Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 4: Em và cộng đồng (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương

GV:

Giới thiệu về một số hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Cho HS quan sát hình ảnh một số các hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Cho HS xem tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc về một số hoạt động trong cuộc sống.

- Trong cuộc sống hoạt động của con người là rất phong phú, ở mỗi lính vực khác nhau thì hình dáng hoạt động cũng khác nhau. Hiểu được hình dáng của con người ở các hoạt động là rất cần thiết cho việc vẽ tranh, nặn tượng.

- Những việc làm chính trong các hoạt động?

- Không khí của các hoạt động?

- Màu sắc trong trang phục, màu sắc của thiên nhiên?

- Cho HS xem tranh vẽ về đề tài sinh hoạt

- Giới thiệu cho Hs xen các tác phẩm điêu khác của họa sĩ và các bài nặn của Hs.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 4: Em và cộng đồng (Phương pháp Đan Mạch) - Nguyễn Hữu Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chủ đề : EM VÀ CỘNG ĐỒNG
(4 tiết )
Bài 5: Tập nặn tạo dáng - Nặn con vật quen thuộc.
Bài 1: Nặn dáng người.
Bài 21: Tập nặn tạo dáng - Đề tài tự chon.
Bài 29: Tập nặn tạo dáng - Đề tài ngày hội.
I. MỤC TIÊU: 
- HS hiểu có những hiểu biết về các hoạt động côgnj đồng và những hình ảnh diễn ra trogn các hoạt động.
- Hiểu được hình dáng của con vật, người trong các hoạt động.
- Hs phát triển khả năng tưởng tượng, tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để sáng tạo được một câu chuyện của chính các em ở cộng đồng.
- Hs phát triển khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: 
- Giấy A2
- Sưu tầm phong phú các bài nặn, các bức tranh về các đề sinh hoạt, của học sinh và của họa sĩ.
- Video, hình ảnh về các hoạt động ccộng đồng.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Bút chì, tẩy, giấy A4, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, sáp nặn...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Tiết 1)
1. Ổn định lớp:
Tổ chức cho HS khởi động bằng một bài hát.
2. Giới thiệu chủ đề:
 Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với chủ đề..
3. Bài học:
Hoạt động 1: Trải nghiệm. 
GV:
Giới thiệu về một số hoạt động của con người trong cuộc sống.
- Cho HS quan sát hình ảnh một số các hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Cho HS xem tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc về một số hoạt động trong cuộc sống.
- Trong cuộc sống hoạt động của con người là rất phong phú, ở mỗi lính vực khác nhau thì hình dáng hoạt động cũng khác nhau. Hiểu được hình dáng của con người ở các hoạt động là rất cần thiết cho việc vẽ tranh, nặn tượng.
- Những việc làm chính trong các hoạt động?
- Không khí của các hoạt động?
- Màu sắc trong trang phục, màu sắc của thiên nhiên?
- Cho HS xem tranh vẽ về đề tài sinh hoạt
- Giới thiệu cho Hs xen các tác phẩm điêu khác của họa sĩ và các bài nặn của Hs.
HS:
- Quan sát, liên tưởng qua các trải nghiệm của bản thân.
- Quan sát, tư duy, liên tưởng về hình dáng của con người trong các hoạt động.
- Quan sát, tư duy, liên tưởng.
- Lắng nghe, ghi nhớ, tư duy, liên tưởng qua trải nghiệm của bản thân.
- Quan sát, tư duy, liên tưởng qua trải nghiệm của bản thân.
+ Tư duy, liên tưởng.
+ Quan sát, tư duy, liên tưởng.
- Quan sát, học tập và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Kỹ năng sáng tạo. (Tiết 2)
GV:
*Hướng dẫn cách nặn:
- Hướng dẫn HS cách nặn theo 2 cách (Giáo viên biểu diễn và diễn giải cách nặn)
* Hướng dẫn xây dựng thành một tranh 3D thể hiện nội dung hoạt động.
+ Tìm chọn nội dung.
+ Tìm chọn và tạo ra các hình ảnh thể hiện hoạt động.
+ sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung, tạo được sự cân đối trong trên mặt nền.
+ Nặn thêm các hình ảnh khác tạo không gian và làm rõ hơn nội dung chủ đề.
- Cho HS tập nặn các hình ảnh biểu hiện hoạt động làm nguồn tư liệu cho tiết thực hành biểu đạt
HS:
 Quan sát, nghi nhớ.
- Quan sát, ghi nhớ, liên tưởng.
- Chuẩn bị đồ dùng, tạo hình làm nguồn tư liệu.
Hoạt động3 : Biểu đạt (Tiết 3)
GV:
- Tổ chức cho các nhóm nặn các sản phẩm dáng người, động vật và các chi tiết phụ bổ sung để xây dựng nội dung chủ đề học.
- Gợi ý để HS về hình ảnh, về nội dung và về cách vẽ màu cho tranh.
HS:
- Thống nhất nội dung, nặn dáng người, đôgnj vật và các chi tiết khác xây dựng một nội dung của hoạt động trong chủ đề.
Hoạt động 4: Phân tích , diễn giải 	(Tiết 4)
GV
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên thuyết trình, trình bày về nội dung chủ đề của nhóm. 
HS
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về tranh thể hiện nội dung chủ đề của nhóm.
- Các nhóm lần lượt lên thuyết trình chủ đề của nhóm mình.
Hoạt động 5: Giao tiếp , dánh giá
GV
- Gới ý, hướng dẫn cho các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhau.
- Yêu cầu các em chọn ra sản phẩm yêu thích nhất, nói lên suy nghĩ của mình về sản phẩm.
- GV nhận xét chung.
+ Về tạo dáng các nhân vật?
+ Về cách thể hiện nội dung?
+ Về cách sắp xếp và xây dựng câu chuyện theo chủ đề?
+ Màu sắc của cả chủ đề?
HS
- Các em quan sát và đưa ra nhận xét riêng của mình.
- Chọn ra chủ đề mà mình thích nhất.
4. Củng cố:
- Nội dung chủ đề:
+ Cách vẽ hình, cách sắp xếp hình ảnh trong chủ đề.
+ Sự phù hợp của hình ảnh với nội dung chủ đề.
+ Kỹ năng sáng tạo, biểu đạt, xây dựng chủ đề, thuyết trình chủ đề.
+ Kỹ năng, ý thức hợp tác nhóm.
- Nhận xét giờ học:
+ Nhận xét về tinh thần chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Nhận xét về ý thức học tập, sự tích cực, sáng tạo của cá nhân, của nhóm.
+ Nhận xét về mức độ hoàn thành chủ đề bài học.
5. Dặn dò: Xem trước các bài
Bài 1: Màu sắc trong trang trí.
Bài 6: Vẽ họa tiết đối xứng qua trục.
Bài 10: Trang trí đối xứng qua trục.
Bài 14: Trang trí đường diềm ở đồ vật
Bài 18: Trang trí hình chữ nhật
Chuẩn bị đồ dùng học tập chủ đề Màu sắc và sự đối xứng trong trang trí.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Mi_that_5_chu_de_4_Phuong_phap_Dan_Mach.doc