Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 43: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa
3. Đối tượng hình học.( 7’)
a. Khái niệm đối tượng hình học:
Gv: Các em đã học toán hình học. Một em hãy dựa vào các kiến thức toán học và kết hợp Sgk cho thầy biết có các đối tượng hình học nào?
Hs: Suy nghĩ trả lời. Hs khác nhận xét.
Gv: Chính xác hóa và cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Gv: Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc và đối tượng phụ.
Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu kỉ về 2 đối tượng: đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.
b. Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc: (18’)
Khái niệm:
Gv: Các em nghiên cứu Sgk và cho thầy biết đối tượng tự do là gì?
Hs: Tìm hiểu và trả lời.
Gv: Vậy Đối tượng phụ thuộc là gì?
Hs: Suy nghĩ trả lời. Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Gv: Chính xác hóa khái niệm.
Hs: Lắng nghe, ghi bài.
Gv: Để hiểu hơn khái niệm này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số ví dụ.
Ví dụ:
Đầu tiên ta đi tìm hiểu ví dụ: Điểm thuộc đường thẳng.
Gv: Một em hãy trình bày quan hệ điểm thuộc đường thẳng?
Hs: Trả lời.
Gv: Cho đường thẳng d. Yêu cầu Hs lên thực hiện tạo điểm A thuộc đường thẳng d.
Hs: Lên thực hiện.
Tuần 23 - Tiết 43 Ngày dạy: 25/01/2016 HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động: - Học sinh biết khái niệm đối tượng hình học là gì? Đối tượng tự do, đối tượng phụ thuộc là gì? ; Biết cách làm hiển thị và ẩn danh sách các đối tượng trên màn hình. - Học sinh hiểu được khái niệm đối tượng hình học là gì? Đối tượng tự do, đối tượng phụ thuộc là gì? Hiểu 3 ví dụ sách giáo khoa đưa ra để có thể phân biệt, xác định được một đối tượng là đối tượng tự do hay đối tượng phụ thuộc. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc phân biệt và xác định được một đối tượng là đối tượng tự do hay đối tượng phụ thuộc; thực hiện được việc hiển thị/ẩn danh sách các đối tượng trên màn hình. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo phân biệt và xác định được một đối tượng là đối tượng tự do hay đối tượng phụ thuộc; việc hiển thị/ẩn danh sách các đối tượng trên màn hình. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Tìm hiểu các khái niệm: Đối tượng hình học; đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. - Cách hiển thị/ẩn danh sách các đối tượng trên màn hình. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Geogebra hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: (5 phút) Câu 1: Em hãy thực hiện thao tác tạo 2 điểm A’,B’ đối xứng với A,B qua đường thẳng d? Câu 2: Một em hãy tạo tam giác A’B’C’ đối xứng với tam giác ABC qua đường thẳng d? Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 3. Đối tượng hình học.( 7’) a. Khái niệm đối tượng hình học: Gv: Các em đã học toán hình học. Một em hãy dựa vào các kiến thức toán học và kết hợp Sgk cho thầy biết có các đối tượng hình học nào? Hs: Suy nghĩ trả lời. Hs khác nhận xét. Gv: Chính xác hóa và cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. Gv: Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc và đối tượng phụ. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu kỉ về 2 đối tượng: đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. b. Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc: (18’) Khái niệm: Gv: Các em nghiên cứu Sgk và cho thầy biết đối tượng tự do là gì? Hs: Tìm hiểu và trả lời. Gv: Vậy Đối tượng phụ thuộc là gì? Hs: Suy nghĩ trả lời. Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. Gv: Chính xác hóa khái niệm. Hs: Lắng nghe, ghi bài. Gv: Để hiểu hơn khái niệm này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số ví dụ. Ví dụ: Đầu tiên ta đi tìm hiểu ví dụ: Điểm thuộc đường thẳng. Gv: Một em hãy trình bày quan hệ điểm thuộc đường thẳng? Hs: Trả lời. Gv: Cho đường thẳng d. Yêu cầu Hs lên thực hiện tạo điểm A thuộc đường thẳng d. Hs: Lên thực hiện. Gv: Trường hợp này đối tượng điểm A có quan hệ thuộc đối tượng đường thẳng d. (Gv vẽ thêm điểm B không thuộc d) ? Các em hãy cho biết 2 đối tượng điểm A và B, đối tượng điểm nào là đối tượng tự do, đối tượng điểm nào là đối tượng phụ thuộc? Vì sao? (Gợi ý: Đối tượng điểm A phụ thuộc vào đối tượng nào?) Hs: Suy nghĩ, trả lời. Gv: Chính xác hóa. Gv: Một em hãy trình bày quan hệ đường thẳng đi qua hai điểm? Hs: Trả lời. Gv: Cho 2 điểm A,B. Yêu cầu Hs lên thực hiện vẽ đường thẳng đi qua A,B. Hs: Lên thực hiện yêu cầu. Gv: Các em hãy cho biết các đối tượng điểm A và B, đường thẳng đi qua A,B thì đối tượng nào là đối tượng tự do, đối tượng nào là đối tượng phụ thuộc? Vì sao? (Gợi ý: Đối tượng đường thẳng phụ thuộc vào đối tượng nào?) Hs: Suy nghĩ, trả lời. Gv: Chính xác hóa. Gv: Tương tự ta tìm hiểu ví dụ 3: Cho trước một hình tròn và một đường thẳng.Yêu cầu Hs thực hiện tạo giao điểm của 2 đối tượng trên? Hs: Thực hiện yêu cầu. Gv: Các em cho thầy biết giao điểm của 2 đối tượng trên là đối tượng tự do hay là đối tượng phụ thuộc. Vì sao? Hs: Suy nghĩ trả lời. Gv: Chính xác hóa. c. Danh sách các đối tượng trên màn hình: (5’) Gv: Một em quan sát hình và cho thầy biết đâu là khung danh sách các đối tượng? Hs: Lên bảng chỉ khung danh sách các đối tượng. Gv: Đưa ra trường hợp khung danh sách bị ẩn đi. ? Làm thế nào để làm hiển thị danh sách các đối tượng trên màn hình? Hs: Lên thực hiện việc hiển thị danh sách các đối tượng. Gv: Bạn đã thực hiện như thế nào? Hs: Trả lời. Gv: Còn có cách nào khác nhanh hơn không? Hs: Trả lời. Gv: Chính xác hóa thao tác. 3. Đối tượng hình học. a. Khái niệm đối tượng hình học: - Một hình hình học sẽ bao gồm nhiều đối tượng cơ bản. - Các đối tượng hình học cơ bản bao gồm: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn. - Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc và đối tượng phụ. b. Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc: Khái niệm: - Một đối tượng không phụ thuộc vào bất kì một đối tượng nào khác được gọi là đối tượng tự do. - Các đối tượng còn lại gọi là đối tượng phụ thuộc. Ví dụ: - Điểm thuộc đường thẳng: Cho trước một đường thẳng, xác định một điểm thuộc đường thẳng à Quan hệ thuộc. - Đường thẳng đi qua hai điểm: Cho trước hai điểm, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm này à Quan hệ đi qua. - Giao của hai đối tượng hình học: Cho trước một hình tròn và một đường thẳng. Dùng công cụ xác định giao điểm của hai đối tượng à quan hệ giao nhau. c. Danh sách các đối tượng trên màn hình: Để hiện/ẩn khung danh sách các đối tượng trên màn hình ta thực hiện như sau: Dùng lệnh Hiển thị à Hiển thị danh sách đối tượng. Hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + A. Tổng kết. (5 phút) - Cho học sinh thực hành các kiến thức đã được học trong tiết này trên phần mềm Geogebra. Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. - Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện). Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước và tìm hiểu tiếp mục 3: Mục d: Thay đổi thuộc tính của đối tượng để tiết sau chúng ta học: 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Hoc_ve_hinh_voi_phan_mem_Geogebra.doc