Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 47, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa

Đặt vấn đề: (5p)

Gv: Các em hãy chú ý quan sát hai ví dụ sau:

VD1: Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100

S = 1 + 2 + 3 + . . .+100.

VD2: Viết chương trình nhập vào các số cho đến khi gặp 0 thì dừng lại. Tính tổng các số vừa nhập.

? Em hãy cho biết số lần lặp của hai ví dụ trên.

? Với số lần lặp đó thì ta sử dụng câu lệnh nào để viết chương trình.

Hs: Suy nghĩ và trả lời.

Gv:Ví dụ 1: Số lần lặp là 100 và sử dụng câu lệnh lặp For Do để viết chương trình.

Ví dụ 2: Số lần lặp là chưa biết. Và đây là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động : Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước: (27p)

Gv: Sau đây thầy có một số ví dụ về số lần lặp chưa biết trước:

Ví dụ 1: Gieo hai hạt xúc sắc cho đến khi được hai mặt có cùng số nút.

Ví dụ 2: Thử nhiều chìa khóa vào một ổ khóa cho đến khi tìm được đúng chìa khóa của ổ khóa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 47, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24 - Tiết 47
 Ngày dạy: 08/02/2016
 Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Học sinh biết trong cuộc sống hằng ngày có nhiều hoạt động được thưc hiện với số lần lặp lại không xác định.
 - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
 - Học sinh hiểu được hai ví dụ sách giáo khoa đưa ra, qua đó hiểu được mô tả sơ đồ khối hình 39.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc cho ví dụ trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp đi lặp lại với số lần chưa biết trước.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc phân tích bài toán để đi đến thuận toán cho một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án, ĐDDH
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
Em hãy nêu cú pháp và ngữ nghĩa của câu lệnh lặp với số lần xác định trước (For  to  do)?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đặt vấn đề: (5p)
Gv: Các em hãy chú ý quan sát hai ví dụ sau:
VD1: Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100
S = 1 + 2 + 3 + . . .+100.
VD2: Viết chương trình nhập vào các số cho đến khi gặp 0 thì dừng lại. Tính tổng các số vừa nhập.
? Em hãy cho biết số lần lặp của hai ví dụ trên.
? Với số lần lặp đó thì ta sử dụng câu lệnh nào để viết chương trình.
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv:Ví dụ 1: Số lần lặp là 100 và sử dụng câu lệnh lặp ForDo để viết chương trình.
Ví dụ 2: Số lần lặp là chưa biết. Và đây là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động : Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước: (27p)
Gv: Sau đây thầy có một số ví dụ về số lần lặp chưa biết trước:
Ví dụ 1: Gieo hai hạt xúc sắc cho đến khi được hai mặt có cùng số nút.
Ví dụ 2: Thử nhiều chìa khóa vào một ổ khóa cho đến khi tìm được đúng chìa khóa của ổ khóa.
Gv: Ngoài hai ví dụ trên thì em hãy lấy một số ví dụ về số lần lặp chưa biết trước?
Hs: Cho ví dụ.
Gv: Yêu cầu 2-3 em HS đọc ví dụ 1 (67 - SGK) và cả lớp chú ý nghe bạn đọc.
Hs: Lắng nghe bạn đọc và chú ý vào SGK.
Gv: Phân tích và giảng giải ví dụ:
? Long sẽ lặp lại hoạt động gọi điện mấy lần trong từng tình huống trên.
Hs: Nghe giảng và trả lời các câu hỏi.
Gv: Yêu cầu 2-3 em HS đứng dậy đọc ví dụ 2 (67 - SGK) và cả lớp chú ý nghe bạn đọc.
Hs: Lắng nghe bạn đọc và chú ý vào SGK.
Gv: Hướng dẫn HS xây dựng thuật toán.
Hs: Xem hướng dẫn và xây dựng thuật toán.
Gv: Giới thiệu sơ đồ khối
Gv: Từ sơ đồ khối trên hãy viết sơ đồ khối cho ví dụ thứ hai?
Hs: Thảo luận nhóm và viết sơ đồ khối.
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
Ví dụ 1: (67 - SGK)
Ví dụ 2: Thuật toán:
Bước 1: S ← 0, n ← 0.
Bước 2: Nếu S<=1000, n ← n+1, chuyển tới bước 4.
Bước 3: S ← S+n và quay lại bước 2.
Bước 4: In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S>1000. Kết thúc thuật toán.
Ta có sơ đồ khối: 
Để viết chương trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp như trong các ví dụ trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa biết trước
Tổng kết. (3 phút)
Trong các hoạt động dưới đây hoạt động nào là hoạt động lặp với số lần chưa biết trước?
* Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 20. 
* Nhập vào 1 số cho đến khi số nhập vào là số chẵn thì dừng. 
* Nhập các số nguyên từ bàn phím cho đến khi đủ 50 số. 
* Mỗi ngày học bài 2 lần.
* Sữa lỗi một đoạn văn sau khi đánh máy.
 * Đếm số bước đi từ nhà đến trường.
*Tìm số n sao cho n là số nguyên dương lớn nhất nhỏ hơn 100.
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập 1 và 2 sách giáo khoa.
- Về nhà xem lại các thuật toán trong ví dụ 2 (Sgk) đã được học.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước và tìm hiểu trước mục 2 và mục 3 để chuẩn bị cho tiết sau:
 + Tìm hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong Pascal.
 + Tìm hiểu trước ví dụ 4 và 5 sách giáo khoa.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docBai_8_Lap_voi_so_lan_chua_biet_truoc.doc