+ Cách vẽ hình ảnh chính?
+ Kể tên hình ảnh khác?
+ Màu sắc chủ đạo?
- Hãy nói lên suy nghĩ của mình khi xem tranh?
* Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
- Cho HS xem tranh chân dung họa sĩ, yêu cầu HS nghiên cứu phần 1 trong Sgk
- Yêu cầu HS:
+ Kể vài nét tiểu sử của họa sĩ?
+ Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng?
- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp trường Mĩ thuật Đông Dương khoa V (1929 – 1934). Ông vừa sáng tác vừa nghiên cứu mĩ thuật dân tộc. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, là người dầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.
- Một số tranh nổi tiếng: Cây chuối (1936), Công thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí (1962), Tan ca, mời chị em họp để thi thợ giỏi (1976)...
- Ngoài ra oogn còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác, năm 1996 ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
* Giới thiệu tranh Du kích tập bắn:
- Cho HS xem tranh trên máy chiếu.
- Yêu cầu HS nêu:
+ Hình ảnh chính trong tranh?
+ Cách vẽ hình ảnh chính?
+ Kể tên hình ảnh khác?
+ Màu sắc chủ đạo?
- Hãy nói lên suy nghĩ của mình khi xem tranh?
* Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ:
- Cho HS xem tranh chân dung họa sĩ, yêu cầu HS nghiên cứu phần 1 trong Sgk
- Yêu cầu HS:
+ Kể vài nét tiểu sử của họa sĩ?
+ Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng?
- Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930 quê huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông là Hiệu trưởng trường ĐH Mĩ thuật Hà Nội (1985 – 1992), Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988.
- Ông vẽ nhiều tranh phong cảnh, các nhân vật trong tranh chủ yếu là các cụ già, thiếu nữ và em bé.
- Ông có nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2001.
* Giới thiệu tranh bắc Hồ đi công tác:
- Cho HS xem tranh trên máy chiếu.
- Yêu cầu HS nêu:
+ Chất liệu của tranh?
+ Hình ảnh chính trong tranh?
+ Cách vẽ hình ảnh chính?
+ Kể tên hình ảnh khác?
+ Màu sắc chủ đạo?
- Hãy nói lên suy nghĩ của mình khi xem tranh?
* Giới thiệu về điêu khắc cổ Việt Nam:
- Cho HS xem tranh trên máy chiếu một số hình tượng và phù điêu cổ ở SGK.
- Yêu cầu HS nêu:
+ Xuất xứ?
+ Nội dung đề tài?
+ Chất liệu?
- Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ nhân đân gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm... thường thể hiện chủ đề tín ngưỡng và cuộc sống xã hội. Các tác phẩm thường được làm từ gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa,...
HS:
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích, trả lời câu hỏi.
+ Quan sát, trả lời.
- Quan sát, lắng nghe, nghi nhớ.
- Quan sát tranh, suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu suy nghĩ của bản thân.
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích, trả lời câu hỏi.
+ Quan sát, trả lời.
- Quan sát, lắng nghe, nghi nhớ.
- Quan sát tranh, suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu suy nghĩ của bản thân.
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích, trả lời câu hỏi.
+ Quan sát, trả lời.
- Quan sát, lắng nghe, nghi nhớ.
- Quan sát tranh, suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu suy nghĩ của bản thân.
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích, trả lời câu hỏi.
+ Quan sát, trả lời.
- Quan sát, lắng nghe, nghi nhớ.
Hoạt động 2: Kỹ năng sáng tạo. (tiết 3)
GV:
+ Yêu cầu HS chọn tác phẩm để tái hiện.
+ Yêu cầu các nhóm phân chia nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn cách sắm vai tái hiện lại tác phẩm.
- Tập vẽ lại các tác phẩm.
HS:
+ Nhóm họp bàn chọn tác phẩm tái hiện.
+ Phân chia vai.
+ Tập tái hiện tác phẩm
+ Quan sát, ghi nhớ, học tập, rút kinh nghiệm.
- HS tập vẽ lại tác phẩm ở nhà.
Hoạt động3 : Biểu đạt (Tiết 4)
Hoạt động 4: Phân tích , diễn giải 
GV:
- Yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu, các đồ dùng phục vụ sắm vai thực hiện tái hiện tác phẩm theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện lần lượt theo thứ tự.
HS:
- Các nhóm thực hiện việc tái diễn tác phẩm, 1 thành viên giới thiệu thuyết trình về phần trình bày tái hiện tác phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 5: Giao tiếp , dánh giá
GV
- Gới ý, hướng dẫn cho các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhau.
- Yêu cầu các em chọn ra sản phẩm yêu thích nhất, nói lên suy nghĩ của mình về sản phẩm.
- GV nhận xét chung.
+ Về tạo dáng các nhân vật?
+ Về cách thể hiện nội dung?
+ Về cách sắp xếp và xây dựng tái hiện theo tác phẩm?
HS
- Các em quan sát và đưa ra nhận xét riêng của mình.
- Chọn ra chủ đề mà mình thích nhất.
4. Củng cố:
- Nội dung chủ đề:
+ Kỹ năng sáng tạo, biểu đạt, xây dựng chủ đề, thuyết trình chủ đề.
+ Kỹ năng, ý thức hợp tác nhóm.
- Nhận xét giờ học:
+ Nhận xét về tinh thần chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Nhận xét về ý thức học tập, sự tích cực, sáng tạo của cá nhân, của nhóm.
+ Nhận xét về mức độ hoàn thành chủ đề bài học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị tranh cho tiết trưng bày sản phẩm.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Mi_thuat_5_chu_de_9_Phuong_phap_Dan_Mach.doc