Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 7: Chữ trong trang trí (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương

GV:

- Cho học sinh xem hình ảnh về một hội trại thiếu nhi. (có lều trại, cổng trại, băng giôn, khẩu hiệu, triển lãm báo tường). Trình chiếu qua powerpoint

- Hướng học sinh chú ý vào các câu khẩu hiệu. Gợi ý cho các em tìn hiểu về kiểu chữ ở các băng giôn.

+ So sánh sự khác nhau giữa kiểu chữ trong hình với kiểu chữ nét đều đã được học ở các bài trang trí trước?

+ So sánh sự gây cảm giác?

*Tìm hiểu đặc điểm kiểu chữ nét thanh, nét đậm:

+ Trong một con chữ các nét có khác nhau không?

+ Vị trí của nét thanh, nét đậm?

+ Nét thanh?

+ Nét đậm?

+ Chiều rộng của các con chữ có bằng nhau không?

+ Những chữ nào có chiều rộng lớn hơn các chữ khác?

( Kiểu chữ nét thanh, nét đậm có thể có chân hoặc không có chân.

*Tìm hiểu về đầu báo tường.

- Cho học sinh quan sát một vài đầu báo tường có cách trang trí khác nhau (để các em thấy được sự phong phú và có nhiều cách trang trí đầu báo tường đẹp).

- Cho HS tìm hiểu một đầu báo tường tiêu biểu.

+ Mục đích của việc làm báo tường?

- Đầu báo tường gồm có?

+ Tên báo (đặc điểm)?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 7: Chữ trong trang trí (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Chủ đề 7: CHỮ TRONG TRANG TRÍ 
( 4 tiết )
Bài 22: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
Bài 26: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
Bài 30: Trang trí đầu báo tường.
Bài 33: Trang trí lều trại hoặc cổng trại thiếu nhi.
I. MỤC TIÊU: 
- HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
- Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách sắp xếp dòng chữ, cách kẻ chữ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường và trang trí trại cho thiếu nhi.
- Biết cách trang trí và sử dụng để trang trí được đầu báo tường và trang trí trại cho thiếu nhi.
- Phát triển khả năng trang trí, sáng tạo của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các sản phẩm tự thiết kế và trang trí theo yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: 
- Giấy A2
- Sưu tầm các đầu báo tường đẹp, các đầu báo tường của học sinh.
- Hình ảnh, video về các hoạt động cấm trại, hình ảnh về cổng, lều trại, mô hình trại.
- Sưu tầm một vài băng giôn, khẩu hiểu, bảng chữ kích thước nhỏ (kiểu chữ nét thanh nét đậm và nét đều)
- Máy chiếu, bài giảng sử dụng Powerpoint.
2. Học sinh:
- Bút chì, tẩy, giấy A4, màu vẽ, thước kẻ, compa, giấy màu, kéo.....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Tiết 1)
1. Ổn định lớp:
Tổ chức cho HS khởi động bằng bài hát vui.
2. Giới thiệu chủ đề:
 Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với chủ đề..
3. Bài học:
Hoạt động 1: Trải nghiệm. 
GV:
- Cho học sinh xem hình ảnh về một hội trại thiếu nhi. (có lều trại, cổng trại, băng giôn, khẩu hiệu, triển lãm báo tường). Trình chiếu qua powerpoint
- Hướng học sinh chú ý vào các câu khẩu hiệu. Gợi ý cho các em tìn hiểu về kiểu chữ ở các băng giôn.
+ So sánh sự khác nhau giữa kiểu chữ trong hình với kiểu chữ nét đều đã được học ở các bài trang trí trước?
+ So sánh sự gây cảm giác?
*Tìm hiểu đặc điểm kiểu chữ nét thanh, nét đậm:
+ Trong một con chữ các nét có khác nhau không?
+ Vị trí của nét thanh, nét đậm?
+ Nét thanh?
+ Nét đậm?
+ Chiều rộng của các con chữ có bằng nhau không?
+ Những chữ nào có chiều rộng lớn hơn các chữ khác?
( Kiểu chữ nét thanh, nét đậm có thể có chân hoặc không có chân.
*Tìm hiểu về đầu báo tường.
- Cho học sinh quan sát một vài đầu báo tường có cách trang trí khác nhau (để các em thấy được sự phong phú và có nhiều cách trang trí đầu báo tường đẹp).
- Cho HS tìm hiểu một đầu báo tường tiêu biểu.
+ Mục đích của việc làm báo tường?
- Đầu báo tường gồm có?
+ Tên báo (đặc điểm)?
+ Tên đơn vị tổ chức?
+ Dòng thể hiện chủ đề? vị trí?
+ Hình ảnh minh hoạ cho chủ đề.?
+ Màu sắc của đầu tờ báo?
*Tìm hiểu cổng trại
- Gv cho HS quan sát hình ảnh một cổng trại đẹp.
+ Vị trí tổ chức các cuộc cắm trại, các dip cắm trại?
+ Kiểu dáng của cổng trại?
+ Vật liệu làm cổng trại?
+ Các bộ phận của một cổng trại?
HS:
- Chú ý, quan sát, phân tích các hình ảnh.
- Chú ý (quan sat, phân tích về đặc điểm của kiểu chữ).
+ Nét thanh, nét đậm – nét đều.
+ Nét thanh, nét đậm có cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng.
- Quan sát, phan tích, ghi nhớ.
+ Nét to, nét nhỏ (thanh, đậm)
+ Căn cứ váo cách đưa nét bút khi kẻ chữ.
Là những nét đưa lên, nét đưa ngang.
+ Là nét kéo xuống.
+ Không bằng nhau.
+ Những chữ: C, G, O, Q
- Quan sát.
- Quan sát, phân tích.
+ Nhằm phản ánh hững hoạt động của đơn vị đó, làm trên giấy khổ lớn, treo trên tường.
+ Tên tờ về báo ( viết bằng chữ to, ,rõ ràng có thể in hoa hoặc in thường, chữ trang trí).
+ Quan sát
+ Quan sát (kích thước lớn, ở trung tâm)
+ Vui tươi, hóm hỉnh, ý nghĩa.
+ Tươi sáng lôi cuốn, nổi bật.
- Quan sát.
+ Nơi rộng ( sân trường, công viên, cám trại vào các dịp lễ tết).
+ Có nhiều kiểu dáng khác nhau.
+ Sử dụng nhiều vậtliệu khác nhau (tre, gỗ, ,vải, giấy...)
+ Đầu cổng (tên trại), chân cổng, rào, minh hoạ trang trí.
Hoạt động 2: Kỹ năng sáng tạo. (Tiết 2)
GV:
*Cách kẻ kiểu chữ nét thanh, nét đậm.
- Gv trình bày qua bài dạy powerpoint
+ Chon nội dung dòng chữ, xác định chiều cao, chiều dài của dòng chữ cho phù hợp với phần giấy.
+ Kể hai đường song song (chiều cao).
+ Tìm khuôn khổ chữ và khoảng cách các con chữ.
+ Phác hình chữ, phác nét thanh, nét đậm.
+ Hoàn chỉnh dòng chữ.
(có thể vẽ màu chữ, màu nền)
*Cách trang trí đầu báo tường
- Gv trình bày qua bài dạy powerpoint
+ Xác định, đặt tên cho tờ báo, tìm kiểu chữ phù hợp với tên.
+ Sắp xếp các mảng hình: Mảng chữ tên báo to, ở vị trí trung tâm. Có thể sắp xếp các chữ vào các hình khác nhau.
+ Các mảng chữ khác như: số báo, tên đơn vị, nội dung chủ đề nên nhỏ hơn, cân đối với toàn bộ đầu báo.
+ Hình minh hoạ: biểu tượng, cờ, hoạ tiết trang, đường diền... phối hợp với các mảng chữ cần hài hoà.
- Vẽ màu tươi sáng, nối bật.
*Cách trang trí cổng trại
- Gv trình bày qua bài dạy powerpoint
- Xác định, vẽ hình dáng cổng.
+ Viết, kẻ tên trại
+ Trang trí chân cột, rào...
- Vẽ màu phù hợp, trong sáng, nổi bật .
- Yêu cầu HS nghiên cứu làm bài thực hành
HS:
- Quan sát, ghi nhớ.
- Quan sát, ghi nhớ
Hoạt động3 : Biểu đạt (Tiết 3 - 4)
GV:
- Yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu, các sản phẩm sáng tạo, thực hiện chủ đề theo nhóm.
- Hướng dẫn HS xây dựng tranh 2D theo chủ đề mà các nhóm đã chọn.
- Chủ động gợi ý cho các nhóm HS xây dựng, sắp xếp các hình ảnh cho sinh động và phù hợp với chủ đề.
HS:
- GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một chủ đề
- Kẻ, vẻ, cắt, ghép tư liệu, cùng nhau xây dựng chủ đề, làm tranh 2D.
Hoạt động 4: Phân tích , diễn giải 
GV
- Giáo viên bố trí nơi treo, trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn, gợi ý cho các nhóm lên thuyết trình, trình bày chủ đề của nhóm.
HS
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm vào vị trí đã chọn
- Các nhóm cử người đại diện thống nhất nội dung chủ đề.
- Các nhóm lần lượt lên thuyết trình về chủ đề của nhóm.
Hoạt động 5: Giao tiếp , dánh giá
GV
- Gới ý, hướng dẫn cho các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhau.
+ Về hình ảnh các con vật?
+ Về cách tạo dáng?
+ Về cách sắp xếp của chủ đề?
+ Màu sắc của cả chủ đề?
- Yêu cầu các em chon ra sản phẩm yêu thích nhất, nói lên suy nghĩ của mình về sản phẩm.
- GV nhận xét chung.
HS
- Các em quan sát và đưa ra nhận xét riêng của mình.
- Chọn ra chủ đề mà mình thích nhất.
4. Củng cố:
- Nội dung chủ đề:
+ Cách kẻ, vẽ hình, cách sắp xếp trong chủ đề.
+ Kỹ năng sáng tạo, biểu đạt, xây dựng chủ đề, thuyết trình chủ đề.
+ Kỹ năng, ý thức hợp tác nhóm.
- Nhận xét giờ học:
+ Nhận xét về tinh thần chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Nhận xét về ý thức học tâp, sự tích cực, sáng tạo của cá nhân, của nhóm.
+ Nhận xét về mức độ hoàn thành chủ đề bài học.
5. Dặn dò: Xem trước các bài
Bài 5: Tập nặn tạo dáng - Nặn con vật quen thuộc
Bài 13: Nặn dáng người
Bài 21: Tập nặn tạo dáng - Đề tài tự chọn.
Bài 29: Tập nặn tạo dáng - Đề tài ngày hội.
Chuẩn bị đồ dùng học tập chủ đề : Em và cộng đồng.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Mi_thuat_5_chu_de_7_Phuong_phap_Dan_Mach.doc
Giáo án liên quan