Kế hoạch bài học Vật lý 6 - Tiết 14, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Đức Thắng

Hoạt động 2: Kiểm chứng dự đoán. (7p)

Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.

GV: Yêu cầu HS nêu dụng cụ thí nghiệm

GV chiếu slide 5

GV hướng dẫn HS làm thì nghiệm. Bước 1 đo trọng lượng quả nặng: treo lực kế lên giá đỡ, đo trọng lượng của quả nặng. Lưu ý HS điều chỉnh vạch 0 trước khi đo.

GV: Yêu cầu HS làm bước 2: Đo lực kéo theo phương thẳng đứng: Treo quả nặng vào 2 lực kế, kéo từ từ vật lên, ghi kết quả tổng giữa 2 lực kế vào bảng.

HS: Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào vở.

GV chiếu slide 6

GV: Yêu cầu HS trả lời C1

GV chiếu slide 7

C1: Lực kéo có cường độ lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.

HS: Tổng lực lớn hơn trọng lượng của vật.

GV: Đưa ra nhận xét về giả thiết ban đầu.

Hoạt động 3: Rút ra kết luận (5p)

Mục tiêu: HS khẳng định lại được kết luận.

GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2

GV chiếu slide 8

HS: Trả lời C2: ít nhất bằng

C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật

GV: Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C3

C3: - Phải dùng lực lớn.

- Cần nhiều người.

- Dễ xảy ra tai nạn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Vật lý 6 - Tiết 14, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 – tiết PPCT: 14 
Ngày dạy: ..../....../......
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
 1- MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức: 
- Biết được lực cần tác dụng để nâng một vật lên theo phương thẳng đứng so với trọng lượng của vật.
1.2. Kĩ năng: 
- Biết làm thí nghiệm so sánh lực nâng vật so với trọng lượng của vật.
- Nhận biết được những ứng dụng của máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
1.3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học bài và làm thí nghiệm.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
- Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
- Các máy cơ đơn giản
3- CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: 
Cho mỗi nhóm HS: 2 lực kế có GHD 3N, 1 quả nặng 200g
3.2. Học sinh: 
Kiến thức bài cũ và chuẩn bị bài mới.
 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện(1p)
 6A1: 
 6A2..
 6A3: 
 6A4..
 6A5: 
 6A6: 
4.2. Tiến trình bài học.
Giới thiệu bài học: Tổ chức tình huống (1p)
Một chiếc ống bê tông nặng bị lăng xuống mương, làm thế nào để đưa chiếc ống đó lên?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Hoạt động 1: Đặt vấn đề kéo vật lên theo phương thẳng đứng (5p)
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học đưa ra được dự đoán.
GV chiếu slide 3
GV: Khi cái cống đang nằm trên mặt đất thì nó chịu tác dụng của những lực nào? 
HS: Cống chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy của mặt đất.
GV: Cống đang nằm yên vậy thì 2 lực đó như thế nào?
HS: Hai lực đó cân bằng với nhau. 
GV: Hai lực đó cân bằng, tức là lực đẩy của mặt đất có độ mạnh bằng với trọng lượng của vật. Vậy thì để nâng vật lên ta cần tác dụng một lực như thế nào so với trọng lượng của vật? Lớn hơn, bé hơn, hay bằng?
HS: Dự đoán: Lực phải lớn hơn.
GV: Thông báo dự đoán
Bây giờ chúng ta sẽ kiểm chứng bằng thí nghiệm. 
Hoạt động 2: Kiểm chứng dự đoán. (7p)
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
GV: Yêu cầu HS nêu dụng cụ thí nghiệm
GV chiếu slide 5
GV hướng dẫn HS làm thì nghiệm. Bước 1 đo trọng lượng quả nặng: treo lực kế lên giá đỡ, đo trọng lượng của quả nặng. Lưu ý HS điều chỉnh vạch 0 trước khi đo.
GV: Yêu cầu HS làm bước 2: Đo lực kéo theo phương thẳng đứng: Treo quả nặng vào 2 lực kế, kéo từ từ vật lên, ghi kết quả tổng giữa 2 lực kế vào bảng.
HS: Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào vở.
GV chiếu slide 6
GV: Yêu cầu HS trả lời C1
GV chiếu slide 7
C1: Lực kéo có cường độ lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
HS: Tổng lực lớn hơn trọng lượng của vật.
GV: Đưa ra nhận xét về giả thiết ban đầu.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận (5p)
Mục tiêu: HS khẳng định lại được kết luận.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2
GV chiếu slide 8
HS: Trả lời C2: ít nhất bằng
C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C3
C3: - Phải dùng lực lớn. 
Cần nhiều người.
Dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu máy cơ đơn giản (15p)
Mục tiêu: HS nhận biết được một số máy cơ đơn giản và ứng dụng của chúng trong cuộc sống
GV chiếu slide 9-slide 11
Mở rộng: Trong thực tế người ta thường dùng tấm ván đặt nghiêng, xà beng, ròng rọc để di chuyển hoặc nâng các đồ vật một cách nhẹ nhàng, nhưng quãng đường di chuyển sẽ dài hơn. Trong hình 13.6, hình bên phải có 2 cái ròng rọc, một cái cố định và 1 cái di chuyển được. Cái di chuyển được trong hệ thống ròng rọc đó được gọi là pa-lăng. 
GV chiếu slide 12
HS: dễ dàng/máy cơ đơn giản.
GV giới thiệu một số ứng dụng của máy cơ đơn giản trong thực tế.
GV chiếu slide 13 – slide 21
GV yêu cầu HS làm câu C4
GV chiếu slide 22
GV: Yêu cầu 1 HS đọc và tóm tắt C5
HS: Tóm tắt C5
GV chiếu slide 23
GV: Tính trọng lượng của vật thế nào?
HS: P = m x 10
GV: Lực 4 người tác dụng được tính thế nào?
HS: Bằng lực của 1 người x 4.
GV: So sánh tổng lực với trọng lượng thì thế nào? Có nâng vật lên được không? Vì sao?
C5: Tóm tắt: 
m = 200kg
F1 = 400N
4 người có nâng được hay không?
Giải: 
Trọng lượng của ống là: 
P = m x 10 
= 200 x 10 = 2000(N)
Tổng lực của 4 người là: 
F = 4 x F1 
= 4 x 400 = 1600(N)
Ta thấy F < P nên 4 người không nâng được ống lên.
HS: Tổng lực bé hơn, vì vậy không nâng vật lên được.
GV: Yêu cầu HS tìm ví dụ, C6
C6: Cái kìm, dốc để dắt xe,.....
GV chiếu slide 24-27
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm slide 28, 29
* ĐHN: Vận dụng các bài học về các loại máy cơ đơn giản giúp chúng ta trong những ngành nghề như: xây dựng, vận chuyển hàng hóa,....
Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
Đặt vấn đề.
Dự đoán: Cần tác dụng một lực có cường độ lớn hơn trọng lượng của vật.
Thí nghiệm: 
Kết luận
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
Các máy cơ đơn giản
Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
Các máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
4.4. Tổng kết (6p) Slide 31
- Để nâng vật lên theo phương thẳng đứng cần lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
4.5. Hướng dẫn học tập: (5p) Slide 32
*Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học ghi nhớ
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Làm tất cả các bài tập trong SBT
- Hướng dẫn làm bài tập.
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: “Mặt phẳng nghiêng”.
Đọc trước thí nghiệm và làm câu C6.
5- PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docBai_13_May_co_don_gian.doc