Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 66+67: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa

Hoạt động 1: Khám phá, điều khiển các hình không gian:

Gv: Giới thiệu và thực hiện qua thao tác gấp hình phẳng để tạo hình không gian.

 Qua các thao tác thầy vừa tực hiện kết hợp SGK và cho biết để gấp hình phẳng thành hình không gian, ta làm thế nào?

Hs: Tham khảo Sgk và thực hành trên máy tính để tìm ra câu trả lời

Gv: Quan sát HS làm việc

Hs: Trả lời câu hởi

Gv: Nhận xét và bổ sung kiến thức.

Hs: Lắng nghe, tiếp thu và ghi vở.

Gv: Ngược lại, ta có thể mở hình không gian thành hình phẳng hay không?

Hs: Có thể mở hình không gian thành hình phẳng.

Gv: Vậy để mở mở hình không gian thành hình phẳng ta làm như thế nào?

Hs: Nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi.

Gv: Nhận xét và giới thiệu lại:

Hs: Lắng nghe và ghi vở

Gv: Giới thiệu thêm một số lệnh có thể thực hiện đối với hình phẳng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 66+67: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần - Tiết 66 - 67
 Ngày dạy: / /2016
QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN
VỚI PHẦN MỀM YENKA
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết cách gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; biết thêm một số chức năng nâng cao của phần mềm.
 - Học sinh hiểu được các bước thực hiện việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm để thuận lợi cho thao tác trên phần mềm.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết và hiểu các kiến thức, thao tác đã được học để thực hành thành thạo các thao tác trên phần mềm.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Gấp giấy thành hình không gian.
- Một số chức năng nâng cao
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Yenka hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
 Gọi học sinh lên thực hiện lại các thao tác thay đổi kích thước, vị trí, màu sắc của các hình cho trước.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khám phá, điều khiển các hình không gian:
Gv: Giới thiệu và thực hiện qua thao tác gấp hình phẳng để tạo hình không gian.
 Qua các thao tác thầy vừa tực hiện kết hợp SGK và cho biết để gấp hình phẳng thành hình không gian, ta làm thế nào?
Hs: Tham khảo Sgk và thực hành trên máy tính để tìm ra câu trả lời
Gv: Quan sát HS làm việc
Hs: Trả lời câu hởi
Gv: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
Hs: Lắng nghe, tiếp thu và ghi vở.
Gv: Ngược lại, ta có thể mở hình không gian thành hình phẳng hay không?
Hs: Có thể mở hình không gian thành hình phẳng.
Gv: Vậy để mở mở hình không gian thành hình phẳng ta làm như thế nào?
Hs: Nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và giới thiệu lại:
Hs: Lắng nghe và ghi vở
Gv: Giới thiệu thêm một số lệnh có thể thực hiện đối với hình phẳng.
5. Một số chức năng nâng cao:
a. Thay đổi mẫu thể hiện hình:
Gv: Giới thiệu: Đối với các mặt của hình không gian, ta không những có thể thay đổi màu mà còn thay đổi được kiểu và mẫu thể hiện. Ví dụ, ta có thể “lát” mặt xung quanh của hình trụ bằng mẫu hình viên gạch
Hs: Nghe và ghi và GV thực hành mẫu học sinh quan sát và thực hành theo.
Gv: Nghiên cứu SGK và cho biết các thao tác để có thể thựuc hiện được những vấn đề nêu trên.
Hs: Tham khảo SGK và trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung câu trả lời.
Gv: Giới thiệu chức năng quay hình trong không gian của phần mềm.
Hs: Quan sát, lắng nghe gv giới thiệu.
Gv: Gọi 1-2 học sinh thực hiện lại thao tác quay hình trong không gian.
Hs: Thực hiện thao tác.
Gv: Chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Thực hành.
Gv: Cho HS thực hành tổng hợp các mục:
+ Gấp hình phẳng để tạo hình không gian
+ Mở hình không gian thành hình phẳng
+ Thay đổi mẫu thể hiện hình
+ Quay hình trong không gian
Hs: Thực hành .
4. Khám phá, điều khiển các hình không gian
e. Gấp giấy thành hình không gian:
* Gấp hình phẳng để tạo hình không gian:
Để thực hiện việc gấp một hình phẳng thành hình không gian ta làm các thao tác sau:
+ Chọn đối tượng hoặc trong hộp công cụ. Kéo thả đối tượng này vào giữa màn hình.
+ Kéo thả chuột để thực hiện thao tác "gấp" hình phẳng này thành hình không gian tương ứng.
 Có thể xem quá trình gấp một cách tự động bằng cách: 
 + Nháy đúp chuột lên đối tượng để mở hộp thoại tính chất.
 + Chọn lệnh Fold.
* Mở hình không gian thành hình phẳng:
- Đối với các hình khối không gian (hình trụ, lăng trụ, chóp), trong hộp hội thoại tính chất nếu thực hiện lệnh Open sẽ biến đổi hình không gian 3D này thành "hình phẳng". 
 Đối với hình phẳng, các lệnh sau đây có thể thực hiện:
+ Flatten: Tự động làm phẳng hình này trong mô hình.
+ Fold: Tự động gấp lại về tình trạng đã đánh dấu trước đó bởi lệnh Store angles.
+ Store angles: Cố định vị trí của lệnh gấp lại. Lệnh này chỉ có tác dụng khi đang thực hiện lệnh Fold.
+ Convert to Shape: Chuyển trạng thái hình phẳng thành hình 3D. Lệnh này chỉ có tác dụng khi đã thực hiện xong việc gấp hoàn toàn hình phẳng bởi lệnh Fold
5. Một số chức năng nâng cao:
a. Thay đổi mẫu thể hiện hình:
- Thao tác thựuc hiện:
+ Bước 1: Nháy đúp chuột để mở hộp thoại tính chất của hình
+ Bước 2. Chọn lệnh thay đổi kiểu bề mặt Surface appearance. 
+ Bước 3. Trong hộp thoại tiếp theo, chọn Use material và chọn mẫu trong danh sách Material phía dưới.
b. Quay hình trong không gian:
Trong hộp thoại tính chất hình, em có thể quay hình theo các cách khác nhau trong không gian.
- Khung Rotation có các lệnh cho phép cho phép quay hình theo các cách khác nhau: 
+ Quay theo trục ngang.
+ Quay theo trục dọc
+ Quay theo trục thẳng đứng.
+ Trở lại vị trí ban đầu..
 Học sinh thực hành trên phần mềm Yenka.
Tổng kết. (20 phút)
 - Cho học sinh thực hành các thao tác đã được học trên phần mềm Yenka. 
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docQuan_sat_hinh_khong_gian_voi_phan_mem_Yenka.doc