Kế hoạch bài học Vật lý 8 bài 12: Sự nổi

I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm

1. Trả lời câu hỏi :

C1: Chịu tác dụng của hai lực P và FA, cùng phương nhưng ngược chiều

C2: a. P > FA: Thì vật chuyển động xuống dưới (Chìm xuống dưới đáy bình)

b. P = FA: Thì vật lơ lửng trong chất lỏng( đứng yên)

c. P < FA: Thì vật chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Vật lý 8 bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ NỔI
 Bài 12 - Tiết: 15 
 Tuần: 15 
 Ngày dạy:24/11/2014
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: 
 Học sinh hiểu được vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
 - Vật chìm xuống khi FA < P.
 - Vật nổi lên khi FA > P.
 - Vật lơ lửng khi P = FA 
 Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V, trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. 
 1.2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, suy luận..
 1.3. Thái độ : Có tinh thần làm việc độc lập và có ý thức bảo vệ môi trường. 
2. TRỌNG TÂM: Điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng
3. CHUẨN BỊ: 
 3.1.Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Một cốc thuỷ tinh to đựng nước; một chiếc đinh, một miếng gỗ; một ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín (làm vật lơ lửng) 
 3.2. Học sinh:- Xem cách làm thí nghiệm bài 12 
 - Tìm hiểu điều kiện vật nổi, chìm của vật 
 - Phân tích các lực ở hình 12.1/43(SGK).
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :(1’) 
 Kiểm tra sĩ số : 8A1 : ......./35 ; 8A2 : ......./30 ; 8A3 : ......./34 
 4.2. Kiểm tra miệng : (3’)
 Nhận xét các mẫu báo cáo thực hành 
 4.3. Bài mới:(35') 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập: (2’)
( Gv dựa vào SGK để giới thiệu bài hoặc cho HS quan sát hiện tượng khi thả một viên bi gỗ và một viên bi sắt vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? 
*HĐ2:Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm. (13 phút)
HS trả lời cá nhân C1 
+ Hs: lên bảng phân tích hai lực (P và FA)
GV: +Vậy phương và chiều có giống nhau không ? 
Hs: Thực hiện C2 
3 HS lần lượt lên bảng biểu diễn các vectơ lực vào hình vẽ và trả lời điền vào các chỗ trống.
 a. Vật chìm xuống dưới.
 b. Vật lơ lửng (vật đứng yên ).
 c. Vật nổi lên trên .
HS thảo luận đưa ra phương án làm thí nghiệm kiểm tra kết luận trên 
+ Đại diện nhóm nêu phương án làm thí nghiệm.
+ Thực hiện thí nghiệm – Báo cáo kết quả – Nhận xét.
+ Qua thí nghiệm em hãy cho biết điều kiện nào để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng 
* GV thông báo: Đối với các chất lỏng không hoà tan trong nước. Chất nào có khối riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước nên dầu nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hoà tan ôxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết 
- Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí rất lớn(NO, NO2,CO2, SO, SO2, H2S)đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người. 
+ Vậy ta có biện pháp GDBVMT như thế nào? 
* Biện pháp GDBVMT:
+ Nơi tập trung đông người trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí( sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thường, xây dựng các ống khói)
+ Hạn chế khí thải độc hại
+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gây sự cố tràn dầu.
*HĐ 3:Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (10’)
Gv treo hình 12.2/44 (hoặc quan sát thí nghiệm theo hình 12.2 ) 
+ HS: Thảo luận và trả lời C3 
C3: Nổi lên vì dmg = dnước 
+ Hs: thực hiện C4 : 	
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và FAcân bằng nhau, vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng .
+ Hs thực hiện cá nhân C5: Câu B
Gv: Vậy khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? 
* HĐ 3: Vận dụng (10’) 
C6 : thực hiện theo nhóm 
GV gợi ý: P = dv .V
 FA = dl .V 
Nhóm 1+2: Cm: dv > dl
Nhóm 3+4: Cm: dv = dl
Nhóm 5+6: Cm: dv < dl
Đại diện HS trình bày bảng kết quả 
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung và cùng Gv nhận xét rút ra kết quả đúng 
+ Trả lời C7 ( Cá nhân) 
+ Thực hiền C8 ( nhóm đôi) 
GV gợi ý: Biết thuỷ ngân có trọng lượng riêng 103000N/m3, thép có trọng lượng riêng 78000/m3.
SỰ NỔI
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm 
1. Trả lời câu hỏi : 
C1: Chịu tác dụng của hai lực P và FA, cùng phương nhưng ngược chiều
C2: a. P > FA: Thì vật chuyển động xuống dưới (Chìm xuống dưới đáy bình)
b. P = FA: Thì vật lơ lửng trong chất lỏng( đứng yên) 
c. P < FA: Thì vật chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng) 
 2. Thí nghiệm: 
 ( SGK) 
3. Kết luận :
Nếu ta thả một vật ở trong lỏng thì: 
+ Vật chìm xuống khi trọng lượng “P” lớn hơn lực đẩy Ac-si-mét “FA”. P > FA
+ Vật nổi lên khi : P < FA
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi : P = FA
II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
* Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
III. Vận dụng: 
C6 : - Vật sẽ chìm xuống khi :
 P > FA => dv >dl
 - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: 
 P = FA=> dV = dl.
 - Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi : 
 P dV < dl.
C7 : dhbi > dn => bi chìm. Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để dtàu tàu nổi 
C8: Thả một hòn thép vào thuỷ ngân thì bi thép nổi lên vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thuỷ ngân. 
. Câu hỏi, bài tập củng cố: (3’) 
 + Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì FA được tính như thế nào? 
 + Giải C9 : FAM = FAN ; FAM PN.
 + Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?(SĐTD)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: (2’)
 * Đối với bài học ở tiết học này : 
 - Học thuộc bài theo nội dung ghi 
 - Làm bài tập 12.1 -> 12.7 SBT 
 - Đọc phần có thể chưa biết 
+ Gv hướng dẫn HS về nhà làm thí nghiệm bỏ muối vào nước thì trứng sẽ nổi .
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : “ Công cơ học”
 * Chuẩn bị : - Quan sát hình 13.1 -> 13.3 
 - Phân tích các lực trong hình vẽ 
 - Tìm hiểu sự phụ thuộc công cơ học 
5. RÚT KINH NGHIỆM: 
* Nội dung : 	
* Phương pháp : 	
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

File đính kèm:

  • docBai_12_Su_noi_20150725_092920.doc
Giáo án liên quan