Kế hoạch bài học Vật lý 7 - Tiết 11, Bài 10: Nguồn âm - Năm học 2014-2015 - Ngô Sơn Lâm

Hoạt dộng 1: Nhận biết nguồn âm:(7 phút)

- Học sinh hoạt động nhóm lắng nghe và ghi ra bảng nhóm những âm thanh nghe được trong 1 phút.

- Giáo vien thu kết quả, ghi nhận.

- Giáo viên giới thiệu đó là những nguồn âm.

? Nguồn âm là gì?

- Học sinh kể tên một số nguồn âm hoàn thành C2.

- Giáo viên giới thiệu một số nguồn âm và cho học sinh lắng nghe.

Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm.(13 phút)

- Giáo viên giới thiệu 3 thí nghiệm trong SGK.

- Học sinh nêu phương án thực hiện.

Thí nghiệm 1: Kéo dây cao su lệch khỏi vị trí cân bằng.

Thí nghiệm 2: Gõ dùi trống vào trống.

Thí nghiệm 3: Dùng búa cao su gõ vào âm thoa.

- Học sinh nêu yêu cầu của thí nghiệm.

- Học sinh hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm trả lời các câu C3, C4, C5 vào phiếu học tập trong thời gian 10 phút.

- Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn.

?Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?

Là vị trí đứng yên nằm trên đường thẳng.

? Dao động là gì?

Là sự rung động (chuyển động) qua lại của dây cao su.

- Giáo viên thu kết quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Vật lý 7 - Tiết 11, Bài 10: Nguồn âm - Năm học 2014-2015 - Ngô Sơn Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II : ÂM HỌC
* MỤC TIÊU CHƯƠNG: 
1). Kiến thức:
-Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
-Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
-Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
-Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
-Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, rắn và không truyền trong chân không.
-Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
-Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
-Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
-Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
-Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
2). Kỹ năng: 
-Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sao, âm thoa.
-Sử dụng được thuật ngữ âm cao (bổng), âm thấp (trầm) và tần số khi so sánh 2 âm.
-Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.
-Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
-Đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
-Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
3). Thái độ:
-Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc khi hoạt động nhóm, yêu thích bộ môn.
-Giáo dục học sinh BVMT khi ô nhiễm tiếng ồn.
Bài: 10 Tiết 11
Tuần dạy: Tuần 11
Ngày dạy: 27/10/2014 	NGUỒN ÂM
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp
Nêu được nguồn âm là vật dao động.
Kỹ năng:
Quan sát, mô tả hiện tượng, rút ra nhận xét.
Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻn, ống sáo, âm thoa,.
Thái độ:
Cẩn thận, chính xác và tính khoa học và yêu thích bộ môn Vật lý.
Vận dụng kiến thức khoa học áp dụng vào cuộc sống.
Giáo dục học sinh ý thức BVMT khi sử dụng giọng nói.
Yêu các loại nhạc cụ dân tộc.
Trọng tâm:
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp
Nêu được nguồn âm là vật dao động.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Bảng phụ. SGK và các câu C.
1 cốc không, 1 cốc có nước,1 sợi dây cao su mảnh,1 dùi và trống , 1 âm thoa và 1 búa cao su,1 cái muốn và 1 cốc thuỷ tinh.-1 quả bóng bàn (hoặc bấc) có dây treo để làm con lắc..
Học sinh: 
Đọc trước nội dung bài.
Đọc bài trước và trả lời câu C1, C2
Thực hiện trước thí nghiệm H10.1 và H10.2 SGK ở nhà và trả lời câu C3, C4.
Tiến trình:
Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
LỚP
TSHS
VẮNG
TÊN HỌC SINH VẮNG
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
Kiểm tra miệng: (3 phút)
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
ĐIỂM
Câu 1: Mặt trời là gì?
Nguồn nước
Nguồn sáng
Nguồm âm
	b) Nguồn sáng
Câu 2: Tìm một số nguồn âm.
, 
_
Bài mới: (36 phút).
	Giới thiệu bài: (1 phút)
	- Các bài học trong chương là gì? Liên hệ với nhau như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt dộng 1: Nhận biết nguồn âm:(7 phút)
Học sinh hoạt động nhóm lắng nghe và ghi ra bảng nhóm những âm thanh nghe được trong 1 phút.
Giáo vien thu kết quả, ghi nhận.
Giáo viên giới thiệu đó là những nguồn âm.
? Nguồn âm là gì?
Học sinh kể tên một số nguồn âm hoàn thành C2.
Giáo viên giới thiệu một số nguồn âm và cho học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm.(13 phút)
Giáo viên giới thiệu 3 thí nghiệm trong SGK.
Học sinh nêu phương án thực hiện.
Thí nghiệm 1: Kéo dây cao su lệch khỏi vị trí cân bằng.
Thí nghiệm 2: Gõ dùi trống vào trống.
Thí nghiệm 3: Dùng búa cao su gõ vào âm thoa.
Học sinh nêu yêu cầu của thí nghiệm.
Học sinh hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm trả lời các câu C3, C4, C5 vào phiếu học tập trong thời gian 10 phút.
Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn.
?Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?
àLà vị trí đứng yên nằm trên đường thẳng.
? Dao động là gì?
àLà sự rung động (chuyển động) qua lại của dây cao su.
Giáo viên thu kết quả.
Các vật khi phát ra âm có đặc điểm gì?
GDBVMT: Để bảo vệ giọng nói ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to ,không hút thuốc lá .
Hoạt động 3:Vận dụng (12 phút)
Học sinh thảo luận thực hiện C6, C7, C8.
Giáo viên hướng dẫn, nhận xét.
Giáo viên gợi ý những loại nhạc cụ thường gặp. (C7)
Học sinh hoạt động nhóm thực hiện C9 thực hiện với bộ thí nghiệm gồm các ống nghiệm chứa nước. (Nội dung này thực hiện ở các lớp có học sinh khá, giỏi).
Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, yêu cầu thí nghiệm như SGK
Học sinh thực hiện trong 5 phút trả lời ở bảng nhóm.
Giáo viên thu kết quả
I.Nhận biết nguồn âm :
C1: 
	Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
C2: Con gà đang gáy, xe đang hoạt động, máy móc hoạt động, 
II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
1. Thí nghiệm :
C3: Dây cao su dao động (rung động) và phát ra âm.
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm. Thành cốc thuỷ tinh có rung động .Nhận biết bằng cách sau:
 + Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, thành cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.
C5:Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách :
 + Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
 + Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
2.Kết luận : 
	Khi phát ra âm , các vật đều dao động hoặc rung động.
III. Vận dụng:
C6: + Xé tờ giấy, búng vào tờ giấy, 
 + Xé lá chuối, búng vào lá chuối, 
C7: + Dây đàn guitar dao động khi được gảy lên làm phát ra âm thanh.
 + Ống tre của đàn T’rưng dao động khi được gõ vào phát ra âm thanh
C8: Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
C9: 	a) Thành ống nghiệm dao động phát ra âm thanh.
	b) Ống nghiệm chứa nhiều nước phát ra âm trầm nhất, ống nghiệm chứa ít nước phát ra âm bổng nhất 
	c) Không khí bên trong ống dao động phát ra âm thanh.
	d) Ống chứa ít nước phát ra âm trầm nhất, ống chứa nhiều nước phát ra âm bổng nhất
Câu hỏi và bài tập củng cố: (2 phút)
	Học sinh đọc nội dung GHI NHỚ ở SGK.
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Câu 1: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy, từ khóa “Nguồn âm”
Câu 2: Học sinh lắng nghe một số âm thanh, cho biết nguồn âm và vật nào dao động tạo ra những âm thanh đó.
Hướng dẫn học sinh tự học: (3 phút)
Ø Đối với bài này:
Học phần GHI NHỚ, đọc phần CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Xem lại các câu C đã thực hiện.
Làm bài tập về nhà 10a, 10b, 10c/ VBT (trang 30)
Ø Đối với tiết sau: “ Độ cao của âm”
Tìm hiểu tại sao ống nghiệm trong C9 phát ra âm trầm, bổng khác nhau?
Nếu có điều kiện gảy trên cùng dây đàn guitar để có âm trầm, bổng, so sánh dây trong hai trường hợp đó..
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
	 	Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngày tháng năm 

File đính kèm:

  • docKHBH_Nguon_Am.doc