Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016

Hoạt động của thầy

1. KT bài cũ : Kiểm tra vở viết của HS

2. Bài mới :

1) Giới thiệu bài:

2) Nội dung

A. Viết vở luyện viết.

- Hai,ba HS đọc bài luyện viết: Bài 23.

- Nêu ý nghĩa câu văn và nội dung chính đoạn văn .

- HS phát biểu, cả lớp bổ sung ngắn gọn.

- GV kết luận:

- HS nêu kỹ thuật viết như sau:

+ Các con chữ viết hoa

+ Các con chữ viết thường 1 ô li:e, u,o,a,c,n,m,i

+ Các con chữ viết thường 1,5 ô li: t.

+ Các con chữ viết thường 2 ô li:d,đ,p,q

+ Các con chữ viết thường hơn 1 ô li: s,r

+ Khoảng cách chữ cách chữ: 1con chữ ô

+ Các con chữ viết thường 2,5 ô li: y,g,h,k,l,b,

+ Cách đánh đấu thanh:Đặt dấu thanh ở âm chính,dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên.

* HS viết bài khoảng 20-25 phút.

- GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn, mắt cách vở khoảng 25cm,Trang 1 viết đứng, Trang 2 viết nghiêng 15độ, trước khi viết đọc thầm cụm từ 1 đến 2 lần để viết khỏi sai lỗi chính tả.

- HS viết bài vào vở luyện viết.

- GV chấm bài 8-10 bài và nhận xét lỗi sai chung của cả lớp.

- GV tuyên dương những bài HS viết đẹp.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại lỗi sai và hướng khắc phục của mình.

- Dặn HS nào viết chưa xong về nhà hoàn chỉnh bài.

 

doc40 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nêu lại cách làm . 
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
* GV: Chuyển đổi câu (c) để tìm ra kết quả là đưa phân số thập phân về số thập phân và đổi về đơn vị từ m3 ra dm3 để so sánh.
- HS nêu yêu cầu.
- Trao đổi nhóm đôi làm bài.
- Đại diện nhóm nêu cách làm.
a) 913,232 413m3=913 232 413cm3 
b) m3 = 12,345m3 
*c) m3 > 8 372 361dm3
4.Củng cố - Dặn dò: 
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
II. CHUẨN BỊ: .Nội dung ôn tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài tập 1 : Đặt câu ghép
- GV cho HS đọc kĩ đề bài
- Cho HS làm bài tập.
a) Đặt câu có quan hệ từ và: 
b) Đặt câu có quan hệ từ rồi: 
c) Đặt câu có quan hệ từ thì:
d) Đặt câu có quan hệ từ nhưng:
e) Đặt câu có quan hệ từ hay: 
g) Đặt câu có quan hệ từ hoặc: 
- Gọi HS lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm bài, nhận xét.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống các ví dụ sau .
a) Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn ....
b) Mình đã nhiều lần khuyên mà ....
c) Cậu đến nhà mình hay ....
Bài tập 3 : Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ là : 
a) Tuynhưng 
b) Vìnên
c) Nếu thì
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
- HS đọc kĩ đề bài
- HS làm bài tập.
a) Mình học giỏi toán và mình cũng học giỏi cả tiếng Việt.
b) Bạn ra đây rồi mình nói cho mà nghe.
c) Cậu cố gắng học thì nhất định sẽ đạt học sinh giỏi.
d) Cậu ấy chăm học nhưng kết quả không cao.
e) Bạn học Toán hay bạn học Tiếng Việt.
g) Cậu làm một câu hoặc làm cả hai câu cũng được.
- HS lần lượt lên chữa bài 
a/ Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn lão nhà giàu thì mưu mô, xảo trá.
b/ Mình đã nhiều lần khuyên mà bạn không nghe.
c/ Cậu đến nhà mình hay mình đến nhà cậu.
a) Tuy nhà bạn Lan ở xa trường nhưng bạn ấy không đi học muộn.
b) Vì bạn Hoan lười học bài nên bạn ấy bị cô giáo phê bình.
c) Nếu em đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho em một chiếc cặp mới.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh ; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ: HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng.
- 2,3 HS kể chuyện
Nhận xét 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
- HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý:
- GV giải nghĩa cụm từ “Bảo vệ trật tự, an ninh” : Là hoạt động chống lại mọi xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. Ca lớp theo dõi SGK.
* GV lưu ý HS: Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc (ngoài nhà trường) hoặc đã nghe ai đó kể. Những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự trị an được nêu làm ví dụ trong sách, là những nhân vật các em đã biết qua các bài đọc trong SGK. Những em không tìm được câu chuyện ngoài SGK mới kể những câu chuyện đã học.
- GV kiểm tra nhanh HS nào tìm đọc truyện ở nhà (xem lược, giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp)
- HS đọc đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn. Câu chuyện nói về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự, an ninh của nhân vật, em đã nghe, đã đọc truyện đó ở đâu?...
- VD: Tôi muốn kể câu chuyện “Cuộc phiêu lưu của viên kim cương”. Câu chuyện kể về tài phá án của thám tử Sơ-lốc-Hôm. Tôi đã đọc truyện này trong cuốn Sơ- lốc - hôm. Tôi muốn kể câu chuyện về chiến công của một chiến sĩ công an thời kháng chiến chống Pháp. Ông tôi là công an đã nghỉ hưu kể cho tôi nghe câu chuyện này.
- 1 HS đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài kể chuyện); Nhắc HS cần kể có đầu có cuối .Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể một hai đoạn .
- HS viết dàn ý câu chuyện trên nháp .
* Tổ chức cho Hs kể chuyện theo cặp.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Mời HS xung phong thi kể chuyện trước lớp. GV dán tờ phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài KC lên bảng.
- Cho hs dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung câu chuyện.
VD: Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Chi tiết nào làm bạn cảm động nhất ? Vì sao bạn yêu nhân vật chính trong câu chuyện? Câu chuyện muốn nói điều gì ?, .
- GV nhận xét, bổ sung.
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi xung phong kể chuyện.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đối thoại cùng thầy (cô) và các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét,tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu; bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất .
4/ Củng cố - Dặn dò:
Tiết 4: Tập đọc
CHÚ ĐI TUẦN 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các các chú đi tuần.(Trả lời được các câu hỏi 1, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- Nhận xét 
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại.
HĐ 2: Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài (Cả lời đề tựa của tác giả: thân tặng các cháu HS miền Nam).
- GV: Ông Trần Ngọc – tác giả bài thơ là một nhà báo quân đội..
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài đọc trong SGK.
- 4 HS đọc 4 khổ thơ (lượt 1).
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2 : 
- HS đọc, hiểu nghĩa một số từ : 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài thơ.
- HS lắng nghe.
HĐ 3: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc khổ thơ 1:
+ Người CS đi tuần trong hoàn cảnh NTN?
+) Rút ý1:
- Cho HS đọc khổ thơ 2: 
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc hai khổ còn lại:
+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
+) Rút ý3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại. 
- Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc
+) Cảnh vất vả khi đi tuần đêm.
- Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì HP của trẻ thơ.
+) Sự tận tuỵ, quên mình vì trẻ thơ của các chú chiến sĩ.
- Tình cảm: Xưng hô thân mật, dùng các từ 
yêu mến, lưu luyến ; hỏi thăm ..
- Mong ước: Mai các cháu tung bay.
+) Tình cảm những mong ước đối với các cháu
* Bài thơ cho thấy tinh thần sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn của các chiến sĩ công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.
HĐ 4: HD đọc diễn cảm
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài .
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn sau: 
 Gió hun hút/ lạnh lùng 
 Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
- GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc.
- HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Lắng nghe.
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2016
Tiết 1: Thể dục
NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng 2-3 người.
 - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
 - Thực hiện được động tác bật cao. Ghi chú: làm quen bật lên cao( có thể có đà hoặc tại chỗ ) 
 - Làm quen trò chơi “qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 - Làm mẫu, hướng dẫn tập luyện.
III. CHUẨN BỊ
 - Trên sân trường: Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, bóng và dây nhảy. 
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Vỗ tay hát.
- TC: “Mèo đuổi chuột.”
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
Δ
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 - Điều khiển HS chạy 1 vòng sân. 
- Hô nhịp khởi động cùng HS.
- Quản ca cho lớp hát một bài.
- Nêu tên trò chơi tổ chức cho H chơi 
2.Phần cơ bản:
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng 
- Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
- Tập bật cao
- Trò chơi “Qua cầu tiếp sức” 
18-22 phút
- Nêu tên động tác, tập mẫu chỉ dẫn cho HS tập. G tập mẫu cùng 1 HS. 
- Kết hợp sửa sai cho HS. 
- Cán sự lớp tập mẫu cùng một nhóm, điều khiển HS tập, GV đi sửa sai uốn nắn từng động tác tung bóng và bắt bóng của HS.
 - GV chia nhóm ( 2 HS )từng đôi lên di chuyển tung và bắt bóng.
- GV nêu tên động tác thực hiện mẫu cách nhảy dây. 
- GV cho từng nhóm ( 8 H ) lên thực hiện nhảy dây (1 lần).
- Nhận xét đánh giá, tổ nào tập đúng đều đẹp được biểu dương, tổ nào thua phải chạy một vòng quanh sân tập.
 - GV nêu tên động tác chia nhóm cho HS tập bật cao.
- HS bật thử một số lần, GV nhận xét bổ sung.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. 
- GV chơi mẫu cùng một nhóm, HS quan sất cách thực hiện,
- HS lên chơi thử, GV giúp đỡ sửa sai cho từng tổ.
- GV cho cả lớp lên chơi chính thức 
- GV làm trọng tài quan sát nhận xét biểu dương bạn nhảy cao nhất.
3. Phần kết thúc:
- GV cho học sinh thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- GV giao bài tập về nhà cho học sinh. 
4-6 phút
* * * * *
* * * * *
Δ
- Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng .
- HS+GV củng cố nội dung bài.
- G nhận xét giờ học 
- H về ôn các động tác nhảy dâykiểu chân trước chân sau.
Tiết 1: Toán
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT.
I. MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan (BT : Bài 1)
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ:
- HS lên bảng làm bài 3 tiết trước.
- HS lên bảng
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.
- Nêu ví dụ: SGK (ghi bảng).
- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng cm3 ta làm thế nào?
- Cho hs quan sát đồ dùng trực quan.
- GV nêu: Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
- Vậy mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3 ?
- 10 lớp thì có bao nhiêu hình ?
- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật trên ta làm thế nào ?
- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Nếu gọi V là thể tích của hình hộp chữ a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật ta có công thức như thế nào ?
- HS quan sát
- HS đọc lại ví dụ.
- Ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.
- HS quan sát
- Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
- 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật trên là: 20 × 16 ×10 = 3200 (cm3)
* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dai nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
* Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật ta có: V = a × b × c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
HĐ 3: Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.
- Cho HS làm bài vào vở – gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét .
4/ Củng cố - Dặn dò: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:
a. a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 × 4 × 9 = 180 (cm3)
b. a = 1,5m; b = 1,1m ; c = 0,5m
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 × 1,1 × 0,5 = 0,825 (m3)
c. a =dm ; b = dm; c =dm
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2
- HS nhận xét sửa bài 
Tiết 3: TËp lµm v¨n
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
 -Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. (Theo gơi ý SGK).
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của một CTHĐ.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn lập chương trình hoạt động:
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- GV nhắc HS lưu ý: 
+ Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. HS đọc lại.
b) HS lập CTHĐ:
- HS tự lập CTHĐ và vở. GV phát bút dạ và bảng nhóm cho HS bảng nhóm.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính , khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Mời một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học .
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nói tên hoạt động chọn để lập CTHĐ.
- HS đọc.
- HS lập CTHĐ vào vở.
- HS đọc
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- HS sửa lại chương trình hoạt động của mình.
- HS bình chọn
Tiết 4: Luyện từ và câu.
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến ( ND ghi nhớ ).
 - Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người Lái Xe Đãng Trí ( BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
 - HS năng khiếu phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:
- Khi nối các vế câu ghép QH tương phản người ta sử dụng QHT và cặp QHT nào ?
- Cho ví dụ về câu ghép có QHT tương phản.
- Nhận xét .
- Các QHT: tuy,nhưng, mặc dù, nhưng, 
- Cặp QHT: tuy....nhưng, mặc dù ... nhưng, 
- Mặc dù đêm đã rất khuya nhưng Hoa vẫn miệt mài làm bài tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
3.Luyện tập:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc bài .
- YCHS thảo luận nhóm cặp. 
- GV chốt lời giải đúng.
* GV:Câu văn sử dụng cặp QHT Không chỉ ...mà thể hiện QH tăng tiến. 
-Em hãy tìm thêm 1 số QH từ khac thay vào câu văn.
- Qua ví dụ trên, các em rút ra được các cặp QHT nào ? 
- GV hỏi tính khôi hài của mẩu chuyện.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc bài .
- YCHS làm cá nhân.
* Kết luận : BT 2 chúng ta thêm câu ghép vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến .
- Lắng nghe. 
- HS nối tiếp đọc.
- HS thảo luận,phân tích cấu tạo câu ghép. Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi vế câu, khoanh tròn vào quan hệ từ.
- KQ : Vế 1: bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
- Không những .. mà ..., chẳng những ...mà ... ; không chỉ ...mà . 
- Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào sau tay lái.Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
- HS đọc.
a) không chỉ ...mà 
b) không những ...mà 
 chẳng những  mà 
c) không chỉ.mà
C.Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2016
Tiết 1: Toán
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan. BT : Bài tập 1 ; 3.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.Bộ DĐH toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Kiến thức:
Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm ® 1 cm3
Lắp đầy vào hình lập phương lớn.
Vậy hình lập phương lớn có bao nhiêu hình lập phương nhỏ ?
Vậy làm thế nào để tính được số hình lập phương đó ?
* 27 hình lập phương nhỏ (27 cm3) chính là thể tích của hình lập phương lớn.
Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm sao?
- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a, V là thể tích thì ta sẽ có công thức tính thể tích hình lập phương thế nào?
2.3. Luyện tập
*Bài tập 1 . 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- GV nhận xét.
* Bài tập 3 . 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Học sinh quan sát.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương nhỏ: 27 hình
- Học sinh quan sát nêu cách tính.
- Lấy 1 hàng có 3 hình nhân với 3 hàng thì ra một lớp, lấy một lớp nhân với 3 lớp : 
3 ´ 3 ´ 3 = 27 (hình lập phương).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Học sinh nêu công thức.
V = a ´ a ´ a
* HS nêu kết quả:
* Bài giải: 
a/ Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
 b/ Độ dài cạnh của hình lập phương là:
 (7 + 8 + 9 ) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
 8 x 8 x 8 = 512 (cm3 ) 
 Đáp số: a. 504cm3.
 b. 512cm3
Tiết 2 : Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện?
- 2,3 HS nêu
- Nhận xét .
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 03 đề bài của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- GV nhận xét kết quả bài làm:
+ Ưu điểm : Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả.
+ Khuyết điểm : Một số bài chưa có bố cục chặt chẽ, dùng từ chưa chính xác, còn sai lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa hợp đúng.
+ Nêu số điểm cụ thể cho cả lớp nghe.
- HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ.
- HS lắng nghe.
- GV trả bài cho học sinh.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
+ Lỗi về sử dụng dấu câu và ý. 
+ Lỗi dùng từ.
+ Lỗi chính tả.
- Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
+ Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
 * Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay:
- GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 - Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
- Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
- HS theo dõi trên bảng. Sửa lỗi vào vở, một số hs lên bảng sửa lỗi:
- HS đọc các lỗi, tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho bạn soát lỗi.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
- Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết 

File đính kèm:

  • doctuan_23_lop_5_1516.doc
Giáo án liên quan