Kế hoạch dạy học Khoa học Lớp 5 - Bài 57: Sự sinh sản của ếch - Phạm Thị Ngọc Lan

1. Bài mới:

**Hoạt động 1: Em thắc mắc

Đặc điểm sinh sản của loài ếch

Mục tiêu: HS biết được đặc điểm sinh sản của ếch.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (2’) trao đổi các câu hỏi thắc mắc về đặc điểm sinh sản của loài ếch. VD:

 Ếch thường sống ở đâu?

Ếch đẻ trứng hay đẻ con?

Ếch đẻ vào mùa nào? Và đẻ ở đâu?

Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?

- GV cho HS chơi “Đố bạn”

- GV mời 1 chú ếch đến giải đáp thắc mắc

- GV kết hợp cho HS xem hình ảnh về loài ếch.

- GV kết luận trên bảng:

Ếch:

+ Vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.

+ Đẻ trứng – Vào đầu mùa hạ

+ Trứng ếch nở thành nòng nọc.

- Cho HS xem clip minh hoạ ếch đẻ trứng

 Chuyển ý: Vậy từ nòng nọc biến thành ếch như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều kì diệu đó qua hoạt động tiếp theo.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Khoa học Lớp 5 - Bài 57: Sự sinh sản của ếch - Phạm Thị Ngọc Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học An Phong
Giáo viên: Phạm Thị Ngọc Lan
Lớp: 5/2
Kế hoạch dạy học
Môn: Khoa học 5
Bài: Sự sinh sản của ếch
Mục tiêu – yêu cầu:
Sau bài học, HS biết: Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, ảnh, clip sinh sản của ếch; Thẻ chữ; Bộ trò chơi Toa xe lửa
HS: bảng con, bảng nhóm, giấy a4
Thời gian
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1’
3’
1’
31’
10’
11’
10’
4’
Khởi động: Sinh hoạt vui
Kiểm tra bài cũ:
Mô tả quá trình phát triển của bướm cải ?
Trứng® Sâu® Nhộng® Bướm
Trứng® Nhộng® Sâu® Bướm
Nhộng® Trứng® Sâu® Bướm
Nêu một số cách diệt ruồi và gián?
3. Đây là tiếng kêu của con gì?
- GV cho HS bắt chước tiếng ếch kêu
® Giới thiệu bài mới: Tiếng kêu của ếch không chỉ là âm thanh đặc trưng của loài, mà còn đóng một vai trò trong việc sinh sản của ếch. Để biết được điều đó, chùng ta cùng khám phá bài học hôm nay: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
- GV ghi tựa
Bài mới:
**Hoạt động 1: Em thắc mắc
Đặc điểm sinh sản của loài ếch
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm sinh sản của ếch.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (2’) trao đổi các câu hỏi thắc mắc về đặc điểm sinh sản của loài ếch. VD:
 Ếch thường sống ở đâu? 
Ếch đẻ trứng hay đẻ con?
Ếch đẻ vào mùa nào? Và đẻ ở đâu?
Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
- GV cho HS chơi “Đố bạn” 
- GV mời 1 chú ếch đến giải đáp thắc mắc
- GV kết hợp cho HS xem hình ảnh về loài ếch. 
- GV kết luận trên bảng:
Ếch:
+ Vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
+ Đẻ trứng – Vào đầu mùa hạ
+ Trứng ếch nở thành nòng nọc.
- Cho HS xem clip minh hoạ ếch đẻ trứng 
® Chuyển ý: Vậy từ nòng nọc biến thành ếch như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều kì diệu đó qua hoạt động tiếp theo.
**Hoạt động 2: Em khám phá
Nòng nọc phát triển thành ếch như thế nào?
Mục tiêu: HS mô tả được quá trình phát triển từ nòng nọc thành ếch.
- GV gợi mở: 
+ Ếch khác nòng nọc ở điểm nào?
- GV nêu: Nòng nọc mọc chân và mất đuôi thế nào để trở thành ếch con?
® Bước 1: Dự đoán
- GV yêu cầu HS: Dự đoán và mô tả bằng sơ đồ vào bảng nhóm: Nòng nọc phát triển thành ếch như thế nào?. Thời gian 3’
- Cho 1-2 nhóm nêu ý kiến dự đoán
Bước 2: Thực nghiệm
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu (H.3-H.8 SGK/117 và clip Vòng đời của ếch) so sánh với dự đoán ban đầu để tìm câu trả lời
Bước 3: Kết luận
- Yêu cầu HS tự kết luận kiến thức và mô tả lại theo các tranh trong SGK/117
- Gọi HS lần lượt trình bày nội dung từng tranh
- GV chốt:
+ H.3: Nòng nọc lúc mới nở
+ H.4: Nòng nọc con (đầu tròn, đuôi dài, dẹp).
+ H.5: Nòng nọc lớn dần lên. Mọc 2 chân sau.
+ H.6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước
+ H.7: Ếch đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần, và bắt đầu nhảy lên bờ.
+ H.8: Ếch trưởng thành
- Cho HS xem hình. Chuyển: Các em đã khám phá ếch sinh sản như thế nào, bây giờ chúng ta cùng thử tài khéo tay qua hoạt động 3.
 **Hoạt động 3: Em thực hành
Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch 
Mục tiêu: HS viết/ vẽ được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- GV yêu cầu HS: vẽ sơ đồ chu trình (vòng khép kín) bằng hình ảnh hoặc từ ngữ về sự sinh sản của ếch 
- Cho HS trưng bày trên bảng lớp. 
- Tổ chức cho HS xem triển lãm sơ đồ
- Gọi 2-3 HS trình bày bài của mình
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Cho HS xem hình ảnh sưu tầm.
- GV hỏi: Ếch đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?
+ Ếch bảo vệ mùa màng
+ Ếch cung cấp thịt thơm ngon, bổ dưỡng, đem lại thu nhập cho nhiều gia đình.
® GD tích hợp: bảo vệ động vật
Củng cố, dặn dò:
* Trò chơi: Toa xe lửa
Cách chơi: 
 Chia 2 đội. Mỗi đội 5 HS lần lượt ráp các toa xe lửa phù hợp với chu trình sinh sản của ếch.
 Đội nào ráp đúng và nhanh là thắng. 
- Cho 1 HS nêu lại chu trình.
- GV tuyên dương, nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau: Sự sinh sản và nuôi con của chim.
- Ban sinh hoạt lên làm việc
1. HS làm bảng con, chọn đáp án đúng
Đáp án: A
2. HS trả lời: Phun thuốc diệt ruồi, diệt gián và giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhà ở thông thoáng,
3. HS nghe và trả lời: tiếng ếch kêu
- HS thi bắt chước tiếng ếch
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi, hỏi – đáp theo nhóm đôi
Dự đoán câu trả lời:
+ Ếch sống trên cạn/ dưới nước
+ Ếch đẻ trứng
+ Ếch đẻ ở dưới nước
+ Ếch đẻ vào mùa xuân/hạ/thu/đông
- HS chơi Đố bạn, lần lượt đố và trả lời theo hiểu biết của HS
- 1 HS làm ếch, giới thiệu đặc điểm sinh sản của ếch:
+ Ếch sống được cả ở trên cạn và dưới nước. Ếch thường sống ở bờ ao, hồ, đầm lầy. 
+ Ếch thường đẻ trứng vào đầu mùa hạ (hè). Ban đêm, sau những trận mưa mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng ếch đực gọi ếch cái đến sinh sản.
+ Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Trứng ếch sẽ nở thành nòng nọc.
- 2-3 HS nhắc lại kết luận
- HS trả lời:
+ Ếch: không có đuôi, có 4 chân. Nòng nọc: có đuôi dài, chưa có chân.
- HS thảo luận nhóm 6, ghi dự đoán vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung
- HS quan sát tranh + xem clip
- HS mô tả quá trình phát triển từ nòng nọc thành ếch theo từng tranh:
+ H.3: Nòng nọc mới nở
+ H.4: Nòng nọc con (đầu tròn, đuôi dài, dẹp).
+ H.5: Nòng nọc mọc 2 chân sau.
+ H.6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước
+ H.7: Ếch con.
+ H.8: Ếch trưởng thành
- HS nghe
- HS vẽ vào giấy a4.
VD: 
- HS trưng bày và lần lượt tham quan các sơ đồ
- 2 HS lần lượt trình bày
- HS quan sát
- HS nêu theo hiểu biết
- 10 HS tham gia chơi
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxBai_57_Su_sinh_san_cua_ech.docx