Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ

I. Mục đích - Yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết số lượng 1, 2. chữ số 1, 2.

 - Biết so sánh chiều dài.

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ biết đếm đến 1, 2. Rèn kỹ năng đếm, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

 3. Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết liên hệ thực tế.

 II. Chuẩn bị:

 1. Của cô:

 - Một số lô tô đồ dùng học tập : bút chì, bút màu, thước kẻ,vở. số lượng

 - Thẻ chữ số 1, 2.

 - 2 băng giấy xanh, đỏ dài bằng nhau, 1 băng giấy vàng ngắn hơn, 4 sợi giây.

 2. Của trẻ:

 - Bộ lô tô về đồ dùng học tập mỗi loại có số lượng 2.

 - Thẻ chữ số 1, 2.

 - Mỗi trẻ 3 băng giấy: gồm 2 băng giấy xanh, đỏ dài bằng nhau, 1 băng giấy vàng ngắn hơn, 4 sợi dây.

 3. Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ, tạo hình.

 

doc48 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều:
 	- Vệ sinh, ăn bữa phụ.
 	- Ôn: Thơ: “Cô giáo em”
 	- Cho trẻ quan sát quang cảnh trường.
 	7. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
Ngày soạn: Thứ hai ngày:10/9/2013.
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013
 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng - Điểm danh 
 2. Hoạt động có chủ đích
Tiết 1: Phát triển nhận thức:
TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON MINH DÂN CỦA BÉ
 I. Mục đích - Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên trường, địa chỉ của trường,  tên cô giáo, tên các thành viên trong trường, các đồ dùng, đồ chơi trong trường, trong lớp.
 2. Kỹ năng: 
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ ở trẻ:
 + Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng, nhận xét được những 
đặc điểm chính của trường mầm non.
3. Thái độ:
 - Trẻ biết quan tâm đến bạn bè, yêu quý các bạn trong lớp, thích đi đến trường, lớp: Yêu quý và kính trọng cô giáo, chăm đi học.
 II. Chuẩn bị:
 1. Của cô: 
 - Tranh ảnh về trường, lớp mầm non và một số hoạt động ở trường, lớp mầm non, tranh ảnh các hoạt động của cô giáo trong trường mầm non.
 - Tích hợp: Âm nhạc.
 2. Của trẻ: Một số bài hát, bài thơ về trường mầm non.
 III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện: 
- Cho trẻ hát bài “Vui đến trường” . Tác giả Hồ Bắc.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về năm học mới.
- Cho vài trẻ nói về cảm nghĩ của mình về ngày khai giảng năm học mới.
- Cô nói cho trẻ biết năm nay các bạn 5 tuổi sẽ được học chữ cái, chữ số để các bạn lên lớp 1. Muốn đi học lớp 1 các cháu phải học thật giỏi, nghe lời cô giáo.
2. Hoạt động học tập:
a. Trò chuyện,quan sát, đàm thoại tìm hiểu về trường mầm non Minh Dân:
- Cho trẻ vận động bài: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm non”. 
- Trò chuyện với trẻ về Trường Mầm non Minh Dân của bé:
+ Trường Mầm non của các con gọi là trường Mầm non gì ?
+ Trường Mầm non Minh Dân có những lớp nào?
+ Lớp mình là lớp mẫu giáo gì? 
- Cô giáo con tên gì?
- Ngoài cô ra còn có các cô nào? 
- Trong lớp con có những bạn nào? Bạn trai hay bạn gái? Đó là các bạn nào? 
+ Ngoài lớp Mẫu giáo lớn B của chúng ta ra trong trường Mầm non còn có những lớp học nào nữa?
- Tóm tắt ý trẻ và giới thiệu về các lớp trong trường Mầm non Minh Dân có nhiều lớp, lớp chúng mình là một trong 13 nhóm lớp của nhà trường mầm non Minh Dân đấy.
- Ở điểm Trường Chính ngoài các cô dạy học ở các lớp ra có các cô, chú nào? 
- Chú bảo vệ làm gì ? 
- Để lãnh đạo nhà trường làm việc còn có cô Hiệu Trưởng và hai cô hiệu phó nữa. Vậy các con có biết cô Hiệu trưởng tên gì không? 
+ Hai cô hiệu phó tên gì nhỉ?
- Hàng ngày đến lớp các con được cô giáo dạy dỗ, chăm sóc như thế nào ? 
- Đúng rồi ! Đến lớp các con được cô giáo dạy múa hát, chữ cái, số và được chăm sóc dạy dỗ rất tận tình.
- Vậy các con đối với cô giáo của mình như thế nào ? 
- Các cô giáo và các bạn luôn ở bên nhau, cùng nhau trò chuyện, vui chơi với nhau thật vui. Vậy các con có thích đến trường mầm non không? Các con thấy trường lớp Mẫu Giáo của mình có đẹp không? Chúng mình cần làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp? 
- Đọc thơ: Cô và cháu.
- Dẫn trẻ tham quan quanh trường: Chia trẻ thành 3 nhóm và thảo luận về ý kiến của mình về trường MN.
+ Có nhận xét như thế nào?
+ Công dụng của những thứ mà trẻ thấy?
- Dẫn trẻ đi tham quan các lớp học của bạn
- Giới thiệu sơ về các lớp học của bạn để trẻ biết
- Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ và giữ gìn tài sản của trường lớp, lễ phép với người lớn, yêu thương bạn bè.
c. Trò chơi: Tìm bạn thân:
- Cách chơi: Cho trẻ đi chơi và hát bài “Tìm bạn thân”, khi nghe hiệu lệnh một bạn trai tìm một bạn gái, hoặc bạn gái tìm bạn gái, bạn trai tìm bạn trai tùy theo yêu cầu của cô. (Hoặc ngược lại).
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi vị trí, cô nhận xét, động viên, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ cùng hát bài hát: “Chào ngày mới” . 
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nói về cảm nghĩ của mình trong ngày khai giảng.
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trường mầm non Minh Dân
- Trẻ trả lời.
- Lớp mẫu giáo Lớn B
- cô Thảo, cô Hoa.
- Cô Phấn, cô Thủy
- Cháu kể tên các bạn.
- Cháu kể.
- Lắng nghe.
- Cô kế toán, chú bảo vệ
- Tưới cây, đóng mở cổng
- Cô Tạ Thị Dậu.
- Cô Mai Phương, cô Nhung
- Cháu kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Yêu thương, vâng lời cô.
- Trẻ nêu hiểu biết của mình.
- Cả lớp đọc thơ.
- Quan sát, nhận biết.
+ Trẻ nêu ý kiến nhận xét.
- Trẻ quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe cô phổ biến cách chơi, biết cách chơi trò chơi.
- Nghe cô nhận xét
- Chơi 3 - 4 lần
- Trẻ hát cùng cô.
 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các khu vực trong sân trường
 - Trò chơi vận động: “Đoán tên”
 - Chơi tự do.
 4. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng.
 - Xây dựng: Lắp ghép xây dựng trường mầm non.
 - Góc học tập: Xem tranh trường mầm non.
 	 5. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.
 	 6. Hoạt động chiều: 
 	 - Vệ sinh, ăn bữa phụ
 	 - Học hát “Chào ngày mới”
 	 - Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
 	 7. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
__________________________________________
 Ngày soạn: Thứ hai ngày:10/9/2013.
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
 1. Vệ sinh, đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh.
 2. Hoạt động có chủ đích: 
Tiết 1: PTTM (Tạo hình):
TÔ MÀU TRANH ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI
 I. Mục đích - Yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên một số loại đồ chơi ngoài trời qua tranh và chọn màu tô phù hợp.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay: Tô màu đều không tô chườm ra ngoài. Phát triển sự sáng tạo ở trẻ.
 3. Thái độ:
 - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết chơi an toàn, yêu thích tranh mà mình làm ra. 
 II. Chuẩn bị:
 1. Của cô: 
 - Tranh đồ chơi ngoài trời của cô. (Tranh mẫu tô của cô to, rõ ràng.)
 2. Của trẻ: 
 - Vở tạo hình, bút màu.
 3. Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ.
 III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài “ Cháu đi mẫu giáo”. 
- Trò chuyện với trẻ về bài hát:
+ Các con vừa hát bài gì? 
+ Trường mầm non của chúng mình có tên là trường mầm non gì?
+ Trên sân trường các con thấy có gì? Con có thích các đó chơi đó không?
- Tóm tắt ý trẻ, giáo dục cháu ngoan, vâng lời cô và cha mẹ vui chơi an toàn và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của trường, của lớp.
2. Hoạt động học tập:
a. Quan sát, đàm thoại:
- Cô treo tranh mẫu cho trẻ quan sát, nhận xét về nội dung bức tranh. Cô gợi hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Trong tranh có những loại đồ chơi nào? (Cho một vài trẻ kể).
- Cô tóm tắt ý trẻ, nhắc lại nội dung bức tranh và nói: Để bức tranh đẹp hơn bây giờ các con cùng xem cô tô màu cho bức tranh thêm đẹp nhé.
b. Hướng dẫn trẻ thực hiện: 
- Cô gợi ý trẻ tô:
- Chọn màu để tô cho phù hợp.
- Chọn màu gì để tô những đồ chơi gì?
- Cô tô màu và nhấn mạnh: Khi tô màu cô di bút nhẹ nhàng, không chờm ra ngoài khung hình.
- Tô theo vòng tròn hoặc tô nét thẳng ngang, dọc…
c. Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ nhắc lại cách ngồi, cách cầm bút, cách phối màu, di màu.
- Trẻ tô màu đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát nhắc nhở, giúp đỡ các cháu còn chậm, động viên khuyến khích trẻ đã thực hiện tốt.
d. Trưng bày và nhận xét sản phẩm: 
 - Cô treo tranh lên.
- Cô nhận xét chung, khen ngợi, động viên trẻ.
- Giáo dục trẻ chơi an toàn và biết đoàn kết khi chơi. Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
3. Kết thúc: 
- Cô cùng trẻ hát bài: “Em yêu trường em”.
- Trẻ hát.
- Bài: Cháu đi mẫu giáo.
- Trường mầm non Minh Dân 
- Trẻ kể tên đồ chơi ngoài trời.
- Lắng nghe, vâng lời cô.
- Trẻ quan sát tranh mẫu.
- Các bạn đang chơi đồ chơi.
- Cầu trượt, bập bênh
- Lắng nghe.
- Chú ý xem cô tô màu.
- Quan sát cô tô màu.
- Trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, cách di màu.
- Trẻ thực hiện tô màu
- Trẻ xem tranh
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Lắng nghe.
- Hát cùng cô.
 	 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động có mục đích: Nhặt hoa lá làm đồ chơi
 - Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”
 - Chơi tự do.
 	4. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng.
 - Xây dựng: Lắp ghép xây dựng trường mầm non.
 - Góc học tập: Xem tranh trường mầm non.
 5. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.
 	6. Hoạt động chiều: 
 	- Vệ sinh, ăn bữa phụ
 	- Luyện đếm số lượng trong phạm vi 2, luyện so sánh chiều rộng. 
 	7. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
 Ngày soạn 10 /9/2013.
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013
 1. Vệ sinh, đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh.
 2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1 : Phát triển nhận thức:
 ÔN SỐ LƯỢNG 1,2, NHẬN BIẾT SỐ 1,2,
 ÔN SO SÁNH CHIỀU DÀI
 I. Mục đích - Yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ nhận biết số lượng 1, 2. chữ số 1, 2.
 - Biết so sánh chiều dài.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết đếm đến 1, 2. Rèn kỹ năng đếm, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 3. Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết liên hệ thực tế.
 II. Chuẩn bị:
 1. Của cô: 
 - Một số lô tô đồ dùng học tập : bút chì, bút màu, thước kẻ,vở... số lượng 
 - Thẻ chữ số 1, 2. 
 - 2 băng giấy xanh, đỏ dài bằng nhau, 1 băng giấy vàng ngắn hơn, 4 sợi giây.
 2. Của trẻ: 
 - Bộ lô tô về đồ dùng học tập mỗi loại có số lượng 2.
 - Thẻ chữ số 1, 2.
 - Mỗi trẻ 3 băng giấy: gồm 2 băng giấy xanh, đỏ dài bằng nhau, 1 băng giấy vàng ngắn hơn, 4 sợi dây.
 3. Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ, tạo hình.
 III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”.
- Trò chuyện với trẻ về bài hát: 
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các bạn đến lớp có vui không?
+ Các con có thích đi học không?
- Tóm tắt ý trẻ, nội dung bài hát, dẫn dắt vào bài
- Giáo dục: Các con cũng hãy vui vẻ chăm chỉ đi học đến trường cùng với cô và các bạn.
2. Hoạt động học tập: 
a. Luyện tập nhận biết số lượng 1- 2; ôn so sánh chiều dài:
* Ôn số lượng 1,2, nhận biết chữ số 1, 2.
- Trẻ tìm đồ chơi trong lớp có số lượng là 1(1 ảnh Bác, 1bảng đen…), gắn chữ số tương ứng.
- Cho trẻ tìm đồ dùng có số lượng là 2( 2 cái đàn, 2 búp bê), gắn chữ số tương ứng.
- Chơi vỗ tay đáp đúng theo yêu cầu của cô. 
- Các con xem trong rổ của các con có những đồ dùng, đồ chơi gì?
+ Có bao nhiêu cái bút?
+ Cho trẻ gắn số tương ứng với số bút.
- Tóm tắt lại chữ số và yêu cầu trẻ nhắc lại chữ số 1.
+ Các con đếm xem có bao nhiêu quyển vở? (Cho trẻ đếm, đọc danh số).
+ 2 quyển vở tương ứng với chữ số mấy ?
- Giơ số 2 và hỏi: “Đây là chữ số mấy? Số 2 có cấu tạo như thế nào” ?
- Cô tóm tắt ý trẻ và nêu tóm tắt cấu tạo chữ số 2.
- Cho trẻ phát âm chữ số 2.
- Cho trẻ so sánh số lượng bút và vở như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn ?
+ Muốn cho nhóm bút và nhóm vở bằng nhau thì ta phải làm thế nào?
- Cô và trẻ cùng thêm 1 chiếc bút và hỏi:
+ Hai nhóm đã bằng nhau chưa và bằng bao nhiêu? 
- Cho trẻ đặt chữ số tương ứng và nhắc lại chữ số 2.
* Ôn so sánh chiều dài:
- Nhìn xem trong rổ các con còn có gì có gì?
- Có màu gì? Các băng giấy như thế nào với nhau?
- Tìm xem có mấy băng giấy ngắn hơn băng giấy đỏ?
- Để chỉ 1 băng giấy con chọn thẻ số mấy?
- Ai biết có mấy băng giấy dài hơn băng giấy vàng?
- 2 băng giấy đó như thế nào với nhau?
- Để chỉ số lượng 2 con dùng thẻ số mấy?
- Trẻ cất đồ dùng vào rổ.
- Trời tối!...
- Nhìn xem cô có gì?
- 4 sợi dây này như thế nào với nhau?
- Ai giỏi tìm cho cô sợi dây dài nhất?
- Sợi dây ngắn nhất?
- Sợi dây ngắn hơn?
- Sợi dài bằng nhau?
- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ nhắc lại các cụm từ “dài nhất”, “ngắn nhất”, “ngắn hơn”, “dài hơn”, “dài bằng nhau”.
b. Luyện tập:
- Yêu cầu trẻ gắn 2 đồ vật và đặt chữ số tương ứng.
- Cho trẻ liên hệ số lượng 1, 2 trong thực tế: Bản thân, đồ dùng, đồ chơi cá nhân, đồ chơi và đồ dùng học tập của lớp.
* Trò chơi “ Tìm bạn thân”:
- Luật chơi: Mỗi cháu đều phải tìm cho mình một người bạn có cùng thẻ hoặc số lượng.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm có số lượng trẻ bằng nhau. Một nửa nhóm 1 cầm lô tô đồ dùng học tập có số lượng 1, một nửa còn lại cầm lô tô có số lượng 2. Một nửa nhóm 2 cầm thẻ số 1, nửa còn lại cầm thẻ chữ số 2. Trẻ vừa đi xung quanh lớp vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô: “ Tìm bạn thân” thì trẻ có thẻ chữ số 1 tìm bạn có 1 lô tô để kết thành đôi bạn thân. Tương tự trẻ có thẻ chữ số 2 tìm bạn có 2 lô tô kết thành đôi bạn.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ. Cho trẻ đổi thẻ tiếp tục chơi.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát múa “Múa cho mẹ xem”.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô:
- Ngày vui của bé.
- Có ạ.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe, vâng lời cô.
- Trẻ tìm gắn chữ số 1. 
- Trẻ tìm, gắn chữ số 2.
- Chơi vỗ tay theo yêu cầu.
- Trẻ tìm và nói tên đồ dùng.
- Có 1 cái bút.
- Gắn số tương ứng.
- Lớp, tổ, CN trẻ đọc chữ số.
- Trẻ thực hiện.
+ Số 2.
- Một nét cong và nét ngang. 
- Lắng nghe.
- Nhắc lại lớp, tổ, cá nhân.
- Trẻ so sánh.
- Xếp một cái bút.
- Bằng nhau và bằng 2.
- Thực hiện.
- Trẻ nêu.
- Không dài bằng nhau
- 1 băng giấy.
- Số 1.Trẻ chọn số1 đặt vào.
- Trẻ trả lời.
- Dài bằng nhau.
- Số 2. trẻ chọn số 2 đặt vào
- 4 Sợi dây…
- Không dài bằng nhau.
- Trẻ tìm…
- Trẻ thực hiện.
- Tìm, đếm và đặt chữ số tương ứng đồ dùng đồ chơi.
- 1 cái miệng, 1 cái mũi, 2 con mắt, 2 tai, 2 bàn tay, 2 chiếc dép…. 1 mặt trời, 1 mặt trăng….
- Nghe cô hướng dẫn, nhận biết cách chơi.
- Tham gia chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ hát múa, ra chơi.
 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên sân 
 - Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”
 - Chơi tự do.
 	4. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng.
 - Xây dựng: Lắp ghép xây dựng trường mầm non.
 - Góc học tập: Xem tranh trường mầm non.
 5. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.
 	6. Hoạt động chiều: 
 - Ôn số lượng 1, 2, nhận biết số 1,2, ôn so sánh chiều dài.
 - Chơi trò chơi dân gian
 	7. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
 Ngày soạn: 11/9/ 2013
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng.
 2. Hoạt động có chủ đích.
Tiết 1: Phát triển ngôn ngữ:
GIỚI THIỆU VỞ, BÚT 
VÀ CÁCH NGỒI, CÁCH GIỞ VỞ
 I. Mục đích - Yêu cầu:	
 1. Kiến thức:
 - Trẻ được làm quen với: Vở tập tô, bút chì...
 + Nhận biết về đặc điểm của bút vở và công dụng của các đồ dùng.
 2. Kỹ năng:
 - Bước đầu biết cầm bút chì để tô, viết: Cầm bút bằng tay phải: Cầm bằng 3 ngón tay (Ngón trỏ và ngón cái cầm bút, ngón giữa đỡ bút). Tuyệt đối không được cầm bút bằng tay trái. Ngồi đúng tư thế: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, khoảng cách giữa mắt và vở từ 25- 30 cm, không tì ngực vào bàn. Để vở ngay ngắn trước mặt, biết cách cách giở vở, dịch vở khi tô đến cuối trang.
 3. Thái độ:
 - Trẻ biết sử dụng và giữ gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa. Có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp. Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học.
 II. Chuẩn bị: 
 1. Của cô: - Bàn ghế và vở, bút chì.
 2. Của trẻ: - Vở tập tô, bút chì đen dành cho trẻ.
 - Bàn ghế kê theo tổ.
 3. Tích hợp:
III. Cách tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ đọc thơ: “Mèo con đi học”.
- Trò chuyện về bài thơ, về chủ đề, dẫn dắt vào bài.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng học tập của lớp, chăm đi học để được tập tô chữ cái.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động học tập:
a. Cho trẻ làm quen với vở và bút:
- Giới thiệu cho trẻ biết về quyển vở tập tô, bút chì: - Cô đưa từng đồ dùng ra cho trẻ là quen, gọi tên, nói đặc điểm và cách sử dụng đồ dùng đó.
- Cho trẻ nêu cách mở vở, cách cầm bút:
+ Bạn nào biết cách cầm bút, cách mở vở rồi?
- Cô nhận xét cách nêu của trẻ và dạy trẻ cách giở vở, cầm bút để tô, viết. (làm mẫu để trẻ quan sát):
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, khoảng cách giữa mắt và vở từ 25- 30 cm, không tì ngực vào bàn.
+ Quan sát cách mở vở của cô giáo: Cô lật từng trang nhẹ nhàng nếu không vở sẽ bị nhàu và quăn mép trông rất xấu
- Tay phải cô cầm bút (cầm bằng 3 ngón tay).
- Tay trái giữ vở thoải mái. (lưu ý khi tô phải bắt đầu tô từ bên tay trái).
 b. Trẻ thực hiện:
- Các con có muốn được cầm bút để tô không nào? “Các con hãy ngồi ngay ngắn cùng thi xem ai ngồi cầm bút và thực hiện đúng nhất nhé”!
+ Để vở ngay ngắn trước mặt, tập giở vở nhẹ nhàng từng trang...
+ Cầm bút đúng cách: Cầm bằng 3 ngón tay (Cho trẻ giơ lên cô kiểm tra cách cầm bút) . Lưu ý nhắc trẻ tuyệt đối không được cầm bút bằng tay trái.
c. Nhận xét: 
- Cô nhận xét tư thế ngồi, cách cầm bút, cách giở vở của trẻ.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ đọc thơ “Quyển vở của em”.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe, vâng lời cô.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nhận biết.
- Trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng vở, bút.
- Cháu nêu cá nhân.
- Trẻ chú ý quan sát, thực hiện ngồi đúng tư thế. 
- Quan sát cách mở vở
- Quan sát cách cầm bút, cách giữ vở khi tô
- Có ạ!
- Trẻ ngồi đúng tư thế, tập giở vở.
- Tập cầm bút ( Từng nội dung cô bao quát, kiểm tra xem trẻ làm có đúng không, cô sửa sai cho trẻ.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Đọc thơ cùng cô.
* Chơi chuyển tiếp: Ai vừa ra ngoài.
________________________________________
 DẠY HÁT: CHÀO NGÀY MỚI
Nội dung kết hợp: - Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”
 - Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
 I. Mục đích - Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát. Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu vui tươi, hồn nhiên trong sáng.
 - Biết vận động minh hoạ theo lời bài hát một cách hồn nhiên, vui tươi.
 2. Kỹ năng: 
 - Trẻ hát theo cô, sôi nổi, hào hứng. Nghe cô hát và biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát. Trẻ biết chơi trò chơi: Chơi hứng thú, sôi nổi.
 - Chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng hát cùng cô.
 3. Thái độ: 
 - Trẻ tham gia vào các hoạt động sôi nổi, hào hứng, giáo dục trẻ yêu trường lớp, thích thú khi được đến trường.
 II. Chuẩn bị:
 1. Của cô: - Hát tốt bài “Chào ngày mới”, “Ngày đầu tiên đi học”.
 - Tranh minh họa bài hát.
 2. Của trẻ: - Trẻ cả lớp ngồi ghế. Có 5 chiếc ghế không.
 3. Tích hợp: Văn học, toán, MTXQ
 III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Một ngày của bé”
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp của cháu: 
+ Lớp mình là lớp mẫu giáo gì? Thuộc trường nào?
+ Khi đến lớp, đến trường cháu thấy như thế nào?
+ Hằng ngày, các cháu tham gia vào các hoạt động nào?
- Hôm nay cô cháu mình cùng hát bài “Em đi mẫu giáo”, nhạc và lời Dương Minh Viên.
Bài hát diễn tả niềm vui của em bé khi đến trường nhé.
- Tóm tắt ý trẻ và giáo dục cháu ngoan, vâng lời cô giáo, đoàn kết với các bạn.
2. Hoạt động học tập:
a. Dạy hát vận động: “Chào ngày mới”.
 Nhạc và lời Hoàng Văn Yến:
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Treo tranh, giảng nội dung bài hát: 
“Bài hát có giai đệu vui tươi, rộn ràng, diễn tả tâm trạng của bạn nhỏ trong ngày mới đến lớp. Bạn nhỏ cảm thấy rất vui nên thấy mọi thứ xung quanh cái gì cũng đẹp: Em đi đến trường lòng vui hân hoanSân trường hoa tươi thắm. Cô giáo yêu đàn em. Cô dạy em khôn lớn, dạy em múa hát, chung vui với bạn bè nên bé hứa bé sẽ nào con ngoan.
- Dạy trẻ hát cùng cô.
- Dạy trẻ hát theo các hình thức: Lớp, tổ, cá nhân kết hợp sửa sai cho trẻ. 
- Cho trẻ vận động theo giai điệu của bài hát theo hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
b. Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”
 Nhạc& lời: Nguyễn Ngọc Thiện.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.
- Giảng tóm tắt nội dung bài hát: “Bài hát nói về những ngày đầu tiên bé đến trường với bao nhiêu bỡ ngỡ, rụt rè: Vừa đi vừa khóc, mẹ cùng cô ôm ấp vỗ về…. Những hình ảnh đó làm bé yên tâm và thích đến trường hơn, yêu cô giáo hơn”
- Giáo dục cháu chăm đến trường học với cô và các bạn, yêu cô giáo.
- Cô hát kết hợp múa minh họa.
- Cô hát kết hợp khuyến khích trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát (nghiêng đầu, vỗ tay...)
c. Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi:
- Luật chơi: 
+ Mỗi bạn chỉ được ngồi vào 1 ghế, ai không tìm được ghế là thua cuộc 

File đính kèm:

  • docCD TRUONG MN.doc
Giáo án liên quan