Sáng kiến phương pháp dạy tập đọc lớp 5 theo hướng tích cực hóa người học

Hoạt động của HS trong giờ tập đọc theo phương pháp dạy - học mới :

 Trong môn tập đọc, hoạt động của HS có thể là:

 - Hoạt động giao tiếp.

 - Hoạt động phân tích.

 Cả hai loại họat động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau :

 + Làm việc độc lập.

 + Làm việc theo lớp.

 + Làm việc theo nhóm.

 . Trong phần lớn các trường hợp nhất là trường hợp câu hỏi đã rất cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập.

 . Trong trường hợp câu hỏi tương đối trừu tượng hoăc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp làm việc chung theo đơn vị lớp sẻ có ít HS làm việc thì làm việc theo nhóm là tốt nhất.

 .Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp GV thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không cần suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến phương pháp dạy tập đọc lớp 5 theo hướng tích cực hóa người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIÉN
PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC.
 	I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	a. Cơ sở lý luận.
- Từ năm học 2000, Bộ Giáo Dục tiến hành cải cách “giáo dục”.Trong đó: cải cách nội dung chương trình và phương pháp giáo dục đến nay, chương trình cải cách giáo dục đã hoàn thành và đưa vào giảng dạy trên toàn quốc . Qua đó, làm thay đổi phương pháp giáo dục theo kiểu truyền thụ :giáo viên làm trung tâm còn học sinh chủ yếu là :nghe, nói, đọc, viết và học thuộc lòng.Thông qua phương pháp dạy học mới này, HS có thể phát triển khả năng tư duy và trở thành chủ thể trong việc học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình, được phát triển và chiếm lĩnh kiến thức tự nhiên.
-Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lựng phân mơn “ Tập đọc” cho học sinh là đều hết sức cần thiết, nhằm giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức và nâng cao khả năng nghe, nĩi, đọc, viết. Đồng thời tạo điều kiện cho các em học tốt các mơn học khác của chương trình tiểu học.
	b. Cơ sở thực tiển
	-Do đây là phương pháp mới, đòi hỏi người GV phải nắm vững. Do đó tôi đi đến quyết định chọn viết đề tài “phương pháp dạy tập đọc lớp 5 theo hướng tích cực hóa người học”, nhằm mục đích xây dựng kế hoạch dạy học và làm tài liệu nghiên cứu - học tập bồi dưỡng tay nghề cho bản thân và tạo điều kiện cho học sinh học tốt phân môn tập đọc.
	-Ngoài ra : do thực trạng tình hình lớp học đầu năm, học sinh yếu và cá biệt nhiều. Cịn nhiều học sinh nghe nĩi đọc viết cịn hạn chế. Từ những nguyên nhân trên tôi đi đến quyết định chọn viết đề tài này “Phương pháp dạy tập đọc lớp 5 theo hướng tích cực hố người học”, nhằm mục đích làm tài liệu cho giáo viên và tạo điều kiện cho học sinh học tốt môn tập đọc. 
	II. NỘI DUNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
	-Nội dung chương trình phân môn tập đọc lớp 5 hiện hành.
	 -Phương pháp dạy tập đọc lớp năm theo hướng tích cực hóa người học
	-Đối tượng học sinh tiểu học, Trường Tiểu học Tân Bình A. Năm học 2015-2016.
 	III.CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Để đề tài đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý thực hiện cácbước sau: 
a. ở lớp học:
	- Trên lớp, trong giờ tập đọc, cần giáo giục cho HS nói- đọc đúng từ ngữ, nói thành câu, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
	- Giáo dục HS khi đọc cần thể hiện giọng đọc phù hợp từng lời nhân vật và thể loại văn bản (giọng cao, thấp, ôn tồn, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ biểu cảm )
	- Luyện cho HS làm chủ tốc độ, cường độ (nhanh - chậm).
 - Luyện cho HS làm chủ ngữ điệu (cao giọng, lên giọng, hay hạ giọng).
	- Giáo viên cần truyền thụ kỹ nội dung bài học để HS định hướng cách học cho phù hợp.
	- Nhắc HS trao đổi học tập kinh nghiệm từ bè bạn.
	- Truyền thụ kiến thức kỹ năng đúng đặc trưng bộ môn.
	b. Ở gia đình học sinh.
	- Nhắc HS xây dựng thời gian biểu học tâïp ở nhà sao cho có khoa học.
	- Nhắc HS thường xuyên luyện đọc ở nhà để nâng cao thành tích.
	- Nhắc HS trao đổi học tập kinh nghiệm ở anh, chị, bè bạn và cha mẹ.
	c. Đối với bản thân học sinh.
	 Đối với bản thân HS, điều quan trọng là cố gắng khắc phục mọi khó khăng, năng nổ học tập và thực hiện đầy đủ yêu cầu của GV.
	d. Đối với giáo viên.
 - Giáo viên cần trao dồi kiến thức, tự học, tự rèn, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trao đổi phương pháp dạy - học với bạn bè đồng nghiệp để xây dựng phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
 - Giáo viên là trung tâm để giúp HS học tập nên GV cần dạy chính xát, đầy đủ rỏ ràng để HS lĩnh hội đầy đủ kiến thức môn học.
	- Bằng kinh nghiệm, GV cần truyền thụ nội dung bài chính xát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ cho HS dễ dàng vận dụng vào khâu học tập.
	- Giáo viên cần xây dựng quy trình dạy học cụ thể rỏ ràng, theo quy định mới về phương pháp dạy học tích cực hóa người học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định.
	- Giáo viên xây dựng quy trình dạy học và thực hiện đúng quy trình dạy học đã quy định.
	- Ngoài ra GV cần nắm rõ một số vấn đề sau để từ đó xây dựng nội dung và phương pháp dạy học cụ thể đúng quy định:
1/ Vị trí môn tập đọc.
	Phân môn tập đọc giúp học sinh:
- Củng cố phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc (đọc trơn, đọc thầm), viết đã được hình thành ở lớp dưới ;Tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh và khả năng đọc diễn cảm.
 - Phát triển kỹ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách nhân vật Để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
	- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con ngườ để góp phần hình thành nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa.
	2/ Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh .
	- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới trương trình và sách giáo khoa lần nầy của Bộ Giáo Dục là:Đổi mới phương pháp dạy - học (chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của HS ).
	- Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học của HS thì phương pháp này không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
	3 / Phương pháp dạy - học tập đọc theo hướng tích cực hóa người học.
	3.1/ Bản chất của phương pháp dạy- học tập đọc theo hướng tích cực hóa người học :
	Nội dung và phương pháp dạy - học bao giờ củng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kỹ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng nầy HS phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng HS chỉ làm chủ được kiến thức nầy khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua rèn luyện trong thực tế. Đó lá những lý do cho sự ra đời của phương pháp dạy - học mới :“ phương pháp dayï - học theo hướng tích cực hóa người học”.
	Tích cực hóa người học được hiểu là :phương pháp dạy - học lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động - được bộc lộ mình.
	3.2/ Hoạt động của HS trong giờ tập đọc theo phương pháp dạy - học mới :	
 	Trong môn tập đọc, hoạt động của HS có thể là:
	- Hoạt động giao tiếp.
	- Hoạt động phân tích.
	Cả hai loại họat động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau :
	+ Làm việc độc lập.
	+ Làm việc theo lớp.
	+ Làm việc theo nhóm.
	. Trong phần lớn các trường hợp nhất là trường hợp câu hỏi đã rất cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập.
	. Trong trường hợp câu hỏi tương đối trừu tượng hoăïc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp làm việc chung theo đơn vị lớp sẻ có ít HS làm việc thì làm việc theo nhóm là tốt nhất.
	.Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp GV thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không cần suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc.
	3.3/ Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo phương pháp dạy - học mới :
	Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, giao việc, nêu câu hỏi tìm hiểu, kiểm tra, tổ chức HS báo cáo, tổ chức đánh giá.
	4 / Các biện pháp dạy học.
	a/ Hướng dẫn đọc :
	* Đọc thành tiếng.
 Giáo viên hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau :
- Đọc mẫu :Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do GV đảm nhận. Đến lớp năm kĩ năng đọc của HS được nâng cao, nhiều HS có thể đạt tới trình độ chuẩn trong một số trường hợp nhất định. Do vậy, tùy trường hợp cụ thể GV chỉ định HS khá giỏi đọc làm mẫu trước. GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước đọc trơn trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm. Các hình thức đọc mẫu bao gồm :
+ Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều HS đọc sai.
+ Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn đọc diễn cảm .
	- Dùng lời nói kết hợp chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS cách nghĩ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp.
	- Tổ chức cho HS đọc cá nhân (đọc trong nhóm, đọc trước lớp ), đọc đồng thanh (cả nhóm, cả tổ, cả lớp ) ;Ở lớp năm nên hạn chế đọc đồng thanh tăng cường đọc cá nhân.
	* Đọc thầm.
	Các biện pháp có thể thực hiện :
	- Giao nhiệm vụ để định hướng rỏ yêu cầu đọc thầm cho HS ( đọc câu nào, đoạn nào ; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng ;đọc để trả lời câu hỏi nào)
- Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho HS, cách thực hiện nhiệm vụ này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của HS tăng dần độ khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 1/-2/ ; Đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn - bài trong 2/-3/.
	* Đọc diễn cảm.
	- Ý nghĩa việc đọc diễn cảm:
	Từ những kinh nghiệm của đời sống, từ những thành tựu của văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời, phần lớn đã ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp ta giao tiếp được với “ Thế hệ bên trong của người khác”. Đặc biệt: Khi đọc một số tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nẩy nở ước mơ tươi đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn.
	Để có khả năng thông hiểu những gì đọc được và để phát huy cao về ý nghĩa của việc đọc. Học sinh ngoài việc đọc đúng :từ, tiếng, câu, đoạn, bài mà còn phải biết kết hợp đọc diễn cảm. Vì đó là thể hiện sự hiểu biết thấu đáo những gì đọc được, cũng như những gì mà tác giả muốn chuyển tải trong nội dung bài văn.
	- Mục đích việc dọc diễn cảm.
	Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một văn bản, văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngắt giọng, cường độ giọng  Để diễn dạt đúng tính cách, tình cảm mà tác giả muốn gữi gấm trong bài, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc với tác phẩm.
	Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài học. Đọc diễn cảm là yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm  Phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với từng kiểu câu, bài, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng (Kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm ), làm chủ tốc độ đọc ( nhanh, chậm, ngân hoặc dãn nhiệp đọc), làm chủ cường độ (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không nhấn giọng) và làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Ở tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, cần chú ý một số kỹ thuật sau :ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu cho phù hợp với từng thể loại văn bản.
 b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ.
	+ Đối với từ ngữ đã được giải thích trong SKG :GV không nhất thiết phải yêu cầu HS giải thích tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích. Biện pháp thực hiện là gọi HS đọc trước lớp hoặc cho HS đọc thầm rồi trình bày trước lớp.
	+ Đối với những từ ngữ còn khó hiểu trong bài GV hướng dẫn HS giải thích như sau :
	. Gọi HS đọc đoạn có từ cần giải thích .
	. Yêu cầu HS giải thích bằng cách: ( đặt câu với từ đó hoặc dùng từ đồng nghĩa - trái nghĩa thông dụng ở địa phương để giải thích) 
	- Giúp HS nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài.
	Các biện pháp có thể áp dụng là :
	+ Cho HS đọc thầm câu hỏi hoặc GV nêu câu hỏi.
	+ Giải thích thêm cho rỏ câu hỏi ( nếu cần)
	+ Tách câu hỏi thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụï để HS thực hiện. Chú ý tránh đặt thêm câu hỏi không phù hợp với chủ điểm hoặc vượt quá khả năng nhận thức của HS.
	+ Yêu cầu HS trả lời hoặc làm mẫu một phần để HS nắm được yêu cầu của câu hỏi. 
	- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi :( Các biện pháp thực hiện )
 + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - nhóm đôi - nhóm để trả lời câu hỏi
	+ Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
	+ Trao đổi với HS, sửa lổi cho HS hoặc tổ chức cho HS giải đáp thắt mắt cho nhau góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
	+ Sơ - tổng kết ý kiến HS, ghi bảng nếu cần thiết. 
5/ Quy trình dạy học
 5.1 / Kiểm tra bài cũ. 	
 Giáo viên kiểm tra 2-3 HS đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng, sau đó đặt câu hỏi về nội dung bài để kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu.
	5.2 / Dạy bài mới.
	a/ Giới thiệu bài.
	- Nhiệm vụ của hoạt động giới thiệu bài là nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học và gây hứng thú học tập cho HS. Nếu bắt đầu bằng chủ điểm mới ,GV cần giới thiệu đôi nét về chủ điểm.
	-Có thể có nhiều cách giới thiệu bài. Ví dụ :gợi mở bằng câu hỏi hoặc bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật (nếu cần thiết) hay diễn giảng bằng lời. Lưu ý phần mở bài cần ngắn gọn.
	b Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
	* Luyện đọc.
 - Một HS đọc (hoặc 2-3  HS nối tiếp đọc toàn bài) 
 - GV - HS chia đoạn bài văn hoặc bài thơ.
	 - Gọi HS nối tiếp đọc thành tiếng trước lớp (mỗi em đọc một đoạn - Lập lại hai lần. GV kết hợp chữa lỗi phát âm cho HS và giải nghĩa một số từ ngữ cho HS.
	- Luyện đọc theo nhóm (chia nhóm cho HS đọc trong nhóm).
	- Một HS đọc toàn bài.
	-GV đọc mẫu. (Yêu cầu HS lắng nghe cách đọc của GV).
	* Tìm hiểu bài.
	GV hướng dẫn HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK (hoặc các câu hỏi được chia tách của GV ) theo các hình thức dạy học thích hợp ). Nếu HS yếu nhiều thì GV nêu câu hỏi để HS trả lời ( kèm theo gợi ý nếu cần ).
	* Luyện đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật hoặc luyện đọc lại với văn bản khát) 
	 - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn hoặc khổ thơ
 + Gọi HS đọc nối tiếp, HS còn lại lắng nghe nhận xét cách đọc của bạn.
	+ GV hướng dẫn HS cách đọc hay qua bài đọc.
	- Hướng dẫn đọc kỹ một đoạn : 
	+ GV treo đoạn cần luyện đọc lên bảng .
	+ GV dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng và sử dụng đồ dùng dạy học xác định cách đọc hay.
	+ GV đọc mẫu.
+ HS luyện đọc theo cặp (2HS ngồi cạnh nhau luyện đọc cho nhau).
	+ HS thi đọc diễn cảm. (1-2 lượt)
	+ Nhận xét đọc diễn cảm.
	- Học thuộc lòng đối với bài yêu cầu học thuộc lòng.
	+ HS nhẫm thuộc lòng.
	+ Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
	+ Nhận xét đọc thộc lòng.
 + Nhận xét đọc thuộc lòng.	
 5.3 / Củng cố – Dặn dò.
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa bài văn.
	- Liên hệ thực tế.
	- Nhận xét tiết học.
	- Nêu yêu cầu cần tiếp tục luyện tập và chuẩn bị bài mới.	
 * Lưu ý :Tùy nội dung bài, trình độ HS, GV dạy theo lối bổ dọc hoặc bổ ngang ;Luyện đọc diễn cảm cần vận dụng linh hoạt :đọc truyện theo vai, thi đọc tốt, tổ chức trò chơi có tác dụng luyện đọc  ;Mỗi đoạn văn có nhiều cách đọc khác nhau, GV tránh áp đặt làm hạn chế sự cảm thụ và sáng tạo của học sinh.
IV. Kết quả thực hiện chuyên đề
	 Qua một năm thực hiện đề tài bản thân tôi nhận thấy :
 + Bản thân GV cảm thấy tự tin trong viecä dạy học, về trình độ chuyên môn có nâng lên rỏ rệt.
	+ Kết quả học tập của HS nói chung (về đọc - đọc diễn cảm, cảm thụ bài văn của HS) được nâng lên rỏ rệt.
	+ HS học tập tích cực, không học vẹt. HS mạnh dạng, tự tin trong học tập.
	+ Đa số HS thể hiện diễn cãm đúng giọng vui, buồn, giận giữ, trang nghiêm  phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại văn bản. Đọc có xúc cảm, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả.
DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tân Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2016 Người viết 
Thái Trung Tính

File đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_day_tap_doc_lop_5.doc