Kế hoạch cá nhân và bộ môn năm học 2013 - 2014

Tập luyện TDTT nhằm mục đích năng cao sức khoẻ cho học sinh muốn đạt mục đích đó thì phải cho học sinh tập luyện đúng phương pháp khoa học, tuân theo những yêu cầu của bài học.

 - Trong tập luyện trang phục gọn gàng phù hợp (phải đi giày ba ta khi tập luyện).

 - Trong giờ học kết hợp với phân tích thực hành cho học sinh nắm được sau đó cho học sinh tập luyện giáo viên chú ý quan sát sửa sai cho học sinh.

 - Sau mỗi giờ giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để các em thư giãn sau buổi tập.

 - Trong buổi tập luôn luôn phải chú ý đảm bảo tính khoa học và an toàn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch cá nhân và bộ môn năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch Cá nhân
I. Sơ yếu lí lịch
1- Họ và tên: Đồng Ngọc Dũng
2- Sinh ngày : 24/08/1977
3- Chuyên ngành đào tạo: TDTT.
4- Trình độ đào tạo: Đại Học .
5- Hình thức đào tạo : Chính quy.
6 - Tổ chuyên môn: Tổ hóa sinh - công nghệ - thể dục.
II. công viêc được phân công:
- Giảng dạy : - Môn thể dục: Khối 9 (9D, 9E)
 - Bồi dưỡng HS Điên kinh.
 - Phó TPT đội .
Nội dung kế hoạch
1. Thực hiện nề nếp, ngày công:
- Chỉ tiêu: Luôn luôn thực hiện tốt nề nếp trong giảng dạy cũng như thực hiện các phong trào khác, thực hiện ngày công đúng quy định.
+ Xếp loại: LĐ tiên tiến.
- Biện pháp: Đến trường đúng giờ quy định, làm việc có kế hoạch. Không nghĩ dạy khi không có lý do chính đáng. Tuyệt đối tuân theo sự phân công chuyên môn của nhà trường, không quản ngại khó khăn.
2. Công tác soạn giảng, chấm chữa:
- Chỉ tiêu: Xếp loại tốt.
+ Biện pháp: Luôn soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi đến lớp. Không có tình trạng dạy chay. Đảm bảo 100% tiết dạy đều có đồ dùng dạy học.
- Xuất trình giáo án khi được kiểm tra và trình giáo án đầu tuần cho tổ chuyên môn ký duyệt.
- Chấm chữa kịp thời, ra đề kiểm tra theo đúng quy định.
3. Chất lượng đại trà:
- Chỉ tiêu: Chất lượng đại trà đạt từ 100% trung bình trở lên.
+ Biện pháp: 
- Giáo dục thái độ học tập của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện hợp lý, cách sử dụng các phương tiện dụng cụ TDTT.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình tập luyện, tuyệt đối an toàn trong khi tập luyện, tính trung thực trong kiểm tra thi cử.
- Tích cực dự giờ thăm lớp để học điểm mới và khắc phục những hạn chế còn tồn tại của bản thân.
- Phát huy tối đa vai trò của dụng cụ, thiết bị TDTT, tích cực sưu tầm làm thêm các dụng cụ phục vụ cho dạy học..
- Bên cạnh đó chú ý bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho đối tượng học sinh NK để tham dự các kì thi HSG có kết quả cao.
 - Đẩy mạnh việc kiểm tra thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau, giành thời gian chữa lỗi sai về kiến thức và kĩ năng sau mỗi bài kiểm tra và có thể với từng nội dung.
- Soạn bài phù hợp với đối tượng học sinh.
- Sử dụng hiệu quả các đồ dùng hiện có, làm thêm, cải tiến 1 số đồ dùng dạy học cần thiết cho chương trình.
- Quan tâm giúp đỡ HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều biện phấp khác nhau. 
- Có những biện pháp khen che kịp thời để động viên khích lệ các em học tập
4. Chất lượng mũi nhọn:
- Bồi dưỡng HS NK khối 8, 9.
- Chỉ tiêu: Có 3 HS đạt HSG cấp huyện trở lên. 
- Biện pháp: - Thực hiện công tác BDHS NK theo kế hoạch và chương trình.
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng tìm ra những phương pháp BD HSNK hay, mang lại hiệu quả cao.
- Tập trung bồi dưỡng những môn có thế mạnh như : Điền kinh, cờ vua.
- Động viên học sinh chăm tập luyện, BD mọi lúc, mọi nơi.
- Có hướng phấn đấu quyết tâm cao, và xác định BD BDHS NK là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
5. Danh hiệu giáo viên :
- Chỉ tiêu: LĐ tiên tiến .
- Biện pháp: - Luôn hoàn thành tốt công việc được phân công.
 - Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, trong chuyên môn thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
 - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, biết cách tích luỹ chuyên môn. 
6. Công tác phụ đạo học sinh yếu:
- Chỉ tiêu: Cuối năm, tỷ lệ HS yếu kém 0%.
- Biện pháp: - Thường xuyên giúp đỡ kềm cặp những học sinh yếu kém, có phương pháp dạy linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
7. Công tác thao giảng, dự giờ:
-Chỉ tiêu: - Thao giảng 3 tiết/ năm, đạt loại khá trở lên.
 - Dự giờ: 1 tiết/tuần theo quy định.
 - Biện pháp: - Chuẩn bị chu đáo cho các buổi thao giảng nhằm đạt kết quả tốt nhất, luôn chăm lo công tác chuyên môn. 
- Sử dụng tốt đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học hiện đại.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tiếp thu những phương pháp và kinh nghiệm hay.
- Tiếp cận với công nghệ thông tin.
8. Công tác tự bồi dưỡng:
- Tích luỹ kiến thức: Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Xem đây là việc làm thường xuyên và là thiết thực cho bản thân.
9. Công tác mượn, sử dụng thiết bị và sử dụng phòng bộ môn:
- Đảm bảo 100% tiết dạy đều có đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học có hiệu quả. Không lãng phí và làm hư hỏng.
- Mượn và trả đúng thời gian quy định.
10. Đăng ký danh hiệu thi đua.
- LĐ tiên tiến.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch bộ môn thể dục 9 
Khảo sát tình hình học tập của học sinh
 Kết quả khảo sát đầu năm
 Lớp 
 Giỏi 
 Khá 
 TB 
 Yếu
 kém
 Ghi 
 9E	
 3%
 25%
 42%
 22%
 8%
 9G
 5%
 27%
 45%
 17%
 6%
II. Mục tiêu của môn thể dục 9 : 
- Chương trình TD 8 &9 giúp học sinh cũng cố, phát triễn những kết quả đã học ở các lớp 6,7,8 và hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS.
- Biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ dìn sức khoẻ, nâng cao thể lực.
 Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kĩ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn vể TC RLTT thể hiện khã năng của bản thân về TDTT.
 - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nền nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường .
iiI. Nhiệm vụ của bộ môn thể dục 9 :
1. Kiến thức:
 - Có một số hiểu biết về sức bền và phương pháp tập luyện để rèn luyện sức bền (theo sự chỉ dẩn của giáo viên)
 - Biết thực hiện một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển thể lực (theo quy định của chương trình)
 - Biết cách thực hiện các kĩ năng của ĐHĐN, bài Thể dục phát triển chung, chạy bền theo quy định về khoảng cách hay thời gian, tiếp tục học kĩ thuật chạy cự li ngắn 60m, nhảy xa kiểu ((ngồi)), nhảy cao kiểu ((bước qua)) đối với học sinh lớp 9.
 - Biết một số điểm cơ bản trong luật thi đấu các môn TT đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Thực hiện đúng, đều, đẹp những kĩ năng bài TD .
 Thực hiện đúng cơ bản kĩ thuật chạy cự li ngắn 60m, chạy bền trên địa hình tự nhiên, nhảy cao kiểu bước qua , nhảy xa kiểu ngồi, đá cầu và môn TT tự chọn.
 Đạt tiêu chuẩn RLTT
 3. Thái độ hành vi
- Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên, đảm bào an toàn trong tập luyện. ứng xữ đúng với bạn bè trong tập luyện và thi đấu.
- Tự giác học môn Thể dục và tự tập ngoài giờ. Không dùng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác khi trong giờ học.
 4. Đồ dùng dạy học:
* Các loại tranh vẽ:
- Tranh vẽ kĩ thuật các tư thế xuất phát.
- Tranh vẽ kĩ thuật đóng bàn đạp
 - Tranh vẽ kĩ thuật chạy ngắn, chạy bền
 - Tranh vẽ kĩ thuật nhảy xa, nhảy cao
 - Tranh vẽ kĩ thuật đá cầu, bài td.
* Dụng cụ:
Cờ xuất phát, dây đích, đồng hồ TT, thước dây, giá nhảy cao, sào nhảy cao, 
ván nhảy xa, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền.
IV. Biện pháp năng cao chất lượng.
- Tập luyện TDTT nhằm mục đích năng cao sức khoẻ cho học sinh muốn đạt mục đích đó thì phải cho học sinh tập luyện đúng phương pháp khoa học, tuân theo những yêu cầu của bài học.
 - Trong tập luyện trang phục gọn gàng phù hợp (phải đi giày ba ta khi tập luyện).
 - Trong giờ học kết hợp với phân tích thực hành cho học sinh nắm được sau đó cho học sinh tập luyện giáo viên chú ý quan sát sửa sai cho học sinh.
 - Sau mỗi giờ giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để các em thư giãn sau buổi tập.
 - Trong buổi tập luôn luôn phải chú ý đảm bảo tính khoa học và an toàn.
V. Chỉ tiêu phấn đấu.
Kết quả khảo cuối năm
 Lớp 
 Giỏi 
 Khá 
 TB 
 Yếu
 kém
 Ghi 
 9E	
 9G
VI. Cấu trúc chương trình- nội dung môn thể dục 9 :
Cấu trúc chương trình.
Thể dục 9 : Cả năm : 37 tuần x 2 = 70 tiết 
 *Học kì I: 19 tuần x 2 = 36 tiết. * Học kì II : 18 tuần x 2 = 34 tiết.
.
Kế hoạch chương : thể dục 9
Chương
Mức độ cần đạt
Chuẩn bị của GV-HS
Ghi chú
I- Một sô phương pháp tập luyện phát triển sức bền
- Học sinh biết được chương trình học, biên chế tổ, và cử cán sự bộ môn
- Học sinh nắm được nguyên tắc và phương pháp tập luyện TDTT.
- Biết một số phương pháp đơn giản tập luyện phát triển sức bền.
- Vân dụng đuợc trong học tập TD và tự tập luyện.
- Giáo viên soạn bài tìm tư liệu tham khảo làm ví dụ.
- Học sinh: Vở ghi.
III- Bài thể dục phát triển chung
- Học sinh thưc hiện động tác tương đối chính xác, đều, đẹp và phối hợp nhịp nhàng các động tác (tính nhịp điệu)
- Vận dụng để tự tập hằng ngày.
- Giáo viên soạn bài.
- Học sinh trang phục gọn gàng, và chuẩn bị sân tập luyện.
IV- Chạy ngắn.
- Học sinh thực hiện tốt các động tác bộ trợ, KT đánh tay chạy tốc độ cao.
- Học sinh nắm được cách đóng bàn đạp và nắm được tương đối chính xác 4 giai đoạn:
+ Xuất phát.
+Chạy lao sau xuất phát.
+Chạy giữa quảng.
+Chạy về đích.
- Giáo viên soạn bại, còi, đồng hồ bấm giây.
- Học sinh chuẩn bị sân tập 2,3 bộ bàn đạp, dây đích, thước đo, tranh ảnh, cờ xp.
- Tranh, mẫu.
Có thể kiểm tra 60m hoặc 30 x2 
V- Chạy bền
- Rèn luyện sức khoẻ, kéo dài thời gian hoạt động.
- Chạy đảm bảo cự ly, nâng cao năng lực phân phối sức hợp lý, biết cách thở trong khi chạy.
- Giáo viên soạn bài, còi, đồng hồ bấm giây.
- Học sinh chuẩn bị sân tập dây đích, thước đo.
VI- Nhảy xa
- Thực hiện được tương đối chính xác các động tác bổ trợ.
- Nắm được 1 số điều luật cơ bản.
- Nắm được tương đối 4 giai đoạn:
+ Chạy đà.
+ Giậm chân.
+ Trên không.
+ Tiếp đất.
- Giáo viên soạn bài, còi,
- Học sinh chuẩn bị sân tập, hố cát, quốc, xẻng, cào, thước đo m.
- Tranh mẫu.
XII – 
Nhảy cao
- Nắm được tương đối chính xác các động tác bổ trợ, biết cách đo đà-giậm nhảy .
- Nắm được 1 số điều luật cơ bản., và 4 giai đoạn nâng cao thành tích.
- Giáo viên soạn bài, còi,
- Học sinh chuẩn bị sân tập xà, giá, hố cát, thước, cờ. Tranh nhảy cao kiểu bước qua.
XIII– 
Đá cầu 
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết về luật đá cầu, kỹ thuật tác động để rèn luyền sức khoẻ, phát triển thể lực và thi đấu.
- Biết và thực hiện tương đối đúng động tác tâng cầu bằng đùi, bằng má, mu bàn chân,
- Phát cầu cao chân và thấp chân chính diện bằng mu bàn chân
- Đấu tập.
- Biết vận dụng để tự tập hàng ngày.
.
- Giáo viên soạn bài, còi.
- Học sinh chuẩn bị mỗi học sinh một quả cầu, lưới, cột để tập và thi đấu.
- Tranh mẫu
Tham gia thi đấu
IV. Môn TT tự chọn
( Bóng chuyền mini)
- Biết cách thực hiện phát bang cao chính diện, đập bóng chính diện theo phương lấy đà. Một số bài tập phối hợp và thi đấu.
- Hiểu một số chiến thuật và một số điểm luật trong luật bóng chuyền.
- Hs thực hiện đúng cơ bản các bài tập. 
- Vận dụng và hiểu được chiến thuật, luật bóng chuyền trong thi đấu.
- Giáo viên soạn bài, còi, bóng, lưới
- HS chuẩn bị sân bải
Tham gia thi đấu
Bóng đá mini
- Biết đá bóng má ngoài bàn chân, đánh đầu. 
- Hiểu một số chiến thuật và một số điểm luật trong luật bóng đá.
- Vận dụng và hiểu được chiến thuật, luật bóng chuyền trong thi đấu.
- Giáo viên soạn bài, còi, bóng.
- HS chuẩn bị sân bãi.
Tham gia thi đấu
VII Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
 a. Dự kiến bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Ngay từ đầu năm học mới, qua một số tiết học, giáo viên phân loại từng đối tượng khá giỏi và yếu kém để có phương pháp giảng dạy và huấn luỵên cho phù hợp.
 - Đối với học sinh giỏi thì giáo viên sẽ bồi giưỡng ngay trong từng tiết học và những buổi ngoại khoá riêng.
 b. Phụ đạo học sinh yếu kém.
 - Đối với học sinh yếu kém, giáo viên phải có kế hoạch phụ đạo ngay trong từng tiết học, giáo viên phân tích, thị phạm lại và cho các em thực hiện từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tap, từ thấp đến cao, từ chậm đến nhanh, động viên các em kịp thời, nhằm gây được sự hứng thú học tập cho các em, giao bài tập về nhà phù hợp với trình độ của các em để các em về nhà tự ôn luyện. Khi các em thực hiện được động tác hay bài tập nào đó thì giáo viên động viên khen thưởng kịp thời để tạo sự tự tin cho các em.
 - Ngoài ra giáo viên giành cho những học sinh yếu kém những buổi ngoại khoá để cũng cố những kĩ năng về kiến thức, kĩ thuật cho các em.
VIII. Biện pháp năng cao chất lượng.
- Tập luyện TDTT nhằm mục đích năng cao sức khoẻ cho học sinh muốn đạt mục đích đó thì phải cho học sinh tập luyện đúng phương pháp khoa học, tuân theo những yêu cầu của bài học.
 - Trong tập luyện trang phục gọn gàng phù hợp (phải đi giày ba ta khi tập luyện).
 - Trong giờ học kết hợp với phân tích thực hành cho học sinh nắm được sau đó cho học sinh tập luyện giáo viên chú ý quan sát sửa sai cho học sinh.
 - Sau mỗi giờ giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để các em thư giãn sau buổi tập.
 - Trong buổi tập luôn luôn phải chú ý đảm bảo tính khoa học và an toàn.
	 ngày 10 tháng 09 năm 2014	 
 Giáo viên
 Đồng ngọc Dũng

File đính kèm:

  • docKe hoach ca nhan.doc