Kế hoạch bài học Vật lý 8 bài 21: Nhiệt năng
I. NHIỆT NĂNG:
1. Định nghĩa:
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
2. Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
NHIỆT NĂNG Bài 21 - Tiết: 25 Tuần 26 Ngày dạy: 9 /02/2015 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * Học sinh biết: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. - Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. * Học sinh hiểu: - Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm về cách làm thay đổi nhiệt năng. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 1.3. Thái độ: - Say mê, tích cực trong học tập. 2. TRỌNG TÂM: Định nghĩa nhiệt năng , nhiệt lượng , cách làm thay đổi nhiệt năng . 3.CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: - Một quả bóng cao su. - Một miếng bìa kim loại. - Một cốc thuỷ tinh, một phích nước nóng. 3.2.Học sinh: - Mỗi học sinh chuẩn bị một miếng kim loại - Cả lớp chuẩn bị một phích nước nóng và mỗi tổ 4 cái cốc. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện : (1’) Kiểm tra sĩ số học sinh: Lớp 8A1: .../35; 8A2 : .../28; 8A3: ...../32 4.2.Kiểm tra miệng: (4’) Câu 1: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? Sự chuyển động đó phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ? Giải bài20.4/27(SBT) (10đ) Đáp án: Câu 1: Các nguyên tử, phân tử chuyển độngkhông ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Bài 20.4/27: Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp. Câu 2: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? Giải bài 20.5/27(SBT) (10đ) Đáp án: Câu 2: Vì các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn. Bài 20.5/27(SBT)Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía. Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. 4.3. Bài mới: (35') Hoat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập:(2’) Gv thực hiện thí nghiệm thả bóng rơi như hình 21.1, yêu cầu học sinh quan sát và cho học sinh nhận xét về độ cao mỗi lần quả bóng nảy lên, từ đó rút ra kết luận về cơ năng của quả bóng. + Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển hoá thành dạng năng lượng khác? Dạng năng lượng đó là gì? HĐ 2: Tìm hiểu Nhiệt năng.(8’) HS: Đọc mục I trước lớp, cá nhân HS tìm hiểu và thu tập thông tin trả lời các câu hỏi sau: GV: Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. + Vậychúng có động năng không? (có ) + Nhiệt năng của vật là gì? Và phụ thuộc vào các yếu tố nào? + Làm thế nào để biết nhiệt năng của vật tăng giảm? (ta dựa vào nhiệt độ của vật tăng hay giảm) + Vật nóng lên thì các phân tử chuyển động với vận tốc như thế nào? + Khi vận tốc của các phân tử tăng lên thì động năng của phân tử thay đổi như thế nào? Từ đó hình thành mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. + Như vậy muốn làm thay đổi nhiệt năng ta làm thế nào? các em tìm hiểu phần II ( làm cho vật nóng lên hay lạnh đi) HĐ3:Tìm hiểu cách làm thay đổi nhiệt năng.(15’) * Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. ( cá nhân thực hiên) + Như vậy muốn làm thay đổi nhiệt năng ta làm thế nào? (làm cho vật nóng lên hay lạnh đi) Cho học sinh quan sát một hòn bi bằng kim loại. Em làm thế nào để hòn bi: + Nóng nhanh lên + Nguội nhanh đi? * Bước 2: Bộ lộ quan điểm ban đầu của học sinh? Từng cá nhân nêu phương án.( HS tự nêu nếu không nêu được GV có thể gợi ý sau) + Làm hòn bi nóng lên: - Cọ xát hòn bi - Bỏ hòn bi vào nước nóng - Hơ hòn bi bằng đèn cồn + Làm hòn bi lạnh đi - Bỏ hòn bi vào nước đá - Bỏ vào tủ lạnh * Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm.(Hoạt động nhóm) + Đề xuất câu hỏi. + Thiết kế phương án thí nghiệm: - Cho các nhóm tìm cách tiến hành làm thí nghiêm. Với phương án mà nhóm chọn hãy nêu các dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? GV chốt lại phương án làm thí nghiệm: Giáo viên nhóm những phương án có chung đặc điểm để hình thành cho học sinh hai cách làm thay đổi nhiệt năng. HS: Thảo luận cách làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng.(Đốt nóng, thả vào nước đá, vào nước nóng, cọ xát vào mặt bàn) GV: Có nhiều cách làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng , nhưng ta quy về hai cách. + Hai vật va chạm mạnh hoặc cọ xát: Thực hiện công. Đặt vấn đề: Nếu ta không dùng cách thực hiện công thì có cách nào làm thay đổi nhiệt năng không? + Vật có nhiệt độ thấp tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao: Truyền nhiệt. * Bước 4: Các nhóm làm thí nghiệm theo thiết kế của nhóm mình. * Bước 5: Nêu ra một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận: + Qua thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì? - Một vật khi tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao hơn nó thì nhiệt năng của nó như thế nào? - Nếu tiếp xúc với những vật có nhiệt độ thấp hơn nó thì nhiệt năng của nó như thế nào? + Cách làm như thế nào gọi là truyền nhiệt? + Vậy nhiệt năng của vật có thể thay đổi như thế nào? HS: Trả lời C1.(Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng sẽ nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng tăng). Phân tích lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển.. GV: Nhận xét và rút ra kết quả . HS: Trả lời C2 (đốt nóng miếng đồng hay thả vào nước nóng). GV: Nhận xét và rút ra kết quả đúng. HĐ 4: Nhiệt lượng (5’) HS: Đọc thông tin mục III trong SGK/75. + Nêu khái niệm về nhiệt lượng ? + Ký hiệu và đơn vị của nhiệt lượng? HĐ 5: Vận dụng(5’) HS: Thực hiện cá nhân trả lời C3, C4, C5 Gv: Hướng dẫn Hs nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng. NHIỆT NĂNG I. NHIỆT NĂNG: Định nghĩa: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 2. Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG: 1. Thực hiện công: a. Thí nghiệm: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn. b. Kết quả: Miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ nhiệt năng tăng. c. Kết luận 1: Vậy qua cách thực hiện công đã thay đổi nhiệt năng của miếng đồng. 2. Truyền nhiệt: a. Thí nghiệm: Cho một miếng đồng vào nước nóng, sau 2 phút ta lấy ra ta sờ tay xem miếng đồng có nóng không? Rồi thả ngay vào nước đá. So sánh độ nóng lạnh của miếng đồng. b. Kết quả: Miếng đồng nóng lên khi thả vào nước nóng. Miếng đồng lạnh khi thả vào nước đá. c. Kết luận 2 : Một vật khi tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao hơn nó thì nhiệt năng của nó tăng, nếu tiếp xúc với những vật có nhiệt độ thấp hơn nó thì nhiệt năng của nó giảm. Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. 3. Kết luận chung: Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách : thực hiện công và truyền nhiệt. III. NHIỆT LƯỢNG : Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Ký hiệu: Q. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J) IV. VẬN DỤNG: C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt . C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng , của quả bóng với mặt sàn. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: (3’) Dựa vào sơ đồ tư duy giáo viên nêu câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi (Theo sơ đồ tư duy) Thực hiện các bài tập sau:Bài 2: Giải bài 21.1/28(SBT) (Câu C) Bài 3: Giải bài 21.2/28(SBT) (CâuB) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học : (2’) * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. - Làm bài tập 21.3-> 21.6/28(SBT) - Đọc phần có thể em chưa biết. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “ Ôn tập ” X Chuẩn bị: Ôn từ tiết 19 ->25 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Nội dung : * Phương pháp : * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- Bai_21_Nhiet_nang_20150725_092924.doc